Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự lựa chọn đối tác của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
172
Kích thước
4.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1884

Sự lựa chọn đối tác của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Tạ Thị Kim Son

SỰ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HÔN NHÂN

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Tạ Thị Kim Son

SỰ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HÔN NHÂN

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm Lý Học

Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

LỜI CAM ĐOAN

Trong luận văn “Sự lựa chọn đối tác của sinh viên trường Đại học Sư Phạm

Thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các

thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý, và được trích dẫn trong luận văn

theo đúng quy định.

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện, các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, và chưa được sử dụng

trong bất kỳ luận văn nào.

TP.HCM, ngày 30 tháng 8 năm 2018

Tác giả

Tạ Thị Kim Son

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ

Chí Minh, phòng Sau đại học, cán bộ công nhân viên nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa

Tâm lý học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.

Chân thành cảm ơn các giảng viên trong và ngoài khoa Tâm Lý Học đã truyền đạt

cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong

quá trình học tập.

Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – GS.TS Đoàn Văn Điều

đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.

Cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã nhiệt tình giúp tôi

có thể hoàn thành tốt quá trình thu thập số liệu.

Trân trọng cảm ơn!

TP.HCM, ngày 30 tháng 8 năm 2018

Tác giả

Tạ Thị Kim Son

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký tự viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................... 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VỀ SỰ

LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN . 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân ............................... 6

1.1.1. Nước ngoài................................................................................................6

1.1.2. Trong nước................................................................................................8

1.2. Một số khái niệm chính của đề tài ................................................................... 12

1.2.1. Hôn nhân.................................................................................................12

1.2.2. Đối tác trong hôn nhân............................................................................14

1.2.3. Sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân ........................................................14

1.3. Cơ sở lý luận về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên ................ 15

1.3.1. Một số quan điểm về tình yêu và hôn nhân............................................16

1.3.2. Một số quan điểm về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân......................28

1.4. Đặc điểm của thanh niên sinh viên .................................................................. 38

1.4.1. Thể chất...................................................................................................38

1.4.2. Hoạt động chủ đạo ..................................................................................38

1.4.3. Nhận thức................................................................................................39

1.4.4. Tình cảm .................................................................................................39

1.4.5. Nhân cách ...............................................................................................41

1.4.6. Vai trò xã hội ..........................................................................................45

Tiểu kết chương 1.............................................................................. 48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TRONG

HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ....................................................... 50

2.1. Cách thức tổ chức nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh

viên. .......................................................................................................................... 50

2.1.1. Giai đoạn khảo sát thăm dò.....................................................................51

2.1.2. Giai đoạn khảo sát chính thức.................................................................51

2.1.3. Giai đoạn xử lý và viết luận văn.............................................................53

2.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu.................................................................. 53

2.3. Kết quả nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên....... 54

2.3.1. Thực trạng chung về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên 54

2.3.2. Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo giới tính..................................64

2.3.3. Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo tình trạng mối quan hệ...........69

2.3.4. Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo năm sinh.................................76

2.3.5. Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo khoa .......................................87

Tiểu kết chương 2.............................................................................. 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 105

PHỤ LỤC......................................................................................... 109

 Phiếu Thăm Dò Ban Đầu.............................................................................109

 Phiếu Khảo Sát Chính Thức ........................................................................111

 Kết Quả Khảo Sát........................................................................................117

 Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS .................................................................160

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

SV Sinh viên

TLH Tâm lý học

ĐL Địa lí

ĐHSP Đại học Sư Phạm

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

HN Hôn nhân

ĐT Đối tác

ĐTB Điểm trung bình

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................ 54

Bảng 2.2: Mô tả lựa chọn của sinh viên với các quan điểm về đối tác trong hôn nhân 55

Bảng 2.3: Mô tả lựa chọn của sinh viên với các quan điểm về hôn nhân ..................... 58

Bảng 2.4: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các giá trị của đối tác trong hôn nhân....... 59

Bảng 2.5: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các nội dung tính cách của đối tác trong hôn

nhân .................................................................................................................... 61

Bảng 2.6: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các thói quen không tốt ở đối tác trong hôn

nhân .................................................................................................................... 62

Bảng 2.7: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn đối tác

trong hôn nhân.................................................................................................... 63

Bảng 2.8: Kiểm nghiệm tương quan Pearson các lựa chọn đối tác của sinh viên......... 64

Bảng 2.9: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của

sinh viên theo giới tính ....................................................................................... 65

Bảng 2.10: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo

giới tính............................................................................................................... 66

Bảng 2.11: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo giới

tính...................................................................................................................... 67

Bảng 2.12: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo giới

tính...................................................................................................................... 67

Bảng 2.13: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh

viên theo giới tính............................................................................................... 68

Bảng 2.14: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của

sinh viên theo tình trạng mối quan hệ ................................................................ 69

Bảng 2.15: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo

tình trạng mối quan hệ........................................................................................ 71

Bảng 2.16: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo tình

trạng mối quan hệ ............................................................................................... 73

Bảng 2.17: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo tình

trạng mối quan hệ ............................................................................................... 74

Bảng 2.18: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh

viên theo tình trạng mối quan hệ ........................................................................ 75

Bảng 2.19: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của

sinh viên theo năm sinh ...................................................................................... 77

Bảng 2.20: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo

năm sinh.............................................................................................................. 78

Bảng 2.21: Sự khác biệt trong lựa chọn các giá trị chung ở đối tác trong hôn nhân của

sinh viên theo năm sinh ...................................................................................... 81

Bảng 2.22: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo năm

sinh ..................................................................................................................... 82

Bảng 2.23: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo năm

sinh ..................................................................................................................... 84

Bảng 2.24: Sự khác biệt trong lựa chọn các yếu tố tác động của sinh viên theo năm sinh

............................................................................................................................ 84

Bảng 2.25: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh

viên theo năm sinh.............................................................................................. 86

Bảng 2.26: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của

sinh viên theo khoa............................................................................................. 88

Bảng 2.27: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo

khoa .................................................................................................................... 89

Bảng 2.28: Sự khác biệt trong lựa chọn các giá trị chung ở đối tác trong hôn nhân của

sinh viên theo khoa............................................................................................. 92

Bảng 2.29: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách ở đối tác trong hôn nhân

của sinh viên theo khoa ...................................................................................... 93

Bảng 2.30: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt ở đối tác trong hôn

nhân của sinh viên theo khoa ............................................................................. 95

Bảng 2.31: Sự khác biệt trong lựa chọn các yếu tố tác động đến lựa chọn đối tác trong

hôn nhân của sinh viên theo khoa ...................................................................... 96

Bảng 2.32: Các phương pháp được SV lựa chọn có sự khác biệt theo khoa ................ 97

1

MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

HN (Hôn nhân) và gia đình là một đề tài vô cùng rộng lớn và thu hút sự nghiên cứu

mạnh mẽ của các nhà khoa học thuộc các ngành xã hội nói chung và đặc biệt là ngành

TLH (tâm lý học) nói riêng nhầm tìm hiểu các hiện tượng tâm lý đa dạng và phong phú

của con người trong các mối quan hệ HN và gia đình. Bởi vì gia đình là nền tảng, tế bào

của xã hội; HN có hạnh phúc thì gia đình mới ấm êm, và gia đình góp phần xây dựng xã

hội vững chắc và phát triển.

Từ thời kỳ chế độ phong kiến, dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, khi bàn về vấn đề

HN thì ông bà ta thường quan niệm “trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng” hay “nữ thập

tam, nam thập lục” – có nghĩa là gái thì mười ba tuổi gả chồng, trai thì mười sáu tuổi

cưới vợ. HN là chuyện không chỉ riêng của lứa đôi vợ chồng mà còn là chuyện của cả

dòng họ, gia đình hai bên như ta thường nghe câu “môn đăng hộ đối” – tức chỉ sự tương

xứng của hai gia đình với nhau về học thức, địa vị, gia cảnh….. Như Khổng Tử đã đưa

ra để lựa chọn một người phụ nữ cần dựa trên các tiêu chí như “công dung ngôn hạnh”

và phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ngày nay vấn đề HN có sự

khác biệt nhiều so với trước đây, bởi xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển

mạnh mẽ về kinh tế – văn hóa – xã hội và hội nhập với thế giới. Con người Việt Nam

không chỉ có cơ hội mở rộng tri thức, tiếp thu và kế thừa các thành tựu khoa học kỹ thuật

tiên tiến của thế giới nhầm phát triển nền kinh tế đất nước mà còn mở rộng phạm vi giao

lưu văn hóa xã hội, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ các nước trên thế giới. Điều đó cũng

cho thấy rằng các quan niệm về HN, lựa chọn ĐT (đối tác) trong HN của con người Việt

Nam cũng có chịu sự ảnh hưởng. Dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thì bộ luật HN và gia đình được ban hành ngày 19/06/2014 theo Quốc Hội số

52/2014/QH13. Trong đó tại điểm 1 điều 2 chỉ ra rằng “HN tự nguyện, tiến bộ, một vợ

một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Và tại điều 3 khoản 1 giải thích rằng “HN là quan hệ

giữa vợ chồng sau khi kết hôn” và khoản 5 giải thích “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập

2

quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký

kết hôn”.(Quốc hội số 52/2014/QH13, ban hành 19/06/2014 và có hiệu lực từ

01/01/2015) Theo Tổng cục thống kê điều tra dân số và nhà ở năm 2009 chỉ ra rằng Việt

Nam đang có xu hướng kết hôn muộn hơn cũng như là độ tuổi kết hôn lần đầu được nâng

lên cao hơn. (Tổng cục thống kê, 2011)

Theo Nghị Quyết số 11-NQ/TW ngày 03/06/2017 Hội nghị lần thứ năm ban chấp

hành trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

đã chỉ rõ mục tiêu cụ thể của nước ta đến năm 2020 là “Phấn đấu hoàn thiện một bước

đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các

chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế” (Ban chấp

hành trung ương, 03/06/2017). Để góp phần phấn đấu xây dựng đất nước đạt được mục

tiêu này thì SV là thế hệ trẻ với sức sống dồi dào và sự linh hoạt là nguồn lực mạnh mẽ

nhất. Theo Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội: Luật Giáo Dục Đại Học đã chỉ ra mục

tiêu cụ thể của đào tạo trình độ đại học là “để SV (sinh viên) có kiến thức chuyên môn

toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản,

có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào

tạo”.(Quốc hội số 08/2012/QH13, ban hành18/06/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2013)

Đồng thời theo giáo trình “TLH người trưởng thành” thì SV là độ tuổi đang trong quá

trình lập nghiệp và lập thân, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ tình cảm cấp cao mà đặc biệt

là tình yêu nam nữ (Trần Thị Thu Mai, 2013). Vì vậy SV là đối tượng cần được quan

tâm nhiều hơn hết trong các đề tài nghiên cứu về gia đình nhầm định hướng góp phần

không chỉ xây dựng HN bền vững, gia đình hạnh phúc mà còn góp phần xây dựng đất

nước ngày càng phát triển.

Đăng trên tạp chí TLH số 4/2010 thì có bài “Định hướng giá trị trong việc lựa chọn

bạn đời của SV” đã nghiên cứu trên các tiêu chí về trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức,

ngoại hình …..(Nguyễn Văn Lượt & Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, 2010). Đăng trên tạp chí

Xã Hội Học số 4/2001 thì có bài “Một số cách tiếp cận nghiên cứu về HN” đã đưa ra các

cách tiếp cận như tiếp cận về kinh tế, hay theo Dixon (1971) đưa ra 3 yếu tố về khả năng

3

lựa chọn bạn đời, tính khả thi và sự mong muốn trong HN (Nguyễn Hữu Minh, 2001).

Mặc dù đã có một vài các nghiên cứu về các tiêu chí để lựa chọn một ĐT trong HN, tuy

nhiên với sự vận hành và biến đổi không ngừng thì định hướng lựa chọn một ĐT trong

HN của mình như thế nào? Dựa trên các tiêu chí nào? Và tiêu chí nào được xem là quan

trọng, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự hòa hợp lứa đôi, hạnh phúc gia đình? Và

định hướng lựa chọn đó có ảnh hưởng như thế nào đến với những giá trị truyền thống

văn hóa của gia đình Việt Nam xưa và nay? Và với đối tượng là SV thuộc một trường

Đại học lớn phía Nam, trường ĐHSP TP.HCM (Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí

Minh), nơi mỗi năm đào tạo ra một lượng lớn nguồn nhân lực cho đất nước thì định

hướng lựa chọn một ĐT trong HN như thế nào? Những phẩm chất nào của một ĐT là

quan trọng đối với họ? Định hướng đó bị tác động bởi các yếu tố nào? Và với định hướng

đó thì ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề ly hôn cũng như là các quan niệm về HN của

con người Việt Nam?

Xuất phát từ các lý do trên tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài “Sự lựa chọn đối tác

trong hôn nhân của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự lựa chọn các thể chất và nhân cách của ĐT

trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM, để đề xuất một số phương pháp rèn luyện bản

thân theo các tiêu chuẩn lựa chọn ĐT phù hợp với quy định của xã hội Việt Nam.

1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: SV trường ĐHSP TP.HCM.

- Đối tượng: Sự lựa chọn ĐT trong HN.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm, nhận thức của sinh viên về sự lựa chọn

thể chất và nhân cách của ĐT trong HN theo hệ thống cấu trúc nhân cách (xu hướng, khí

chất, tính cách, năng lực) của SV trường ĐHSP TP.HCM. Trong đó, nghiên cứu nội dung

4

tính cách là chủ yếu. Đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động theo cấu trúc 3 thành tố:

tâm lý, sinh lý, xã hội.

