Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ hiện nay.pdf
PREMIUM
Số trang
42
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
908

sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ hiện nay.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr­êng ®¹i häc ngo¹i th­¬ng

TiÓu luËn Tài chính Tiền tệ:

SỰ KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG

MỸ HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Trí Thọ

Nhóm sinh viên: Lớp Anh 3-TCQT-K46B

1. Lương Thị Bích Ngọc

2. Trương Hoàng Thu Phương

3. Nguyễn Thanh Phương

I. HIỆN TRẠNG NỀN KINH TẾ MỸ HIỆN NAY

Trong tình hình hiện nay, đặc biệt năm 2008, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy

kinh tế Mỹ đã đi vào suy thoái. Theo nguyên tắc thông thường, được gọi là

suy thoái khi GDP giảm liên tục 2 quí. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền

xác định là NBER (Phòng Nghiên cứu Kinh tế là một tổ chứ vô vị lợi phi

chính phủ) cũng có thể du di như cho rằng khủng hoảng đã xảy ra năm 2001

dù GDP chỉ giảm 1 quí, và khi tuyên bố thì nền kinh tế đã ra khỏi suy thoái.

Cuối tuần qua, công ty tài chính Bear and Sterns coi như phá sản, giá có lúc

lên tới 6 tỷ đã được JP Morgan cứu vớt, mua với giá 270 triệu và với bảo

đảm của FED về việc trả nợ. Rõ ràng khi nhà nước Mỹ ra tay cứu như thế

này thì tình hình tài chính rất trầm trọng. Giá các chứng khoán đã giảm trên

một ngàn tỷ và hiện nay đang có 900 ngàn các căn hộ phá sản vì mất khả

năng chi trả, bằng 10% số nhà cửa ở Mỹ. Không những thế con số này đang

tăng.

Hoạt động sản xuất cũng rõ ràng đang bị ảnh hưởng. Theo một cuộc

điều tra lấy ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty (13/3/08) của báo tài

chính Wall Street Journal, hơn một nửa đã tin rằng kinh tế Mỹ đã suy thoái

vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009, với lý do là công ty của họ

có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ chỉ có ý định tăng chi đầu tư

khoảng 3,3% năm nay, tức là chỉ đủ thay thế tài sản cố định thải hồi. Một

cuộc điều tra khác, cũng của tờ báo trên, với 51 nhà kinh tế chuyên làm dự

báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹ đã đang suy thoái. Đây là những phán đoán

chủ quan của chuyên gia.

Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quí 4 năm

2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9% quí 3.

Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (so với cùng tháng năm 2007 là

4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1% như thế khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng

mạnh hơn vào những tháng tới, dù rằng giá tiêu dùng không tăng vào tháng

hai. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng vào tháng 1 và giảm

63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6% vào tháng 2.

Kinh tế Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng thế kỷ: Cựu chủ tịch Cục Dự

trữ liên bang (FED) Alan Greenspan cho rằng kinh tế Mỹ đang lâm vào cuộc

khủng hoảng "cả thế kỷ mới gặp một lần" và suy thoái là không tránh khỏi.

Ông Greenspan cho hay, cuộc khủng hoảng nền kinh tế đầu tàu thế

giới đang trải qua là tồi tệ nhất mà ông từng chứng kiến. Nó còn kéo dài và

tác động mạnh đến giá nhà đất tại nước này.

"Trước hết, phải thấy rằng đây là sự kiện nửa thế kỷ mới gặp một lần,

thậm chí là cả thế kỷ", ông Greenspan nói. Người đã lãnh đạo FED gần 20

năm cũng cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới có không đến 50% cơ hội

thoát khỏi suy thoái.

Khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bắt nguồn từ những rối ren trong mảng

cho vay thế chấp nhà đất, khi quá nhiều người mua nhà không có khả năng

trả nợ ngân hàng. Hàng loạt nhà băng lớn thua lỗ nặng nề và mới đây Bộ Tài

chính Mỹ đã phải tiếp quản 2 hãng cho vay thế chấp lớn nhất là Freddie Mac

và Fannie Mae.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu

hiệu dừng lại. Chúng ta sẽ quay trở lại thời điểm hơn năm trước để có thể

hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay và tác động của nó

đối với kinh tế toàn cầu.

1. Nguyên nhân:

a. Cho vay dưới chuẩn đối với thị trường nhà đất:

Nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ 2004-2006 đã trải qua giai đoạn phát

triển mạnh, lãi suất cho vay thấp khiến người dân ồ ạt vay tiền ngân hàng để

đổ đi mua nhà. Để tăng lợi nhuận, các ngân hàng nước này đã nới lỏng các

điều kiện cho vay mua nhà, giúp những người có thu nhập thấp hoặc không

ổn định cũng có thể mua nhà ở. Đây được gọi là các khoản cho vay dưới

chuẩn. Số lượng các khoản cho vay dưới chuẩn không ngừng tăng lên, đồng

thời các công ty lớn cũng tích cực đầu tư mua các trái phiếu bất động sản.

Khi giá nhà đất xuống thấp, các ngân hàng và tổ chức tài chính như AIG đã

ôm một khoản nợ khổng lồ.

Tình trạng trì trệ của thị trường nhà đất Mỹ kéo dài suốt một năm đã

khiến các ngân hàng và tổ chức tài chính dần dần không thể duy trì được

họat động kinh doanh. Khi giới đầu tư nhận ra tình trạng khó khăn của các

ngân hàng, họ liền rút tiền và bán tháo cổ phiếu, đẩy giá cổ phiếu của các

công ty trên tụt giảm mạnh. Và lúc này các công ty đứng trước nguy cơ phá

sản.

Thị trường tài chính Mỹ đang yếu ớt hơn bao giờ hết, khi hầu hết các

ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng đều gánh chịu hậu quả thua lỗ

từ thị trường địa ốc với các quy mô khác nhau. Nếu tình trạng trì trệ của thị

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!