Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Sử dụng phối hợp các phƣơng tiện trong dạy
học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo định
hƣớng phát triển năng lực
GVHD : PGS.TS Đậu Thị Hòa
Họ và tên ngƣời thực hiện : Đinh Thị Ngọc Diễm
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2018
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì
một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Ngọc Diễm
3
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Đậu Thị Hòa, người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
` Xin chân thành cảm ơn các trường TPHP Phan Thành Tài, THPT Hòa Vang
thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực nghiệm sư phạm
và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Tổ Bộ môn Lí
Luận và Phương Pháp khoa Địa lí Trường ĐHSP Đà Nẵng.
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của các Thầy, Cô cộng
tác thực nghiệm sư phạm và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến mọi người.
Luận văn này được hoàn thành tại Bộ môn Lí Luận và Phương Pháp dạy học
môn Địa lí, Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Đà Nẵng.
Tác giả luận văn
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DH Dạy học
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXBGD Nhà xuất bản giáo dục
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PT Phương tiện
PTDH Phương tiện dạy học
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
SGK Sách giáo khoa
5
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng và toàn dân”, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến toàn hệ
thống xã hội, góp phần cơ bản cho phát triển xã hội, giáo dục luôn đổi mới đáp ứng
yêu cầu thời đại. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo
Dục và Đào tạo năm 2015 nêu rõ quan điểm: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, cách khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…”.
Chủ trương chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào Tạo là phải thúc đẩy đổi mới
PPDH, khắc phục những lối mòn dạy học cũ. Vấn đề đổi mới PPDH được thể hiện
trong điều 28 – luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại nềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Từ vấn đề đổi mới PPDH kéo theo hàng loạt
các vấn đề khác đó là đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới thiết bị, PPDH,
đổi mới kiểm tra – đánh giá…vì vậy đổi mới PP giáo dục theo định hướng năng lực
đồng nghĩa với việc sử dụng PPDH Địa lí theo hướng đi mới nhằm vào trọng tâm là
đối tượng người học.
PPDH có ý nghĩa to lớn trong môn địa lí ở phổ thông, đặc trưng trong khoa
học Địa lí bởi vì các sự vật hiện tượng địa lí được hiểu đi liền với không gian lãnh
thổ, HS không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các PT trực quan. Hơn
nữa các sự vật, hiện tượng địa lí lại đa dạng và phức tạp, dựa vào PTDH mới trở nên
gần gũi, cụ thể hơn đối với nhận thức của HS. Việc đổi mới PPDH theo hướng phát
triển năng lực người học, PTDH vừa là công cụ để GV tổ chức hoạt động nhận thức,
rèn luyện năng lực cho học sinh, vừa là cơ sở để HS hoạt động tích cực, chủ động
tìm ra những kiến thức cần thiết. Hiện nay, PTDH bao gồm các phương tiện truyền
thống như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, atlat, bảng số liệu, phiếu học tập…và
các phương tiện hiện đại: Các phần mềm dạy học, sơ đồ tư duy,…góp phần tích cực
6
vào việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học địa lí trong nhà
trường.
Trên thực tế hoạt động dạy học môn Địa lí lớp 11 THPT còn nhiều hạn chế,
bất cập trong sử dụng PT Địa lí. PTDH đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy
học, có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức và hình thành năng lực của học
sinh. Tuy nhiên, PTDH còn chưa đồng bộ, mặt khác nhiều GV sử dụng chưa tốt các
PT trong các tiết dạy. Tình trạng dạy “chay” vẫn còn khá phổ biến, việc đổi mới,
tích cực sử dụng PTDH của GV có chuyển biến tích cực nhưng chưa mạnh mẽ. Đa
số các GV ít khi phối hợp các PTDH để thấy được mối liên hệ giữa những tri thức
chuyên môn Địa lí và chưa chú ý đến phát triển năng lực HS. Chương trình Địa lí
lớp 11 đề cập đến vấn đề các khu vực và quốc gia trên thế giới, xét về nội dung và
PP, chương trình có đầy đủ điều kiện thuận lợi để sử dụng kết hợp các PT trong dạy
học nhằm hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục Địa lí, những đề tài nghiên cứu sử dụng
phối hợp các PTDH trong Địa lí còn chưa rõ ràng. Đa số chỉ đề cập đến một hình
thức sử dụng PT Địa lí và sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Để
hoạt động dạy học ở trường trung học đáp ứng được mục tiêu đổi mới căn bản và
toàn diện của giáo dục cần có những nghiên cứu cơ bản có hệ thống. Việc nghiên
cứu sử dụng kết hợp PTDH địa lí trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận và thực tiễn. Từ những lí do trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng phối hợp các phương tiện trong dạy học Địa lí
lớp 11 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu PP sử dụng phối hợp các PT trong dạy học Địa lí 11 theo định
hướng phát triển năng lực HS. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả đổi mới chương
trình giáo dục hiện nay ở trường THPT.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Địa lí.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- PTDH Địa lí 11.