Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự giúp đỡ của trung quốc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam từ năm 1954 – 1965 .
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM
1954 - 1965
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thoa
Lớp 10SLS. Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS Nguyễn Mạnh Hồng
Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng
Đà nẵng, tháng 5 năm 2014
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................3
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................3
7. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................4
NỘI DUNG ............................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THIẾT LẬP QUAN HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ
VIỆT NAM ............................................................................................................5
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................5
1.1. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................7
1.1.1. Thành tựu của Trung Quốc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.........................7
1.1.2. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ....10
CHƢƠNG 2: SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG
VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1954 - 1965.15
2.1. Vài nét về sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Pháp (1950 - 1954)......................................................................................15
2.1.1. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950..........................................15
2.1.2. Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.....................18
2.2. Sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội (1954 - 1965).....................................................................................23
2.2.1. Các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước và cam kết của Trung Quốc giúp đỡ
Việt Nam...............................................................................................................23
2.2.2. Sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam từ 1954 đến 1965...................................................................................26
2.2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế……………………………………..…………… 26
2.2.2.2. Trong lĩnh vực văn hóa - giáodục…………………………………….. 32
2.2.2.3. Trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc..............................35
2.3. Tác động từ sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc...........................................................37
2.3.1. Giúp đỡ Việt Nam vượt qua thời kì khó khăn, gian khổ, tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội...........................................................................................................37
2.3.2. Xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội .................39
2.3.3. Củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc........................................................41
2.3.4. Một vài nhận xét..........................................................................................42
KẾT LUẬN..........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................45
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, là hai nước anh em
trong gia đình các nước xã hội chủ nghĩa. Đã có một thời kì quan hệ giữa hai nước
như môi với răng, tình hữu nghị giữa hai nước là tình hữu nghị thắm thiết giữa
những người đồng trí chiến đấu dưới một ngọn cờ của chủ nghĩa Mác – Lênin hoạn
nạn có nhau, ngọt bùi có nhau. Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và
Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gũi, tương đồng.
Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát
triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gũi láng giềng, ở sự gần
gũi văn hóa, lịch sử.
Trong quá trình chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của nhân dân Việt Nam để
giành được độc lập dân tộc, nhân dân Trung Quốc đã dành cho hai cuộc kháng
chiến của Việt Nam sự ủng hộ, viện trợ to lớn cả về vật chất và tinh thần. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “Từ khi Đảng của giai cấp công nhân ở hai nước ra đời,
mối quan hệ giữa hai nước càng thêm gắn bó. Cách mạng tháng 8 - 1945 thành
công, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thắng lợi và những thành tựu bước
đầu của khôi phục kinh tế ở miền Bắc không thể tách rời sự giúp đỡ của Đảng Cộng
sản và nhân dân Trung Hoa” [45;tr27].
Trong những tháng ngày vô cùng cam go của cuộc kháng chiến chống Mĩ, sự
giúp đỡ to lớn, nhiều mặt và có hiệu quả của Trung Quốc đã có một ý nghĩa hết sức
to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.Trung Quốc không chỉ
giúp nhân dân Việt Nam trong chiến đấu mà còn giúp trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trong đó từ năm 1954 – 1965 nhân dânViệt Nam đã nhận được sự giúp
đỡ to lớn về vật chất cũng như kĩ thuật của Trung Quốc.
Với mong muốn làm sáng tỏ một nội dung trong lịch sử hiện đại Việt Nam
nên chúng tôi chọn đề tài: “Sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 - 1965” làm đề tài nghiên cứu.
2
2. Lịch sử vấn đề
Qua những tài liệu sưu tầm được, chúng tôi thấy rằng: hiện nay chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về sự giúp đỡ của nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa đối với Việt Nam giai đoạn chống Mĩ. Các nhà nghiên cứu
cũng chỉ mới tìm hiểu, nghiên cứu về mảng quan hệ Việt – Hoa, qua đó đề cập đôi
nét về viện trợ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với Việt Nam qua một số nội
dung.
Cuốn sách “Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa đã trình bày về sự
viện trợ, giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ giai đoạn từ năm 1954 – 1975.
Công trình nghiên cứu về Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam tiêu biểu nhất hiện nay phải kể đến cuốn
“Diễn biến 40 năm quan hệ Trung – Việt” của Tác giả Quách Minh đã trình bày về
viện trợ, giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn 1950 – 1975.
Liên quan đến đề tài còn có một số sách như: “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-
2000” của Đặng Phong nêu lên một số sự kiện về quan hệ kinh tế, thương mại giữa
hai nước trong thời kì 1945- 1954, 1955 – 1975.
Cuốn “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt -
Trung” của nhóm tác giả Nguyễn Huy Toàn đề cập nhiều đến đoàn cố vấn quân sự
Trung Quốc, đánh giá vai trò của đoàn cố vấn trong thời gian ở Việt Nam, nêu lên
một số vấn đề trong quan hệ Việt – Trung.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu trước và dựa trên những tư liệu tìm kiếm
được, chúng tôi thu nhập, đối chiếu nhằm làm rõ sự giúp đỡ của Trung Quốc đối
với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1965.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là một số lĩnh vực mà Trung Quốc giúp
đỡ Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc về kinh tế, văn
hóa, giáo dục, giao thông vận tải.
3
Phạm vi nghiên cứu là một số lĩnh vực Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam xây
dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1954 - 1965.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khi nghiên cứu về sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam, chúng tôi
muốn làm rõ sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam từ năm 1954 – 1965. Bởi vì đây là giai đoạn miền Bắc nước ta vừa
được giải phóng, gặp rất nhiều khó khăn để khôi phục và phát triển đất nước.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đã tiến hành tập hợp những tài liểu liên
quan để tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, qua đó làm sáng tỏ sự
giúp đỡ của Trung Quốc đối với các mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên một số lĩnh vực như kinh tế, văn hóa – giáo dục, giao thông vận
tải, cuối cùng là đưa ra một số nhận xét, đánh giá về sự giúp đỡ của Trung Quốc đối
với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 -1965 và liên hệ đến hiện nay.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sưu tầm, tập hợp tư liệu trong các sách, báo,
tạp chí, các bài nghiên cứu của các nhà khoa họcđã được công bố và hiện đang lưu
giữ tại các thư viện trong và ngoài tỉnh như:
Thư viện Quân đội Hà Nội, Thư viện Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà
Nội, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Thư viện
Quốc gia, Thư viện Quân khu V…
Bên cạnh đó chúng tôi còn khai thác tài liệu trên mạng internet.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nhiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng để xem xét các sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Đồng thời chúng tôi sử dụng các phương pháp lôgic, kết hợp các
phương pháp như thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Là sinh viên bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mong
muốn của tôi là sưu tầm,tập hợp các tư liệu nhằm làm sáng tỏ sự ủng hộ và giúp đỡ