Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng toán học hóa để phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học đại số 10
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ÂU MINH TOÁN
SỬ DỤNG TOÁN HỌC HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ÂU MINH TOÁN
SỬ DỤNG TOÁN HỌC HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10
Ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán học
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Danh Nam
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các kết quả trình bày trong luận văn này là không bị
trùng lặp với các luận văn trước đây. Nguồn tài liệu sử dụng cho việc hoàn thành luận
văn là các nguồn tài liệu mở. Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021
Tác giả luận văn
Âu Minh Toán
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Danh Nam, người đã nhiệt tình và tận tâm chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương
pháp giảng dạy môn Toán của Khoa Toán và các thầy cô đã hết lòng dạy bảo lớp K26
chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa
Toán của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành khoá học.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ ToánTin, các em HS khối 10 trường THPT Trần Quốc Tuấn đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các anh chị là học viên nhóm
chuyên ngành Phương pháp giảng dạy đã luôn động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và nghiên cứu.
Do khả năng và thời gian có hạn, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản Luận
văn này chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ
dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021
Tác giả luận văn
Âu Minh Toán
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ...............................................................................................iv
Danh mục các bảng........................................................................................................v
Danh mục biểu đồ .........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
7. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................5
1.1. Năng lực và năng lực toán học ...............................................................................5
1.1.1. Năng lực...............................................................................................................5
1.1.2. Năng lực toán học ................................................................................................7
1.1.3. Toán học hóa........................................................................................................8
1.1.4. Năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn ........................................................11
1.2. Vai trò của việc vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán ở trường
phổ thông .....................................................................................................................17
1.2.1. Toán học đối với đời sống con người ................................................................17
1.2.2. Toán học và các ngành khoa học khác ..............................................................20
1.2.3. Hoạt động toán học hóa trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.........22
1.2.4. Đổi mới chương trình môn Toán theo hướng vận dụng toán học vào thực tiễn.......23
1.3. Năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn của HS THPT....................................26
1.4. Một số vấn đề bồi dưỡng năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn...................31
1.5. Thực trạng của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực vận dụng
toán học vào thực tiễn cho HS ở trường THPT ...........................................................34
iv
1.5.1. Thực trạng của việc dạy học theo định hướng sử dụng toán học hóa để phát
triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS ở trường phổ thông ở thế
giới và khu vực ............................................................................................................34
1.5.2. Thực trạng của việc dạy học theo định hướng sử dụng toán học hóa để
phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS ở trường phổ
thông ở trong nước......................................................................................................35
1.5.3. Thực trạng dạy học môn Toán theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn ...36
1.5.4. Nội dung kiến thức Đại số 10 ở trường THPT ..................................................42
1.6. Kết luận chương 1.................................................................................................44
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƢ PHẠM SỬ DỤNG TOÁN HỌC HÓA
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC
TIỄN CHO HS TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10....................................................45
2.1. Một số biện pháp sư phạm nhằm góp phần nâng cao sử dụng toán học hóa để
phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS trong dạy học Đại số 10 ......45
2.1.1. Biện pháp 1: Gợi động cơ học tập cho HS thông qua các tình huống thực
tiễn trong cuộc sống.....................................................................................................45
2.1.2. Biện pháp 2: Thiết kế, khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn nhằm
bồi dưỡng cho HS biết cách vận dụng toán học vào thực tiễn ....................................54
2.1.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tạo điều kiện cho
HS phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn ................................................65
2.2. Kết luận chương 2.................................................................................................69
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................................70
3.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................................70
3.2. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................................70
3.3. Thời gian, đối tượng và hình thức tổ chức thực nghiệm ......................................70
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..............................................................................72
3.4.1. Thống kê kết quả qua các bài kiểm tra ..............................................................72
3.5. Kết luận chương 3.................................................................................................76
KẾT LUẬN.................................................................................................................78
DANH MỤC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .............................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................80
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT : Chương trình
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HĐGD : Hoạt động giáo dục
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
TH : Toán học
T.L : Tỷ lệ
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê ý kiến của GV trong dạy học môn Toán.............................41
Bảng 2.1 ..................................................................................................................61
Bảng 2.2 ..................................................................................................................62
Bảng 2.3 ..................................................................................................................62
Bảng 2.4 ..................................................................................................................64
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm (kết quả bài thi học kì I)..............72
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm (kết quả bài KT1)...........................73
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm (kết quả bài KT2).............73
Bảng 3.4. So sánh kết quả trước thực nghiệm (TTN) và sau thực nghiệm (STN)
của lớp đối chứng .....................................................................................73
Bảng 3.4. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm................74
Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra tại các địa điểm thực nghiệm sư phạm ......................75
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1...................................................................................................................36
Biểu đồ 1.2...................................................................................................................37
Biểu đồ 1.3...................................................................................................................38
Biểu đồ 1.4...................................................................................................................38
Biểu đồ 1.5...................................................................................................................39
Biểu đồ 1.6...................................................................................................................39
Biểu đồ 1.7...................................................................................................................40
Biểu đồ 1.8...................................................................................................................41
Biểu đồ 2.1...................................................................................................................63
Biểu đồ 2.2...................................................................................................................63
Biểu đồ 2.3...................................................................................................................64
Biểu đồ 2.4...................................................................................................................67
Biểu đồ 2.5...................................................................................................................68
Biểu đồ 3.1...................................................................................................................74
Biểu đồ 3.2...................................................................................................................74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mỹ của HS. Đảng
và nhà nước ta xác định: giáo dục là quốc sách hàng đầu và xem giáo dục là công cụ
mạnh nhất tiến vào tương lai. Nghị quyết BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ:
“ Mục tiêu của giáo dục đào tạo là đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất, năng
lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có
năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, có tư duy
sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi”. Môn Toán là bộ môn có nhiều tiềm năng để phát
triển tư duy cho HS, góp phần quan trọng vào phát triển năng lực trí tuệ, hình thành
khả năng suy luận đặc trưng của toán học cần thiết cho cuộc sống.
Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn bản kèm theo có nêu rõ :
“ Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và
kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc
sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển phẩm chất,
năng lực HS; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS được trải
nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán
học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, đặc biệt với
các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM. Nội dung môn Toán thường mang tính
logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở
trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến
thức vào giải quyết vấn đề cụ thể”. [8]
2
1.2. Đại số 10 có tiềm năng lớn trong việc làm rõ mối liên hệ giữa thực tiễn
ngoài toán học, nhằm bồi dưỡng cho HS ý thức và năng lực vận dụng những hiểu biết
toán học vào việc học tập các môn học khác, giải quyết nhiều tình huống đặt ra trong
cuộc sống lao động sản xuất. Bên cạnh đó, thực trạng dạy học Toán ở trường trung
học phổ thông cho thấy, đa số GV tập trung truyền thụ lý thuyết, thiếu thực hành và
liên hệ kiến thức với thực tiễn. HS chỉ đang học Toán giới hạn trong phạm vi của lớp
học, chưa để ý đến những tương quan toán học quen thuộc trong thế giới những sự
vật hiện tượng xung quanh, không biết ứng dụng những kiến thức toán học đã thu
nhận được vào thực tiễn.
Chương trình môn Toán giúp HS đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau:
năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải
quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ,
phương tiện học toán. Góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu
và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại
Chương trình tổng thể. Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu;
phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các
môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử,
Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn. Có
hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên
quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự
tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
1.3. Thực tiễn chính là nguồn gốc xuất phát và cũng là nơi kiểm nghiệm tính
chính xác của toán học. Toán học phát triển được nhờ mối liên hệ chặt chẽ với thực
tiễn. Do đó, việc dạy học môn Toán ở trung học phổ thông cần phải bộc lộ rõ mối liên
hệ giữa toán học và thực tiễn, việc vận dụng toán học vào thực tiễn là một vấn đề cần
thiết. Các kiến thức toán học ở trung học phổ thông mang tính khái quát và trừu
tượng cao. Việc học các kiến thức toán học không chỉ giúp các em nắm bắt được các
kiến thức trừu tượng của môn toán mà còn làm cho HS hiểu được rằng nguồn gốc của
các kiến thức đó xuất phát từ các vấn đề trong thực tiễn; giúp HS có những phương