Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự kế thừa và phát triển của chế định ủy ban nhân dân qua các hiến pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhóm 9 Sáng Thứ 6
BÀI TIỂU LUẬN
Sự kế thừa và phát triển
của chế định Ủy ban nhân
dân qua các Hiến pháp và
dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Việt Nam năm 2013
1
Nhóm 9 Sáng Thứ 6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước trong đó có bộ máy nhà nước do đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI đặt ra, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII thực hiện triển khai nghị
quyết ban chấp hành trung ương 8 khóa VII là chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống
hành chính từ Chính phủ, các bộ đến UBND các cấp đã có nhiều thay đổi, từng bước được hoàn
thiện. Là cấp trung gian giữa trung ương với địa phương, UBND có vai trò quan trọng trong
hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần đảm bảo hoạt động được thống nhất. Trong những
năm qua cùng với những thay đổi của nền kinh tế – xã hội, hệ thống văn bản pháp luật quy định
về tổ chức và hoạt động của UBND cũng không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, trước
những yêu cầu mới khi nước ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đang hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt khi nước ta đã trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới, thì tổ chức và hoạt động của UBND đã bộc lộ nhiều hạn chế cần
được khắc phục, bởi vậy cần đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương,
trong đó có UBND là một trong những nhiệm vụ nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành
chính.
Như vậy, việc nghiên cứu “Sự kế thừa và phát triển của chế định Ủy ban nhân dân qua các
Hiến pháp và dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 2013” là một công việc cần thiết để có
những hiểu biết sâu rộng về cơ quan này từ đó đưa ra những quy định phù hợp đáp ứng nhu cầu
đổi mới của thời đại.
A. KHÁI QUÁT CHUNG
I. Vị trí, tính chất, chức năng của UBND:
Vị trí, tính chất, chức năng của UBND tỉnh, huyện. Xã và các cấp tương đương hiện nay được
quy định tại Điều 123 Hiến pháp hiện hành và Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân năm 2003: “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.
a. Vị trí, tính chất của UBND
− Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp:
2
Nhóm 9 Sáng Thứ 6
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp lần thứ nhất của mỗi khóa dưới hình thức bỏ
phiếu kín. Kết quả bầu cử phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê duyệt. HĐND
có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu (khoản 5 điều 58
Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân năm 2003).
UBND có trách nhiệm chấp hành các nghị quyết của HĐND cùng cấp: UBND tổ chức,
chỉ đạo các cơ quan ban ngành thực hiện các nghị quyết của HĐND, để biến nghị quyết
của HĐND thành hiện thực trong cuộc sống.
UBND chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp: UBND chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp. Đại biểu HĐND có quyền chất vấn:
Chủ tịch UBND, các Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND, cũng như Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.
HĐND có quyền: bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác
của UBND, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của UBND, là những người do
HĐND bầu (thành viên nào không được quá ½ tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì bị
miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm), bãi bỏ các VBPL của UBND, Chủ tịch UBND nếu các văn
bản đó trái với Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, trái với Nghị
quyết của HĐND cùng cấp.
− Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
UBND là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ.Quản lý hành chính nhà nước là
hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi là chức năng của UBND.
Hoạt động quản lý của UBND mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng… đối với mọi đối
tượng.
Hoạt động quản lý của UBND mang tính thống nhất. UBND quản lý hành chính nhà
nước ở địa phương trên cơ sở chấp hành các quyết định của các cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Hoạt động quản lý của UBND chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương, một vùng lãnh
thổ nhất định. Văn bản quản lý của UBND phải phù hợp với Nghị quyết của HĐND cùng
cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên mới có giá trị thực hiện.
b. Về chức năng
UBND chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động
chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của UBND. Như vậy, chức năng của UBND giống
chức năng của Chính phủ. Tuy nhiên, khác với Chính phủ ở phạm vi, hiệu lực.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND:
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được quy định tại điều 123, 124, 125 Hiến pháp năm 1992 và
cụ thể hóa trong Chương IV Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 (đối với UBND cấp tỉnh,
3
Nhóm 9 Sáng Thứ 6
thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Mục 1 chương IV từ Điều 82 đến Điều 96; đ
UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Mục 2 chương IV từ điều 97
đến điều 110;UBND xã, phường, thị trấn quy định tại Mục 3 Chương IV từ Điều 111 đến Điều
118).
So với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã
quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương theo hướng: xây dựng
các điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND theo tinh thần phân
cấp, có tính đến đặc thù của các đơn vị hành chính đô thị và nông thôn.
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh.
(được quy định tại các điều 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95 Luật tổ chức
HĐND và UBND 2003):
Trong lĩnh vực kinh tế, UBND tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây (Điều 8, Luật
tổ chức HĐND và UBND năm 2003) :
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và
nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua để trình Chính phủ phê duyệt;
- Tham gia với các bộ, ngành trung ương trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương
trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các
nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương;
lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; quyết toán
ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa
phương theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình
Hội đồng nhân dân quyết định;
- Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của địa phương theo quy định của pháp luật để trình Hội đồng nhân dân quyết định; tổ chức, chỉ
đạo thực hiện đề án sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua;
- Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo
cáo cơ quan tài chính cấp trên;
- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền
đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai, UBND tỉnh thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây (Điều 83, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003) :
4