1.4.2. Khách thể nghiên cứu

Mẫu gồm 500 SV sinh năm 1999, 1997, 1995 thuộc hệ cử nhân các ngành Địa lí,

Tâm lý học, Anh.

1.4.3. Địa bàn nghiên cứu

Trường ĐHSP TP.HCM.

1.5. Giả thuyết khoa học

- Sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM chú trọng đến giá trị

thuộc thành phần nhân cách hơn là giá trị về thể chất. Trong đó, tính cách được xem là

lựa chọn được quan tâm hàng đầu trong sự lựa chọn của SV.

- Có nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP

TP.HCM, trong đó, yếu tố xuất phát từ tâm lý cá nhân có tác động mạnh mẽ nhất.

- Sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM có sự khác biệt giữa

nam và nữ, giữa các ngành, giữa các độ tuổi.

1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận về sự lựa chọn, HN, ĐT trong HN,

sự lựa chọn ĐT trong HN của SV.

- Khảo sát thực tiễn sự lựa chọn ĐT trong HN, các yếu tố tác động đến sự lựa chọn

ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM.

1.7. Phương pháp nghiên cứu

1.7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu lý luận để xây dựng các cơ sở lý luận và phương pháp

nghiên cứu của đề tài. Cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ bản về các lý thuyết làm nền

tảng vững chắc cho việc tiến hành các điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn.

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận cụ thể như tham khảo, nghiên cứu, phân tích

và tổng hợp tài liệu liên quan đến sự lựa chọn ĐT trong HN của SV và các yếu tố tác

động đến sự lựa chọn đó.

5

1.7.2. Phương nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, nhằm

thu thập thông tin định tính và định lượng để tìm hiểu sự lựa chọn ĐT trong HN của SV

trường ĐHSP TP.HCM. Bao gồm 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Người nghiên cứu xây dựng và phát phiếu thăm dò gồm (khoản 8-

10) câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến đa dạng góp phần xây dựng bảng hỏi khảo sát.

 Giai đoạn 2: Người nghiên cứu tổng hợp ý kiến từ bảng hỏi mở kết hợp với tài

liệu được nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu lý luận xây dựng và phát thử

bảng hỏi khảo sát.

1.7.3. Phương pháp toán thống kê.

Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS 13.0.

6

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Một số cơ sở lý luận của đề tài

1.1. Lịch sử nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân

1.1.1. Nước ngoài

Dẫn theo Bùi Ngọc Oánh thì vấn đề HN được thế giới nghiên cứu từ rất lâu. HN

được xây dựng trên cơ sở gắn kết hai con người với nhau, vì vậy từ thuở xa xưa để duy

trì nòi giống, con người ta không quan tâm đến các chuẩn mực về đạo đức hay tôn giáo,

tình yêu… mà chỉ tập trung về sự khoái lạc và tình dục. Điều này được ghi chép trong

các khảo luận về tình yêu của hệ thống thần thoại cổ đại. Đến thời kỳ trung cổ, với sự

lên ngôi của tôn giáo và chế độ phong kiến đặt ra hàng loạt các vấn đề đạo đức, đặc biệt

là đối với người vợ. Đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX thì vấn đề tình yêu HN

được nghiên cứu rộng hơn. Các nhà khoa học nổi tiếng từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Phần

Lan như E. Westennach, A. Espinas, Lewis Herwy Morgan… đã đặt HN trong mối quan

hệ gia đình, xã hội, văn hóa. Đầu thế kỷ XX dưới ảnh hưởng của học thuyết phân tâm –

Sigmund Frued, người ta vẫn còn đề cao yếu tố sinh học trong mối quan hệ HN. Những

năm 20 – 30 của thế kỷ XX thì HN được giải phóng khỏi các điều khoản về tôn giáo, tự

do ly hôn, tuy nhiên vẫn còn khác rời xa với thực tiễn xã hội. Năm 1926, nhà khoa học

T.Van de Velde người Hà Lan, đã cho ra đời cuốn sách đầu tiên về sinh lý học và kỹ

thuật trong HN – “HN hiện đại” – đưa phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mối quan hệ

HN. Liên tục các năm sau đó của thế kỷ XX không chỉ các nhà xã hội học, các nhà TLH

nghiên cứu về vấn đề HN mà còn có cả các nhà hoạt động chính trị, các khoa học gia về

lĩnh vực y học…. Bởi vì, con người ta nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ

HN trong xã hội thực tiễn, nó đóng vai trò tác động lên tất cả các mặt trong cuộc sống

của con người (Bùi Ngọc Oánh, 2008).

Từ năm 1986, tại Trung Quốc, Rosina C. Chia, C. J. Chong, B. S. Cheng đã nghiên

cứu 220 nam và 158 nữ để xác định thái độ của người đàn ông và người phụ nữ trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!