Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SỐT (Fever and hyperthermia) potx
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
265.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1497

SỐT (Fever and hyperthermia) potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SỐT

(Fever and hyperthermia)

1. Đại cương.

Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân gây nên rối

loạn điều hòa thân nhiệt, làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải

nhiệt của cơ thể. Trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn,

triệu chứng sốt thường xuất hiện rất sớm. Vì vậy, sốt còn được coi là triệu

chứng nhạy bén và đáng tin cậy.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, khi nghỉ ngơi tại giường thì nhiệt độ cơ thể

đo ở miệng là < 990

F (hay < 37,20C). Nhiệt độ ở hậu môn cao hơn nhiệt độ ở

miệng 0,5 đến 10

F (khoảng 0,2-0,30C). Trong thực tế, người ta thường đo

nhiệt độ cơ thể ở nách. Nhiệt độ ở nách (ngoài da) sẽ thấp hơn nhiệt độ ở

miệng và hậu môn. Chính vì vậy, khi đo nhiệt độ ở nách mà >370C thì coi đó

là dấu hiệu không bình thường. Tuy vậy, quan niệm khi nhiệt độ tăng tới bao

nhiêu độ thì gọi là sốt cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả cho

rằng khi nhiệt độ phải tăng tới một mức nào đó thì mới coi là sốt, còn trên

mức bình thường tới nhiệt độ đó thì coi là tăng nhiệt độ. Quan điểm này

nhằm phân biệt giữa tăng nhiệt độ do tác động của các yếu tố gây sốt ngoại

lai và những rối loạn điều hoà nhiệt thông thường của cơ thể mà không có

tác động của các yếu tố gây sốt ngoại lai. Harrison khi viết về sốt kéo dài

cũng lấy mức nhiệt độ tăng  1010

F (tức  38,30C) kéo dài trong 2-3 tuần trở

lên. Trong cuốn “Nội khoa cơ sở” tập 1 được xuất bản năm 2003 của Trường

Đại học Y khoa Hà Nội (trang 29) cũng có viết “sốt là hiện tượng tăng thân

nhiệt quá 38,80C (đo ở miệng) hoặc 38,20C (đo ở trực tràng).”

Một số tác giả khác lại coi khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường

thì đều gọi là sốt. Tùy mức độ sốt mà chia ra: sốt nhẹ, sốt vừa và sốt cao.

Trong thực tế lâm sàng, khó có thể phân biệt trong mọi trường hợp là sốt do

các yếu tố gây sốt ngoại lai hay nội lai và các rối loạn điều hoà nhiệt thông thường

sinh lý. Do vậy, quan điểm tăng nhiệt độ và sốt cũng cần phải thống nhất lại. Thực

tế định nghĩa về sốt là một quy ước chưa được thống nhất.

Nên quan niệm thế nào là sốt? Quan điểm của chúng tôi cho rằng khi nhiệt

độ cơ thể tăng trên mức bình thường thì gọi là sốt. Trong thực tế lâm sàng ít khi ta

lấy nhiệt độ ở miệng hoặc hậu môn mặc dù biết nhiệt độ ở đó là phản ánh chính

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!