Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông
(chương trình chuẩn)
Using conventional visual appliances for the 11th grade world history teaching in high school
(standard program)
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 102 tr. +
Nguyễn Thị Hà Tiến
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Lịch sử);
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Đình Tùng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu tình hình thực tế về trang bị, xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan
quy ước ở trường trung học phổ thông hiện nay, trong đó cần quan tâm nhiều đến tính hiệu
quả đối với bài học lịch sử cũng như những khó khăn, hạn chế khi sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước. Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là phương pháp
sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng để sử dụng
trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông - chương trình chuẩn.
Nghiên cứu nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử thế giới ở lớp 11, từ đó xác định những
kiến thức cơ bản cần sử dụng đồ dùng trực quan quy ước. Lựa chọn, xây dựng và đề xuất
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước khi dạy lịch sử thế giới lớp 11 trung học
phổ thông (chương trình chuẩn). Đây là nhiệm vụ cơ bản của đề tài. Tiến hành thực nghiệm
sư phạm ở một số trường phổ thông, qua đó đánh giá hiệu quả của đồ dùng, đồng thời trao
đổi, rút kinh nghiệm, tiếp thu những ý kiến đóng góp của giáo viên phổ thông nhằm hoàn
thiện hơn nữa việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử.
Keywords: Phương pháp dạy học; Lịch sử; Lịch sử thế giới; Lớp 11; Đồ dùng trực quan
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng vì cung cấp cho học sinh những
tri thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó giáo dục
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và cách mạng XHCN, tinh thần quốc tế chân
chính; rèn luyện năng lực tư duy và thực hành, thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
Tuy nhiên, thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay, chất lượng dạy học Lịch sử vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sở dĩ có tình trạng này là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
2
- Giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của phương pháp dạy học đối với việc giáo dục,
do đó chưa khắc phục những yếu kém trong dạy học.
- Do sự tồn tại quan niệm không đúng về bộ môn lịch sử, coi đây là „môn phụ” nên không chú
ý đúng mức đến chất lượng bộ môn.
- Do việc “học lệch”, và tư tưởng “thực dụng”, “học gì thi nấy” của học sinh nhằm đạt kết quả
môn học chứ không nhằm trang bị hiểu biết cho bản thân trong học tập.
- Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng trực quan trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng bộ môn
Chính vì những lý do trên khiến cho việc dạy – học Lịch sử ở trường phổ thông trở nên nặng
nề, khô cứng, nhàm chán. Vì vậy hiệu quả bài học không cao, học sinh không hứng thú nên chưa
đảm bảo chất lượng bộ môn.
Từ thực tiễn trên, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong đó phương pháp trực quan có ý nghĩa
quan trọng. Phương pháp trực quan không chỉ giúp giáo viên “nhàn” trong dạy học mà còn gây hứng
thú cho học sinh. Đặc biệt, đồ dùng trực quan quy ước còn góp phần tích cực vào việc tạo biểu
tượng, hình thành khái niệm lịch sử, phát triển tư duy cho học sinh mà đồng thời còn làm cho bài học
thêm phong phú, sinh động hơn.
Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Sử dụng đồ dùng
trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình
chuẩn)” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Đồ dùng trực quan có vị trí rất quan trọng đối với nhận thức của học sinh trong học tập nói
chung và học tập lịch sử nói riêng, nên từ lâu, vấn đề này được các nhà nghiên cứu giáo dục trong và
ngoài nước quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu.
2.1. Tài liệu nước ngoài
Các cuốn “Giáo dục hoc” của T.A Ilina, tập I,II (NXB GD, H, 1973), cuốn “Lý luận dạy học
ở trường phổ thông” của I. Ia Lecnevà M.N. Xcatkin (NXB GD, H, 1980, cuốn “Những cơ sở của lí
luận dạy học”, tập I, II, III của B.P. Êxipốp (NXB GD, H, 1971), cuốn “Phát huy tính tích cực học tập
của học sinh như thế nào?” của I.F. Kharlamôp, Tập I, II (NXB GD, H, 1978)… đã nêu lên những vấn
đề lí luận cơ bản về vai trò, ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học. Phương pháp trực quan
được xem là phương pháp có hiệu quả trong việc phát huy tính tính cực học tập của học sinh, là cơ sở để
học sinh khắc sâu, ghi nhớ kiến thức, hiểu bản chất vấn đề và hình thành khái niệm.
Về giáo dục Lịch sử, các chuyên khảo: “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”
của Vaghin đã dành một chương: “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan” để nêu lên các vấn đề
về vai trò, ý nghĩa, các loại và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.