Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng vật liệu tái chế để thiết kế đồ dùng dạy học trong môn tiếng việt lớp 1
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1119

Sử dụng vật liệu tái chế để thiết kế đồ dùng dạy học trong môn tiếng việt lớp 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ ĐỂ THIẾT

KẾ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN

TIẾNG VIỆT LỚP 1

GVHD : Th.S Trần Thị Kim Cúc

SVTH : Nguyễn Thị Thanh

Lớp : 15STH

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết

ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thị Kim Cúc đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu

học và Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, đã trang bị cho em những kiến thức,

truyền đạt những kinh nghiệm quý giá trong quá trình em học tập tại trường và tạo

mọi điều kiện giúp chúng em thực hiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ

thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho em điều tra

thực trạng và thực nghiệm sư phạm để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của

mình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, bản thân còn nhiều

hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 01 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3

4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................3

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4

8. Cấu trúc đề tài........................................................................................................4

NỘI DUNG.....................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................6

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................6

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài...................................................................6

1.1.1.1. Khái niệm về phương tiện...................................................................................6

1.1.1.2. Khái niệm Đồ dùng dạy học, Thiết bị dạy học ...................................................6

1.1.1.3. Khái niệm vật liệu tái chế...................................................................................7

1.1.1.4. Khái niệm đồ dùng dạy học làm từ vật liệu tái chế ............................................7

1.1.2. Một số vấn đề về thiết kế đồ dùng dạy học làm từ vật liệu tái chế .......................7

1.1.2.1. Tầm quan trọng của việc thiết kế đồ dùng dạy học............................................7

1.1.2.2. Tầm quan trọng của việc thiết kế đồ dụng dạy học tự làm từ vật liệu tái chế ...9

1.1.2.3. Phân loại đồ dùng dạy học...............................................................................10

1.1.2.4. Yêu cầu chung đối với đồ dùng dạy học tự làm từ vật liệu tái chế .................11

1.1.2.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh bậc Tiểu học..............................................12

1.1.3. Mối quan hệ giữa việc tự làm đồ dùng dạy học bằng vật liệu tái chế và khả năng

nhận thức của học sinh bậc Tiểu học.............................................................................14

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................15

1.2.1. Một số vấn đề chung về dạy học các môn học ở tiểu học ...................................15

1.2.1.1. Nguyên tắc, quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học .....15

1.2.1.2. Mục tiêu, nội dung chương trình các môn học ở Tiểu học...............................17

1.2.2. Thực trạng về việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học làm từ vật liệu tái chế

trong dạy học cái môn học ở Tiểu học ..........................................................................20

1.2.2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................20

1.2.2.2. Đối tượng điều tra ............................................................................................20

1.2.2.3. Nội dung điều tra..............................................................................................20

1.2.2.4. Phương pháp điều tra.......................................................................................21

1.2.2.5. Kết quả điều tra ................................................................................................21

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: ............................................................................................32

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH VẬN DỤNG VẬT LIỆU TÁI

CHẾ VÀO THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

.......................................................................................................................................33

2.1. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng dạy học trực quan trong môn Tiếng Việt ở tiểu học .

.............................................................................................................................33

2.1.1. Đảm bảo mục tiêu bài học...................................................................................33

2.1.2. Đảm bảo tính trực quan .......................................................................................33

2.1.3. Đảm bảo tính kinh tế ...........................................................................................33

2.1.4. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS............................................34

2.1.5. Đảm bảo tính an toàn, độ bền và dễ vận chuyển ................................................34

2.2. Thiết kế mô hình ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế.............................................34

2.2.1. Quy trình thiết kế ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế ............................................34

2.2.2. Một số mô hình ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế ...............................................36

2.2.2.1. Tên ĐDDH: Chiếc Ti vi phát sóng câu chuyện................................................36

2.2.2.2. Tên ĐDDH: Mô hình Những bông hoa kì diệu ................................................40

2.2.2.3. Tên ĐDDH: Bộ sưu tập Thế giới động vật phục vụ phân môn Học vần..........43

2.2.2.4. Tên ĐDDH: Mô hình Vòng quay bước đi ........................................................51

2.3. Nguyên tắc sử dụng các ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế trong dạy học môn

Tiếng Việt 1 ở Tiểu học................................................................................................54

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế đúng lúc .........................54

2.3.2. Nguyên tắc sử dụng ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế đúng chỗ ........................55

2.3.3. Nguyên tắc sử dụng ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế đúng cường độ ...............55

2.3.4. ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học .56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: ............................................................................................57

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆP SƯ PHẠM ...............................................................58

3.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................................58

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm........................................................................................58

3.3. Tiến hành thực nghiệm........................................................................................58

3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm...............................................................................58

3.3.2. Bố trí thực nghiệm...............................................................................................58

3.3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm.........................................................................59

3.4. Kết quả thực nghiệm ...........................................................................................59

3.4.1. Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh..................................................................59

3.4.2. Mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học......................................................62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: ............................................................................................65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................66

1. Kết luận......................................................................................................................66

2. Kiến nghị ...................................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69

PHỤ LỤC .......................................................................................................................1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học

trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học

Trang 22

Bảng 1.2. Hình thức trình bày nội dung SGK Tiếng Việt 1 Trang 23

Bảng 1.3. Mức độ nhận thức về sự cần thiết của các ĐDDH

làm từ vật liệu tái chế tự làm của GV.

Trang 23

Bảng 1.4. Tác dụng của việc tự làm ĐDDH từ vật liệu tái chế

của giáo viên

Trang 24

Bảng 1.5. Thực trạng việc tự làm ĐDDH từ vật liệu tái chế

phục vụ giảng dạy môn Tiếng Việt

Trang 24

Biểu đồ 1.1. Thực trạng việc tự làm ĐDDH từ vật liệu tái chế

phục vụ giảng dạy môn Tiếng Việt

Trang 25

Bảng 1.7. Mức độ sử dụng các ĐDDH tự làm từ vật liệu tái

chế

Trang 26

Bảng 1.8. Kết quả thái độ học tập của HS Trang 26

Bảng 1.9. Mức độ hứng thú khi được học các môn học có sử

dụng đồ dùng dạy học của HS

Trang 27

Bảng 1.10. Mức độ HS được học tập qua các ĐDDH tự làm

từ vật liệu tái chế

Trang 29

Bảng 1.11. Mức độ hiểu bài của HS Trang 29

Bảng 1.12. Mức độ GV hướng dẫn HS tự làm ĐDDH từ vật

liệu tái chế

Trang 30

Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế ĐDDH tự làm từ vật liệu tái chế Trang 35

Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm của Bài 43 Trang 59

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm Bài 43: Ôn

tập

Trang 60

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm của Bài 66 Trang 61

Biểu đồ 3.3. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm của Bài 66:

uôm, ươm

Trang 61

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú của HS trong giờ học Trang 62

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT CỤ THỂ

1 HS Học sinh

2 GV Giáo viên

3 PP Phương pháp

4 PPDH Phương pháp dạy học

5 PTDH Phương tiện dạy học

6 ĐDDH Đồ dùng dạy học

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Mục tiêu đào tạo bậc Tiểu học là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp HS hình thành

những phẩm chất cơ bản của con người, với những vốn kiến thức cơ bản về tự nhiên và

xã hội làm cho các em học lên các cấp học trên được dễ dàng. Để nâng cao chất lượng

Giáo dục trong nhà trường nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, vấn đề đổi mới phương

pháp giảng dạy Giáo dục hiện nay không phải là mối quan tâm của ngành Giáo dục mà

đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nghị quyết của Đảng về cải cách Giáo dục năm

1979 đã ghi rõ: “ Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác Giáo dục cũng phải

đổi mới”

Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở Tiểu học là để giáo viên

không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là con người tổ chức định hướng cho học

sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào chiếm

lĩnh kiến thức mới. Vì thế, việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều

hình thức học tập là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội

kiến thức, từ đó phát huy năng lực, trí sáng tạo của mỗi học sinh.

Xuất phát từ yêu cầu đó, vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ

đổi mới phương pháp dạy học được nhiều giáo viên quan tâm. Bởi học sinh Tiểu học từ

Mẫu giáo chuyển lên nên việc thu thập kiến thức thông qua hình thức “Học mà chơi –

Chơi mà học” rất phù hợp. Mặc khác, xuất phát từ nhận thức của học sinh tiểu học là:

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tương, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách

quan”. Bên cạnh các PPDH, các kĩ thuật dạy học tích cực, đồ dùng dạy học cũng khắc

phục được các nhược điểm của dạy học truyền thống, đồng thời phát huy được năng lực

của học sinh thông qua các hoạt động đa dạng, phong phú. Các kĩ thuật dạy học kết hợp

đồ đùng dạy học giúp học sinh nắm sâu kiến thức, thể hiện năng lực của bản thân qua mỗi

bài học. Phương tiện dạy học không chỉ góp phần làm sinh động nội dung học tập, kích

thích hứng thú học tập môn học mà còn giúp phát triển năng lực nhận thức của học sinh,

giúp học sinh dễ hiểu bài, nhớ bài lâu hơn và đặc biệt cũng giúp giáo viên tiết kiệm thời

gian lên lớp trong mỗi tiết học.

Song trong thực tế, việc sử dụng đồ dùng dạy học ở một số trường nói chung và

trường tiểu học nói riêng còn nhiều hạn chế. Bản thân người thiết kế và sử dụng chưa

nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nói nên đôi lúc còn bỡ ngỡ hoặc chỉ sử

2

dụng một cách đối phó, còn mang tính hình thức hoặc chưa có kinh nghiệm nên dẫn đến

hiệu quả giảng dạy không cao. Đó là vấn đề đặt ra cho những người làm công tác giáo

dục.

Đối tượng học tập môn Tiếng Việt 1 là những âm, vần, tiếng,… nói chung và các sự

vật, sự việc liên quan đến việc tìm hiểu và hình thành âm, vần, tiếng,… nói riêng. Các em

HS có thể dễ dàng tri giác được qua các phương tiện dạy học như tranh ảnh, mô hình,

mẫu vật,… về các âm, vần, tiếng kết hợp hay sự vật, hiện tượng liên quan đến nó. Đồng

thời, ở cấp học này là giai đoạn mà tư duy của HS chủ yếu là tư duy cụ thể, mang tính

hình thức, trí nhớ cũng từ đó mà dần được hình thành, chưa hoàn thiện. Do đó, việc sử

dụng đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 1 cũng như những môn học khác là rất

cần thiết.

Ngày nay, con người đang ra sức tìm cách giảm đi những hậu quả của ô nhiễm môi

trường thì việc sáng tạo, tự thiết kế ra sản phẩm xuất phát từ những vật liệu bỏ đi, là việc

làm vô cùng cần thiết. Việc tạo ra dụng cụ, thiết bị dạy học từ đồ vật ấy vừa phục vụ lại

nhu cầu của người giáo viên, vừa mang lại hứng thú học tập cho học sinh.

Từ những yêu cầu và lí do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng vật liệu tái chế để thiết kế

đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt 1”. Qua đề tài này, tôi mong muốn rằng những

vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường

tiểu học.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ là bậc Tiểu học. Các em sẽ

trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của

một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: trí tuệ phát triển,

ý chí cao và tình cảm đẹp.

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu về

việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan trong dạy học.

- TS Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) đã viết cuốn “Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng

các thiết bị dạy học ở trường Tiểu học”, tài liệu này trình bày về vai trò của việc tự làm

ĐDDH trực quan; một số yêu cầu, chú ý, định hướng khi thiết kế. Đặc biệt, tài liệu có

trình bày quy trình thiết kế một số PTDH trực quan phục vụ trong dạy học các môn Toán,

Tiếng Việt, Khoa học,… ở Tiểu học.

3

- “Phương pháp dạy học ở Tiểu học” – NXB Giáo dục, 2008 – Viện Khoa học Giáo

dục Việt Nam và “Các phương pháp dạy học ở Tiểu học” – NXB Giáo dục, 2009 – Viện

Khoa học Giáo dục Việt Nam nêu rõ những phương pháp, kĩ thuật thiết kế và sử dụng

ĐDDH trực quan tự làm.

Bên cạnh đó, cũng có những Khóa luận tốt nghiệp, Sáng kiến kinh nghiệm nghiên

cứu về việc sử dụng ĐDDH trực quan tự làm từ những vật liệu tái chế như: “Tự làm thiết

bị dạy học – Thật là đơn giản”; “Một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học

tự làm trong các môn học ở Tiểu hoc”, “Sử dụng thiết bị dạy học trong môn Địa lí”,…

Các công trong trình nghiên cứu bài viết nói trên chủ yếu trình bày quan niệm và sự

cần thiết của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm chứ chưa đi vào nghiên cứu

việc sử dụng vật liệu tái chế thiết kế đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, việc áp dụng thực tế

vẫn chưa cụ thể, đi sâu vào việc thiết kế, chế tạo ĐDDH trực quan tự làm trong dạy học

môn Tiếng Việt 1 ở Tiểu học. Mặc dù vậy, các công trình trên vẫn là nguồn tư liệu làm

cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học, đề tài

nghiên cứu và xây dựng một số mô hình hợp lí từ vật liệu tái chế nhằm nâng cao chất

lượng dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1 ở Tiểu học, làm cho bải

giảng thêm sinh động, lôi cuốn HS, phát huy tích cực và năng lực tư duy của HS thì giáo

viên phải hiểu rõ vai trò quan trọng của việc thiết kế đồ dùng dạy học nói chung và thiết

kế đồ dùng từ vật liệu tái chế nói riêng, có kế hoạch sử dụng chúng trong giảng dạy.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Chủ thể nghiên cứu

Việc dùng vật liệu tái chế thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học trực quan trong

các phân môn thuộc môn Tiếng Việt lớp 1.

5.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt lớp 1.

5.3. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung dạy học các phân môn thuộc môn Tiếng Việt lớp 1.

- Giáo viên và Học sinh lớp 1 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, thành phố Đà Nẵng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!