Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÚT
SỰ CÓ MẶT CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÚT
SỰ CÓ MẶT CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự - Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học: Ts.Nguyễn Duy Hưng
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, quyết định, bản án được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Những ý kiến, đề xuất khoa học trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân
tôi, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Út
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTHS: Tố tụng hình sự
HĐXX: Hội đồng xét xử
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƢỜI BỊ HẠI VÀ PHIÊN TÒA
HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.1 Một số vấn đề về ngƣời bị hại và sự tham gia của ngƣời bị hại trong tố tụng
hình sự .....................................................................................................................04
1.1.1 Khái niệm người bị hại ...................................................................................04
1.1.2 Người bị hại – Một trong những chủ thể thực hiện chức năng buộc tội.........11
1.1.3 Người bị hại – Chủ thể cần được bảo vệ trong tố tụng hình sự......................16
1.1.4 Lời khai của người bị hại –Một nguồn chứng cứ luật định trong vụ án.........19
1.1.5 Ý nghĩa của sự tham gia của người bị hại trong tố tụng hình sự ...................20
1.1.5.1 Sự tham gia tố tụng của người bị hại góp phần xác định sự thật khách quan
của vụ án ..................................................................................................................20
1.1.5.2 Sự tham gia tố tụng của người bị hại là đảm bảo pháp lý quan trọng trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính người bị hại................................23
1.1.6 Sự tham gia của người bị hại trong các giai đoạn tố tụng hình sự ................24
1.1.6.1 Sự tham gia tố tụng của người bị hại trong các giai đoạn khởi tố, điều tra và
truy tố .......................................................................................................................24
1.1.6.2 Sự tham gia tố tụng của người bị hại trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ........28
1.2 Phiên tòa hình sự sơ thẩm ...............................................................................29
1.2.1 Khái niệm phiên tòa hình sự sơ thẩm..............................................................29
1.2.2 Bản chất của phiên tòa hình sự hình sự sơ thẩm ............................................30
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa phiên tòa hình sự sơ thẩm.....................................................31
1.2.4 Trình tự của phiên tòa hình sự sơ thẩm ..........................................................32
1.2.5 Thành phần tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm............................................35
1.2.5.1 Thành phần những người tiến hành tố tụng.................................................35
1.2.5.2 Thành phần những người tham gia tố tụng .................................................36
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ SỰ
THAM GIA CỦA NGƢỜI BỊ HẠI VÀ THỰC TRẠNG THAM GIA
CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự tham gia và hoạt động của
ngƣời bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ..........................................................40
2.1.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự có mặt của người bị hại tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm ........................................................................................40
2.1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động và vai trò của người bị
hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.............................................................................44
2.1.2.1 Trong thủ tục bắt đầu phiên tòa...................................................................44
2.1.2.2 Trong thủ tục xét hỏi ....................................................................................46
2.1.2.3 Trong thủ tục tranh luận ..............................................................................51
2.2 Thực trạng về sự tham gia tố tụng của ngƣời bị hại tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm.........................................................................................................................54
2.2.1 Trong thủ tục bắt đầu phiên tòa......................................................................55
2.2.2 Trong thủ tục xét hỏi .......................................................................................67
2.2.3 Trong thủ tục tranh tụng .................................................................................69
2.3 Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của
ngƣời bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ..........................................................69
2.3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vị trí, vai trò của
người bị hại ..............................................................................................................70
2.3.2 Hoàn thiện một số quy định khác về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình
sự ..............................................................................................................................76
2.3.3 Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật tố tụng hình sự ...................................81
PHẦN KẾT LUẬN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
thì sự có mặt của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng
không những đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện, khách
quan mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm
và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của con người trong hoạt động xét xử. Đặc biệt
sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm sẽ góp phần nâng cao chất
lượng của phiên tòa, trên cơ sở điều tra công khai, người bị hại là một bên của quá
trình tố tụng, là người cung cấp những chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự thì
sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa giúp cho Hội đồng xét xử tuyên một bản án
đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích của người
bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có nhiều phiên tòa vắng mặt người bị hại, có
nhiều phiên tòa phải hoãn nhiều lần do sự vắng mặt của người bị hại dẫn đến việc
giải quyết vụ án kéo dài, không phù hợp với quy định của pháp luật, không khách
quan, không toàn diện, làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm, quyền và lợi ích của
người bị hại không được bảo vệ đúng mức. Đa số phiên tòa đều vắng người bị hại,
sự tham gia của họ là rất hạn hữu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
như quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự có mặt của người bị hại còn có
những điểm bất hợp lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm của người bị hại,
do nhận thức về tầm quan trọng của người bị hại của các cơ quan tiến hành tố tụng
chưa đầy đủ…nên việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực
tiễn về sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng và mang tính cấp thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị hại, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Mặc khác, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người
bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng cải cách
tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Đây cũng là lý do
tác giả chọn đề tài: “Sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” cho luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về người bị hại trong tố tụng hình sự, trong một số giáo trình của các trường
đại học cũng như các bài viết trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành luật
và trong khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đều nghiên cứu và
có đề cập đến sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, như “Địa vị
2
pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự” của tác giả Phạm Thị Xuân – Luận
văn cử nhân năm 2001, “Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt
Nam” của tác giả Ngô Thị Phúc Hảo – Luận văn cử nhân khóa 25, “Người bị hại
trong tố tụng hình sự” của tác giả Đỗ Thị Kiều Trang – Luận văn cử nhân khóa 30,
“Người bị hại trong tố tụng hình sự” của tác giả Bạch Ngọc Chí Thanh – Lớp Thành
ủy khóa 2 – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Người bị hại trong tố tụng hình
sự” của tác giả Lê Tiến Châu – Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2007, nhưng chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về “Sự có mặt của
người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên
biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sư sơ
thẩm là cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm một cách
hệ thống, khoa học trên cơ sở các quy định của pháp luật để xác định rõ cơ sở lý
luận, pháp lý cùng với thực trạng tham gia tố tụng tại phiên tòa hiện nay của người
bị hại. Trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng tại phiên
tòa của người bị hại từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
xét xử, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như đáp ứng yêu cầu
của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền
con người khi tham gia tố tụng.
4. Phạm vi của luận văn
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề chung về người bị hại, về phiên tòa hình
sự sơ thẩm, về sự tham gia của người bị hại và hoạt động của người bị hại tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm những năm gần đây. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham gia tố
tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của người bị hại từ đó tìm ra những nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự tham gia tố tụng của người bị hại và đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chính sách của Đảng; pháp luật hình
sự, pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước về nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội
phạm, về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Đồng thời luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học như thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, lô gíc, khảo sát… nhằm
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn