Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 -1975 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1662

Sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 -1975 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

Đề tài:

SỬ DỤNG THƠ CA CÁCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975, (CHƯƠNG TRÌNH

CHUẨN) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNGNAM

SVTH: Đoàn Thị Tâm

Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: Trương Trung Phương

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5

6. Đóng góp của khóa luận..........................................................................................6

7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................6

NỘI DUNG ................................................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TÁC

PHẨM THƠ CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 1954 - 1975, (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ) Ở TRƯỜNG THPT.................7

1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT...........................7

1.1.1. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT......................7

1.1.1.1. Quan niệm về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT...........7

1.1.1.2. Mối quan hệ giữa tài liệu văn học với tri thức lịch sử ...................................9

1.1.1.3. Các loại tài liệu văn học sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT ....10

1.1.2. Thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THPT...............................12

1.1.2.1. Quan niệm về thơ ca cách mạng ..................................................................12

1.1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử

Việt Nam ...................................................................................................................14

1.2. Cơ sở thực tiễn tình hình sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT.........................19

Chương 2: HỆ THỐNG THƠ CA CÁCH MẠNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 , (CHƯƠNG

TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT..................................................................22

2.1. Kiến thức lịch sử cơ bản của giai đoạn 1945 -1975 (SGK Lịch sử 12, ban cơ

bản)............................................................................................................................22

2.1.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính

quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965). ..............................................................22

2.1.2. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân

dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).........................................23

2.1.3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn

miền Nam (1973 - 1975)...........................................................................................24

2.2. Hệ thống thơ ca cách mạng được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai

đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT.........................................26

2.2.1. Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ

và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) ................................................26

2.2.2. Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973) ...............................36

2.2.3. Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn

toàn miền Nam (1973 – 1975) ..................................................................................44

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁC TÁC PHẨM THƠ CA CÁCH

MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1975, (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Ở TRƯỜNG THPT.................................................................................................49

3.1. Các nguyên tắc khi sử dụng các tác phẩm thơ ca cách mạng trọng dạy học lịch

sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở trường THPT (chương trình chuẩn) .............49

3.1.1. Các tác phẩm thơ ca cách mạng phải phù hợp với chương trình và nội dung

môn học .....................................................................................................................49

3.1.2. Tính Đảng, tính khoa học, và tính sư phạm để thực hiện mục tiêu giáo dục..51

3.1.3. Phù hợp với trình độ của học sinh...................................................................52

3.1.4. Đảm bảo tính cụ thể, truyền cảm ....................................................................53

3.1.5. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.................................54

3.2. Hình thức và biện pháp sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT.........................55

3.2.1. Đối với bài nội khóa........................................................................................55

3.2.1.1. Loại bài cung cấp kiến thức mới..................................................................55

3.2.1.2. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết...........................................................................60

3.2.1.3. Bài kiểm tra, đánh giá. .................................................................................61

3.2.2. Đối với bài ngoại khóa ....................................................................................62

3.2.2.1. Sử thơ ca cách mạng để tổ chức trò chơi lịch sử .........................................63

3.2.2.1. Sử dụng thơ ca cách mạng để tổ chức dạ hội lịch sử...................................65

3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................66

3.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...............................................................66

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................66

3.3.3. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................67

3.3.4. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................67

KẾT LUẬN..............................................................................................................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất

nước, trong những năm qua hệ thống giáo dục nước nhà nói chung đã tiến hành

những bước đi biện pháp thích hợp nhằm đổi cách nghĩ và cách làm giáo dục. Trong

xu thế đó, dạy học lịch sử cũng tiến hành đổi mới để bắt kịp với nhịp độ phát triển

của đất nước và nhân loại. Với ưu thế sẵn có bộ môn lịch sử ở trường phổ thông

không những trang bị kiến thức cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát

triển tư duy cho học sinh, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi

dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Bộ môn lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo

dục phổ thông. Trong nền cảnh nước ta trên con đường hội nhập sâu rộng vào các

vấn đề quốc tế thì môn lịch sử càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức

cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế

hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện nghĩa

vụ công dân đối với xã hội.

Môn lịch sử luôn gắn liền với các bộ môn khác. Với xu thế phát triển của xã

hội, của đất nước, chúng ta cần phải đào tạo nên những con người phát triển toàn

diện phù hợp với đất nước, thời đại. Việc giáo dục lịch sử trong những năm gần đây

có nhiều tiến bộ, thể hiện trong nhận thức lịch sử nói chung của học sinh, trong các

kì thi. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học đã đạt được nhiều thành tựu, bên

cạnh đó còn nhiều hạn chế. Chúng ta thấy rằng, trong những năm gần đây, học sinh

không mấy hứng thú, thiết tha với bộ môn lịch sử. Điều này xuất phát từ nhiều

nguyên nhân, có thể kể đến như chương trình sách giáo khoa còn nặng; giáo viên

một phần chưa tâm huyết, dạy cho qua, chậm cải tiến, đổi mới về phương pháp dạy

học… Chất lượng dạy học chưa được nâng cao, vẫn còn tình trạng thầy đọc trò

chép, dạy học một chiều, dẫn đến hậu quả là học sinh thụ động, không nắm được

kiến thức cơ bản, không hứng thú với môn học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử để đáp ứng được yêu cầu xã

hội là một vấn đề cấp thiết. Lúc này, giáo viên không phải chỉ cung cấp những kiến

2

thức sẵn có trong sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, bổ sung thêm những tư liệu ở

bên ngoài để góp phần làm phong phú sinh động bài dạy, gây hứng thú học tập cho

học sinh. Một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình dạy học đó

là sử dụng tài liệu văn học nói chung và sử dụng thơ ca cách mạng nói riêng vào

dạy học lịch sử. Đây là nguồn tư liệu quan trọng, phong phú nếu được khai thác và

sử dụng hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, giúp các em tái hiện lại kiến thức lịch sử

một cách có hệ thống, sinh động, phát triển trí tưởng tượng và tư duy độc lập nhận

thức của học sinh.

Thơ ca cách mạng nói riêng làm cho bài giảng thêm sinh động, phong phú,

học sinh hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn những sự kiện, nhân vật lịch sử. Bởi thơ ca cách

mạng ra đời cùng với thời kì cách mạng của dân tộc. Sử dụng thơ ca cách mạng vào

dạy học lịch sử sẽ góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử, giáo dục

lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 gắn liền hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta. Văn học nói chung

và thơ ca cách mạng nói riêng trong giai đoạn này tập trung phản ánh quá trình đấu

tranh cách mạng đầy cam go, quyết liệt nhưng rất đổi anh hùng của cả dân tộc Việt

Nam với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính vì vậy, khi dạy học

giai đoạn này giáo viên cần sử dụng nhiều nguồn tư liệu trong đó có thơ ca cách

mạng để giúp học sinh tái hiện bức tranh lịch sử hào hùng của dân tộc và thắng lợi

của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng thơ ca cách trong dạy học lịch

sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường trung học

phổ thông trên địa bàn tỉnh QuảngNam” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử vấn đề

Liên quan đến đề tài đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu

ở những góc độ khác nhau, tiêu biểu là các công trình sau:

PGS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), PGS.TS Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị

Côi (2002) “Phương pháp dạy học lịch sử”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trong

cuốn này, các tác giả đã đề cập đến các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học. Về vai trò và ý nghĩa của các phương pháp trong dạy học lịch sử. Các tác giả

3

đã đề cập đến việc sử dụng các loại tài liệu trong dạy học lịch sử trong đó có tài liệu

văn học nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng. Cách tiến hành phương pháp sử

dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng như vị trí, vai trò và ý nghĩa của

việc sử dụng tài liệu văn học nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng. Tuy nhiên,

giáo trình mới chỉ dừng lại ở mức độ trình bày những lí luận chung, chưa đi vào

từng nội dung cụ thể.

PGS.TS Đặng Văn Hồ (chủ biên), TS Nguyễn Thành Nhân, TS Nguyễn

Đức Cường với “Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh Trung học Phổ thông”

(2013), ĐHSP - ĐH Huế. Trong cuốn này, các tác giả đã trên cơ sở kế thừa và hoàn

thiện giáo trình “Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông” cũng

như kế thừa các công trình nghiên cứu khác. Nội dung của giáo trình có liên quan

đến những vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử, làm cơ sở cho việc đi sâu, giải

quyết vấn đề về hình thành tri thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông. Tuy

nhiên, giáo trình cũng chỉ mới cung cấp những kiến thức chung trong phương pháp

dạy học, chưa đi sâu vào những nội dung cụ thể.

PGS.TS Đặng Văn Hồ, PGS.TS Trần Vĩnh Tường với “Lí luận dạy học

môn lịch sử” (2012), Nxb Đại học Huế. Trên cơ sở những công trình trước, đã cung

cấp về đối tượng, những nội dung, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc xây dựng

chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ,

phương pháp nghiên cứu của bộ môn lí luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử,

nội dung và phương pháp sử dụng sách giáo khoa. Cung cấp những lí luận về dạy

học bộ môn lịch sử.

Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Huế (2011) của sinh viên Lê Thị Liên

“Sử dụng thơ ca cách mạng để tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử

Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn)”. Khoa lịch

sử - ĐHSP Huế. Công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số nguyên tắc, phương

pháp sử dụng tài liệu văn học nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng trong dạy

học lịch Việt Nam. Sử dụng thơ ca cách mạng trong hoạt động ngoại khoá trong dạy

học lịch sử. Nhưng vẫn chưa tập trung nghiên cứu một cách cụ thể về việc sử dụng

thơ ca cách mạng để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1954 - 1975.

4

Trong các bài giảng cụ thể ở trường THPT, chưa có công trình nào tập trung

nghiên cứu một cách có hệ thống về lí luận và thực tiễn tiến hành cũng như phương

pháp tiến hành sử dụng các tác phẩm thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử. Vì

vậy, nhiệm vụ của khóa luận là phải đi sâu tìm hiểu, lựa chọn các tác phẩm thơ ca

cách mạng phù hợp vào giảng dạy các bài học lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử

12 giai đoạn 1954 - 1975 (chương trình chuẩn).

Trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,

tiếp nhận những vấn đề lí luận về giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, đặc

biệt là lí luận về công tác dạy học. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch

sử, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng các tác phẩm thơ ca cách mạng

trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở

trường THPT. Đề tài chọn là giai đoạn lịch sử 1954 - 1975, đây là giai đoạn mà

nhân dân Việt Nam đấu tranh đế quốc Mỹ xâm lược, một giai đoạn lịch sử hào hùng

của dân tộc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đối tượng được xác định như trên, đề tài không nghiên cứu sâu lí luận về

khái niệm thơ ca cách mạng, nhưng đi sâu tìm hiểu, phân tích nội dung các bài thơ

ca cách mạng để tiến hành vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, có

hiệu quả tốt.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, khai thác những tác phẩm thơ ca cách mạng để dạy học các sự

kiện lịch sử có liên quan đến tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

nhằm đạt được các mục tiêu:

Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, thể hiện trên các mặt về giáo dục, giáo

dưỡng và phát triển. Khắc phục được tình trạng chất lượng học tập môn lịch sử

đang giảm sút.

5

Góp phần đổi mới phương pháp dayj học bộ môn, làm phong phú hơn hình

thức học tập của một bộ môn mang tính chất đặc thù.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu các

kiến thức lịch sử.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên. Khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu các tác phẩm, các bài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về

lí luận dạy học lịch sử, về thơ ca cách mạng.

- Nghiên cứu nội dung lịch sử dân tộc trong sách giáo khoa lớp 12, giai đoạn

1954 - 1975.

- Xác định các bài thơ ca cách mạng có liên quan đến nội dung của sách giáo

khoa trong giai đoạn lịch sử nêu trên.

- Đề xuất các nguyên tắc cơ bản và biện pháp sư phạm cần thiết để sử dụng

thơ ca cách mạng trong dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở

trường THPT.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện những phương pháp sau:

- Cơ sở pháp luận nghiên cứu của khóa luận là dựa trên quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và giáo dục lịch sử về sử

dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn lịch sử được

xác định.

- Tiếp cận, đi sâu nghiên cứu và phân tích tài liệu tâm lí học, giáo dục học,

nghiên cứu chương trình môn lịch sử, sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương trình

chuẩn). Lựa chọn và sắp xếp các loại tài liệu cần thiết cho đề tài, sau đó tiến hành

tập hợp, so sánh, đối chiếu chọn lọc nội dung chính xác, khách quan, khoa học phù

hợp với chương trình và đối tượng nhận thức của học sinh ở trường THPT để sử

dụng các tài liệu về thơ ca cách mạng có liên quan đến nội dung của chương trình

thuộc giới hạn của đề tài.

- Điều tra cơ bản: Thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh, điều

tra xã hội học để tìm hiểu thực tiễn của việc sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy

học lịch sử Việt Nam ở các trường phổ thông.

6

- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy thực nghiệm toàn phần và đối

chứng ở các lớp 12, THPT. Trên cơ sở các tiết giảng thực nghiệm giáo dục, kiểm tra

kết quả bằng trắc nghiệm giáo dục và rút ra kết luận.

6. Đóng góp của khóa luận

Đề tài khóa luận góp phần bước đầu tập hợp và lựa chọn một số tài liệu thơ ca

cách mạng phù hợp với nội dung cụ thể trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương

trình chuẩn), giai đoạn 1954 - 1975. Từ đó nhận thấy mối quan hệ giữa việc dạy học

các sự kiện lịch sử Việt Nam và việc sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch

sử. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,

truyền thống yêu nước cho học sinh.

Khóa luận này là nguồn tài liệu cho những ai quan tâm đến đề tài này, là tài

liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên dạy học lịch sử Việt Nam giai đoan 1954 -

1975.

7. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia

làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng các tác phẩm thơ ca

cách mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình

chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 2: Hệ thống thơ ca cách mạng được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1954 -1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT.

Chương 3: Các biện pháp sử dụng các tác phẩm thơ ca cách mạng trong dạy

học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT.

7

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

CÁC TÁC PHẨM THƠ CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975, (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN )

Ở TRƯỜNG THPT

1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng thơ ca cách mạng trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1954 - 1975, (chương trình chuẩn) ở trường THPT

1.1.1. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT

1.1.1.1. Quan niệm về tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Trong xu thế hội nhập của đất nước, để nền giáo dục của nước ta hội nhập

với thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: “Đào tạo thế hệ trẻ thành người lao

động làm chủ nước nhà. Có trình độ văn hóa cơ bản, đáp ứng những yêu cầu phát

triển kinh tế, xã hội, những người thông minh, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức

tốt…Con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo

này chi phối nội dung và phương pháp học” [17; tr11,12].Vì vậy, phương pháp dạy

học và việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ hết sức cần

thiết đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

“Phương pháp dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của

thầy và trò, trong đó thầy tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập tốt nhằm thực hiện

tốt các nhiệm vụ dạy học” [19; tr12]. Với quan điểm đó, một trong những phương

pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là sử dụng tài liệu nói chung và tài

liệu văn học nói riêng trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng tài liệu văn học là căn cứ

khoa học, là bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện mà

học sinh cần thu nhận. Qua đó, giúp các em khắc phục việc hiện đại hóa lịch sử

hoặc hư cấu sai sự thật, và cũng là cơ sở để các em nắm vững bản chất các sự kiện,

hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật của lịch sử, rèn luyện cho học sinh

nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử.

Do đặc trưng của lịch sử là các sự kiện, nhân vật lịch sử…đều diễn ra trong

quá khứ, muốn tái hiện lại nó thì cần phải sử dụng các loại tài liệu. Vì thế, tài liệu

càng đầy đủ thì tri thức càng chính xác, phong phú và sâu sắc. Với ý nghĩa đó, việc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!