Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sốt rét trẻ em.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bệnh sốt rét
BỆNH SỐT RÉT
Mục tiêu
1. Trình bày nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh sốt rét .
2. Nêu lên được chu trình sinh sản của ký sinh trùng sốt rét .
3.Trình bày các triệu chứng lâm sàng bệnh sốt rét .
4. Trình bày cách điều trị và phòng bệnh sốt rét.
1.Đại cương
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra . Bệnh truyền từ người này
sang người khác qua trung gian muỗi Anophèles . Bệnh có thể gây tổn thương toàn thân .
Triệu chứng điển hình là cơn sốt rét ; gan lách lớn và thiếu máu .
2.Dịch tễ
Hiện nay bệnh sốt rét vẫn còn lưu hành phần lớn ở các quốc gia vùng nhiệt đới như châu Phi ,
châu Á , trung Mỹ và nam Mỹ . Muỗi Anophèles là vật trung gian truyền bệnh . Hiện nay trên
thế giới có khoảng 270 triệu người bị nhiễm sốt rét . Trên toàn thế giới có đến gần 400 loài
muỗi Anophèles , nhưng chỉ có 60 loài gây bệnh . Riêng ở Việt Nam đã phát hiện 56 loài .
Tuy vậy loài có vai trò truyền bệnh chủ yếu là Anophèles Minimus , chủng sống trong và
ngoài nhà , bọ gậy sinh sôi nảy nở ở ven suối hoặc vùng nước chảy chậm . Còn có loài
Anophèles Dius sống ngoài nhà , bọ gậy phát triển ở những vũng nước đọng dưới bóng râm
trong rừng . Ngoài ra còn có A. subpictus và Anophèles sundaicus gây bệnh sốt rét ở vùng
ven biển nước lợ , chúng sống trong và ngoài nhà , bọ gậy phát triển ở thuỷ vực nước lợ ven
biển .
3.Tác nhân gây bệnh
Có 4 loại Plasmodium gây bệnh cho người . Trong đó P.Falciparum và P.Vivax chiếm khoảng
95% trên toàn thế giới . Đối với P.Ovalae và P.Malariae chiếm 5% . Ở Việt Nam có thể gặp 2
- 3 loại. Plasmodium sống ký sinh ở 2 ký chủ: Trong cơ thể người gọi là giai đoạn vô tính, và
trong cơ thể muỗi gọi là giai đoạn hữu tính .
3.1.Thời kỳ ký sinh ở người
Có 2 giai đoạn
3.1.1.Giai đoạn ngoài hồng cầu
Khi muỗi đốt vào cơ thể người , thoa trùng theo nước bọt vào máu . Khoảng 1 giờ sau chúng
xâm nhập vào tế bào gan , ở đây chúng phát triển thành tiết trùng , rồi tiến triển thành thể
phân liệt . Sau đó thể phân liệt phá vỡ tế bào gan phóng thích các tiết trùng vào máu . Đến đây
chấm dứt giai đoạn ngoại hồng cầu của P.Falciprum . Riêng P.Vivax, P.Ovalae và P.Malariae
thì giai đoạn này kéo dài và phóng nhiều đợt tiết trùng vào máu gây ra tình trạng tái phát
trong vòng 10 - 15 năm .
3.1.2.Giai đoạn trong hồng cầu
Tiết trùng từ tế bào gan ra máu , xâm nhập vào hồng cầu và phát triển thành thể dưỡng bào,
rồi thể phân liệt , rồi lại phân chia thành tiết trùng .Với P.Falciparum có khoảng 40.000 tiết
trùng cho 1 hồng cầu ; với Vivax có khoảng 10.000 cho một hồng cầu . Phân liệt vỡ ra ,
phóng thích tiết trùng rồi xâm nhập vào hồng cầu khác . Số hồng cầu bị ký sinh do P.Vivax ,
P.Ovalae , P.Malariae không quá 1% . Riêng P.Falciparum có thể trên 2% . Một số tiết trùng
sau khi xâm nhập hồng cầu sẽ trở thành giao tử , nếu chúng được muỗi hút thì sẽ ký sinh ở
muỗi . Chu kỳ trong hồng cầu đối với P.Falciparum kéo dài trung bình 24 giờ hoặc có thể
ngắn hơn .
3.2.Thời kỳ ký sinh ở muỗi
Khi muỗi Anophèles đốt bệnh nhân sốt rét , nó hút vào dạ dày các thể vô tính và hữu tính ; chỉ
có thể hữu tính mới tiếp tục phát triển : đó là giao tử đực và giao tử cái phối hợp với nhau
110