Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sông Côn mùa lũ
PREMIUM
Số trang
1170
Kích thước
6.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
749

Sông Côn mùa lũ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tên sách: Sông Côn mùa lũ

Tác giả: Nguyễn Mộng Giác

Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc Học

Năm xuất bản: 2004

Khổ: 16x24 cm

------------------------------

Nguồn: Báo Bình Định

Tạo ebook: Cotyba

Ngày hoàn thành: 20/01/2007

Lời giới thiệu

Phần I: Về An Thái

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Chương 4

Chương 5

Chương 6

Chương 7

Chương 8

Chương 9

Chương 10

Chương 11

Chương 12

Phần2: Tây Sơn Thượng

Chương 13

Chương 14

Chương 15

Chương 16

Chương 17

Phần 3: Hồi Hương

Chương 18

Chương 19

Chương 20

Chương 21

Chương 22

Chương 23

Chương 24

Chương 25

Chương 26

Chương 27

Chương 28

Chương 29

Chương 30

Chương 31

Chương 32

Chương 33

Chương 34

Chương 35

Chương 36

Chương 37

Phần 4: Phương Nam

Chương 38

Chương 39

Chương 40

Chương 41

Chương 42

Chương 43

Chương 44

Chương 45

Chương 46

Chương 47

Chương 48

Chương 49

Chương 50

Chương 51

Chương 52

Chương 53

Chương 54

Chương 55

Chương 56

Phần 5: Vượt đèo Hải Vân

Chương 57

Chương 58

Chương 59

Chương 60

Chương 61

Chương 63

Chương 64

Chương 65

Chương 66

Chương 67

Chương 68

Chương 69

Chương 70

Chương 71

Phần 6: Phú Xuân

Chương 72

Chương 73

Chương 74

Chương 75

Chương 76

Chương 77

Chương 78

Chương 79

Chương 80

Chương 81

Chương 82

Chương 83

Chương 84

Chương 85

Chương 86

Chương 87

Chương 88

Chương 89

Chương 90

Chương 91

Chương 92

Chương 93

Chương 94

Chương 95

Chương 96

Chương 97

Phần 7: Kết từ

Chương 98

Chương 99

Chương 100

Chương 101

Phụ lục

Lời giới thiệu

Sông Côn là con sông chảy qua vùng đất Tây Sơn quê hương của anh hùng dân tộc

Nguyễn Huệ. Anh Nguyễn Mộng Giác là người cùng quê với người anh hùng - nhân

vật tiểu thuyết đó của anh. Đấy cũng là một lợi thế để anh có những tình cảm và hiểu

biết đặng viết về biến cố lịch sử quan trọng nhất của thế kỷ 18 đó. Nhưng không phải

chỉ có thế. Để viết về lịch sử, dĩ nhiên là tác giả thông hiểu lịch sử. Nhưng đây không

phải là sử học ở chỗ sử học tạm ngừng bút (vì thật ra nó chưa bao giờ thực sự ngừng

bút) thì tiểu thuyết bắt đầu. Tiểu thuyết là lĩnh vực của cái có thể, của tưởng tượng, tất

nhiên là sự tưởng tượng ở đây bị chế ước bởi tình cảm và sự nhận thức về lịch sử.

Sông Côn mùa lũ (1) lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam, làm một trường thiên

về lịch sử thế kỷ 18. Tác phẩm rất hấp dẫn, trước hết là vì phẩm chất văn học của nó.

Các sử sự thì ta đã biết cả rồi nhưng những tình cảm, những thôi thúc nội tâm, những

suy tưởng, những quan hệ giữa con người với con người trải dài qua một biến cố lớn

lao thì đây là đầu ta tiếp xúc. Và sự phong phú của nó, vẻ đẹp của nó...lôi cuốn ta, lôi

cuốn những người yêu lịch sử dân tộc, yêu con người Việt Nam nhân ái và quả cảm.

Ở đây Nguyễn Huệ đã được mô tả thành công như đã có trong sử sách: anh hùng đến

mức xuất sắc, thiên tài, nhưng không phải anh hùng một cách đơn giản, tự nhiên nhi

nhiên, mà có những suy tưởng, trăn trở có hàm lượng trí tuệ, triết học - lịch sử cao

làm động cơ bên trong của những hành động. Nguyễn Huệ bình dị trong đời thường,

cũng có những cái bị ràng buộc bởi xã hội: anh yêu An sâu thẳm, thiết tha biết bao

nhiêu, nhưng rồi anh phải lấy người khác, và An thì cũng vậy. Thành công nhất là

tuyến nhân vật hư tưởng, tuyến nhân vật “đời thường”, “thế sự”, cái hồn, cái nền, cái

thẳm sâu... của tiểu thuyết lịch sử. Xét cho cùng, tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử phải giải

quyết một nhiệm vụ kép; nói như Chế Lan Viên có lần nói về chuyện này: “nó phải

nhảy qua hai vòng lửa”: vòng lửa “lịch sử” và vòng lửa “tiểu thuyết”. Trước mắt nhà

văn bao giờ cũng là những con người với những ràng buộc qua những biến cố lịch sử

và qua chính mình. Về tuyến nhân vật này, thành công lớn nhất của tác giả là An. Tôi

ít đọc được trong tiểu thuyết mình một nhân vật nữ nào quyến rũ, thương mến,

ViệtNam như An. An là người phụ nữ Việt Nam của mọi thời biến động, nhẫn nại,

yêu thương, đi hết số phận mình và phong phú, đẹp đẽ biết bao trong nội tâm.Có thể

nói, tác giả đã gởi vào An rất nhiều những thể nghiệm, những suy tưởng... về người

phụ nữ Việt Nam - người gánh lịch sử, đất nước, chồng con... trên đôi vai bé nhỏ, yếu

đuối của mình. Có thể nói An là cái “nguyên lý thi học”, cái thước đo thử nghiệm của

tác phẩm. Điều thú vị là An đã làm say mê bao bạn gái của nàng thời nay: sau khi

Sông Côn mùa lũ in lần thứ nhất, đã có nhiều bạn đặt tên con mình là An (Khánh An,

Bình An,...) như một kỷ niệm. Tiểu thuyết đã đi được vào người đọc, vào cuộc đời.

Bên cạnh đó, là những nhân vật như Lợi, Lãng, Kiên, Chinh... Họ cũng được tác giả

xây dựng thành công với những nét tính cách khác biệt, những gởi gắm về triết lý

cuộc đời, triết lý lịch sử: người thì trung thực, vô tư, “nghệ sĩ”, người thì chịu đựng

nhẫn nại... Thông qua các nhân vật, hành động và suy tưởng của họ mà cuộc đời - lịch

sử được hiển hiện với bao hấp dẫn, say mê, nghĩ ngợi... Toàn bộ tuyến nhân vật “hư

tưởng” này (thực ra thì các nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết này cũng là “hư tưởng”

của tác giả), quả đã là một sáng tạo mới góp phần làm cho cuốn tiểu thuyết đáng mặt

là tiểu thuyết theo cái nghĩa cổ điển của từ này.

Ngoài những thành công về nhân vật, về ngôn ngữ, về dựng cảnh, về phát triển tình

tiết...tác phẩm bao quát một cái nhìn đúng và sâu về dòng chảy của lịch sử về sự phát

triển của dân tộc - một cái nhìn đáng yêu và rất dễ chia sẻ.

Nguyễn Mộng Giác đã viết tác phẩm này lúc còn ở trong nước vào những năm 1978-

1981 với những cố gắng rất cao (2). Chúng tôi thấy vui khi thấy có một nhà văn đã

dám bỏ nhiều công phu, tâm huyết và tài năng để dựng một bộ tiểu thuyết trường

thiên về một người anh hùng dân tộc, về một thời đại lịch sử mà chúng ta mãi yêu

mến, tự hào và luôn luôn muốn hiểu biết sâu thêm. Và có thể nói rằng tác giả đã thành

công. Với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè và tổ chức, cuối cùng Trung tâm nghiên cứu

Quốc học và Nhà xuất bản Văn học đã làm được điều chúng tôi mong mỏi: đưa được

tới tay bạn đọc một bộ sách hay, bổ ích, có nhiều ý nghĩa, một tác phẩm rất cần có

trong hành trang văn hóa của mỗi người Việt Nam chúng ta trong lúc này. “Mỗi một

cuốn sách có số phận riêng của mình”, câu châm ngôn Latinh đó thực đúng với tác

phẩm này. Từ quê hương Việt Nam ra đi, nó lại trở về quê hương, nơi chắc chắn nó sẽ

được yêu mến và trân trọng. Vì nó chính là những tình cảm cội nguồn với quê hương,

đất nước, tổ tiên không dễ gì phai nhạt.

Hy vọng rằng trong bộ sách này dù dài trên 2000 trang sẽ được bạn đọc sẵn lòng dành

thì giờ cho nó, và, chúng tôi tin chắc rằng các bạn sẽ không có điều gì ân hận khi phải

“mất công” đọc nó.

***

Tôi đã tìm đọc cuốn Sông Côn mùa lũ trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1996. Khi đó

tôi đang ở thăm trường Đại học Wisconsin-Point, một Đại học nằm ở cực Bắc Hoa

Kỳ, trong một thành phố nhỏ hết sức tĩnh lặng. Ngoài việc đi thăm các khoa, tiếp xúc

với một số thầy giáo, đi thăm các nông trại và ngôi nhà bên hồ của vợ chồng GS

Eagan, người đã tổ chức chuyến đi...tôi không có việc gì làm trong gần 10 ngày ở đó.

Cuối xuân trời se lạnh và buồn, tôi nhớ nhà. Thế là tôi lôi bộ Sông Côn ra đọc, và

càng đọc tôi càng bị cuốn hút, cứ ngỡ như gặp lại một cái gì vừa quen vừa lạ, thú vị

vô cùng. Tôi là người để tâm tìm hiểu nhiều về thời Quang Trung, về sử sự Tây Sơn,

tôi đã dịch nhiều thơ văn Ngô Thì Nhậm. Nhưng thực ra sử sự rất ít. Rất cần có một

cuốn Lịch sử Tây Sơn - Quang Trung cho ra trò, một cuốn như thế phải là một công

trình sưu tầm, nghiên cứu công phu... từ “điền dã” đến sử liệu và một ngọn bút sâu

sắc, thông minh. Hình như ta chưa có một cuốn sách như thế. Còn về tiểu thuyết, kịch

bản... thì chưa có cái nào thật xứng tầm với thời đại đó, nó mới là một cái gì nhất thời,

làm vội, ngẫu nhiên. Sông Côn mùa lũ là một nỗ lực tổng hợp với một quan niệm mới

cả về tiểu thuyết và cả về lịch sử.

Tôi rất quí cuốn tiểu thuyết này. Tôi nghĩ nó là một “người đẹp” khó gặp lần thứ hai

(“giai nhân nan tái đắc”) trong đời một người viết như anh Nguyễn Mộng Giác. Tôi

mong nó sẽ được dựng thành phim. Để người xem cứ suốt ngày đêm xem phim lịch

sử Trung Quốc, thuộc và yêu lịch sử Trung Hoa hơn Việt Nam nhiều, thì vô lý quá, và

bất tiện quá. Khó là vì tiền là một nhẽ, thực ra tôi nghĩ Nhà nước có thể chi nếu có Dự

án đáng tin cậy, nhưng tìm ra cho được một đạo diễn hiểu và yêu lịch sử giờ này cũng

khó, rồi còn diễn viên: ai là người sẽ thể hiện cô An cho thành công như mong đợi?

Nhưng tôi nghĩ, trước sau gì ta cũng nên làm, phải làm; bỏ mặc lịch sử của tổ tiên như

thế sao tiện, trong khi nếu làm thành công thì tác động của nó vào tâm hồn, đời sống

là vô giá. Tôi cũng đã bàn việc này với anh Nguyễn Mộng Giác, nhưng rồi cũng chỉ

bàn thế thôi. Giáo sư Trần Văn Dĩnh ở Washington D.C, ủy viên Hội đồng Khoa học

Trung tâm nghiên cứu Quốc học,ngỏ ý muốn tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, rồi

ông sẽ liên hệ với bên ấy để họ làm phim này. Tôi nghĩ: họ có thể làm lắm! Phim

“Người Mỹ trầm lặng” mới vừa chiếu, người ta làm ra làm, chuyên nghiệp và tâm

huyết như thế! Có được một cuốn tiểu thuyết để làm nền cho kịch bản là điều rất

khó,nhưng có ai quan tâm gì không? Sao mà im lặng, hình như mọi người đang nghĩ

đâu đâu, đang bận việc gì đâu, chẳng ai chú ý đến nghệ thuật, văn chương...

Cả tôi cũng vậy, tôi cũng bận bao nhiêu việc vặt, và cũng chưa có dịp đọc lại Sông

Côn mùa lũ. Gần đây Nguyễn Mộng Giác và chị Diệu Chi, vợ anh có về thăm quê

nhà; tôi mới gặp lại anh - một người có chất “thầy giáo” hơn tôi nhiều - và tôi ngẫu

hứng có mấy câu thơ viết tặng anh, xin ghi lại để làm kