Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng hiệu quả trò chơi toán học trong dạy – học toán lớp 1.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ NGUYỆT MINH
Sử dụng hiệu quả trò chơi toán học trong
dạy – học Toán lớp 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên,
có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là bậc học cung cấp những cơ sở ban đầu
cho học sinh tiếp tục học lên các bậc học trên, giúp các em hình thành những
đường nét cơ bản của nhân cách người lao động. Mục tiêu giáo dục của Tiểu
học được thực hiện thông qua việc dạy – học các môn học và việc thực hiện
các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục.
Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán ở Tiểu học cũng có một vị trí
quan trọng. Trước năm 1981, việc dạy Toán ở Tiểu học của nước ta chỉ tập
trung vào dạy thực hiện các phép tính số học, nên tên môn học lúc đó là Học
tính. Từ năm 1981 đến nay, môn Học tính ở Tiểu học đã được đổi thành môn
Toán. Môn Toán không chỉ dạy học sinh các kiến thức và kỹ năng về tính mà
quan trọng hơn là tập trung dạy cách học toán theo định hướng đổi mới: giáo
viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động tự phát hiện, tự giải
quyết các vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh các kiến thức [9, 7]. Từ đó, tự học
sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học trong thực hành tính vào giải các bài
toán có nội dung thực tế, gần gũi với đời sống; từng bước phát triển các năng
lực tư duy, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của các em.
Đối với học sinh lớp 1, các em vừa chuyển sang một môi trường mới,
được học tất cả các môn học, trong khi đó ở Mầm non các em chủ yếu là
được vui chơi, nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê
và dễ nhàm chán. Vì vậy, muốn các em học tốt môn Toán, trước hết phải tạo
cho các em những say mê hứng thú với môn học.
Tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Toán nói
riêng là rất cần thiết, nó phù hợp với đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học
3
và phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay. Bên
cạnh việc học sinh tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, trò chơi học
tập sẽ giúp các em chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang “hưng phấn” để
tiếp tục tìm ra kiến thức mới. Trò chơi học tập giúp học sinh: thay đổi hình
thức hoạt động, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các
kiến thức đã học; phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập,
ham hiểu biết và khả năng suy luận. Sự “ khô khan” của giờ học Toán sẽ được
giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên và hấp dẫn hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các giáo viên Tiểu học đã được tiếp
thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Song, để tổ chức trò chơi
trong các giờ dạy học Toán thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn là một
điều không đơn giản, nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn
bị… Mặt khác, việc tổ chức trò chơi học tập sao cho học sinh cảm thấy hấp
dẫn và thích thú phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của giáo viên,
nhưng kỹ năng tổ chức trò chơi của giáo viên cơ bản vẫn còn rất nhiều hạn
chế.
Vì những lý do trên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, tôi đã
chọn đề tài: “Sử dụng hiệu quả trò chơi toán học trong dạy – học Toán lớp 1”
nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả trong dạy - học môn
Toán ở lớp 1.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tổ chức trò chơi học tập nói chung và trong dạy học môn Toán ở Tiểu
học nói riêng là một hình thức dạy học mới đã được các nhà sư phạm trên thế
giới cũng như ở nước ta quan tâm. Theo nhà sư phạm nổi tiếng N.K
Crupxkaia thì “trò chơi học tập không những là phương thức nhận biết thế
giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý mà còn giúp trẻ xích lại gần
nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Trẻ không chỉ
4
học trong lúc học mà còn học trong lúc chơi. Chơi với trẻ là vừa học, vừa lao
động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc” [8, 5]. Trong các giáo trình
“giáo dục học”, “giáo dục học Tiểu học” cũng luôn nhấn mạnh việc tổ chức
trò chơi học tập chiếm vị trí quan trọng trong phương pháp dạy học “trò chơi
là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào
học tập tích cực, vừa chơi, vừa học và học có hiệu quả”.
Bởi nhận thức được ý nghĩa của trò chơi học tập nên việc tổ chức trò
chơi trong dạy học ở Tiểu học đã trở nên khá phổ biến đối với môn Toán và
một số môn học như: Tiếng Việt, Tự nhiên Xã hội, Đạo đức,… Đã có một số
công trình nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi toán học như: Luận án thạc sĩ
khoa học sư phạm – tâm lý của Thạc sĩ Mã Thanh Thủy: Tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh thông qua việc dạy học bằng xây dựng và tổ
chức một số trò chơi toán học ở các lớp cuối bậc Tiểu học; Khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên Trần Thị Bích Vân: Thiết kế hệ thống trò chơi Toán học
có yếu tố hình học nhằm phát huy khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh
lớp 1 trong việc học Toán.
Những đề tài trên đã nghiên cứu về trò chơi toán học ở bậc Tiểu học ở
những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi thấy việc đưa ra các biện
pháp sử dụng các trò chơi đó một cách cụ thể, tường minh hơn sẽ mang ý
nghĩa cả về lí luận và thực tiễn đối với việc tổ chức trò chơi toán học ở lớp 1.
Cần nhấn mạnh rằng những thành tựu nghiên cứu đã điểm dẫn ở trên chứa
đựng những nội dung quan trọng, trực tiếp góp phần làm cơ sở lý luận cho
chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lý thuyết chung về việc sử dụng trò chơi toán học trong dạy
học Toán cho học sinh lớp 1 và tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi toán học
5
ở một số trường Tiểu học. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm sử
dụng hiệu quả trò chơi Toán học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung.
- Tìm hiểu việc sử dụng trò chơi Toán học ở lớp 1 tại 6 trường Tiểu học
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng có hiệu qủa trò chơi Toán học
trong dạy - học toán lớp 1.
- Tiến hành thực nghiệm tại 4 trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị.
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy – học môn Toán ở lớp 1.
- Đối tượng: Việc sử dụng trò chơi toán học lớp 1.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp quan sát, đánh giá.
Phương pháp phân tích – tổng hợp .
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thực nghiệm.
7. Tóm tắt nội dung đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
1. Phần mở đầu: lí do chọn đề tài; mục đích nghiên cứu; lịch sử
vấn đế nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu; khách thể và đối tượng
nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, tóm tắt nội dung đề tài.
2. Phần nội dung: Gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
6
- Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng trò chơi Toán học và đề xuất
một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi Toán học trong
dạy – học Toán lớp 1.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3. Phần kết luận
- Một số kết luận
- Một số đề xuất
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
1.1.1. Tri giác
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết
và mang tính không chủ định, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa
chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Các em đã có khả năng phân
tích, tách các dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng, tuy nhiên việc phân
tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở học sinh các lớp đầu cấp tiểu học còn
yếu. Học sinh thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác.
Ở các lớp đầu cấp Tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành
động, với hoạt động thực tiễn, trẻ chỉ cảm nhận được những cái nó cầm nắm.
Những gì phù hợp với nhu cầu của các em, những gì các em thường gặp trong
cuộc sống và gắn với hoạt động của các em, những gì giáo viên hướng dẫn thì
các em mới tri giác được.
Tính xúc cảm thể hiện rõ trong tri giác. Những dấu hiệu, những đặc
điểm nào của sự vật gây cho các em cảm xúc thì được các em tri giác trước
hết. Vì vậy, cái trực quan, rực rỡ, sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ
gây ấn tượng tốt hơn.
Tri giác và đánh giá không gian, thời gian của học sinh Tiểu học còn
hạn chế. Các em rất khó tư duy với cái mang tính chất trừu tượng và khó tư
duy khi sự vật biến đổi.
1.1.2. Tư duy
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức
bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của của những đối tượng và
hiện tượng cụ thể.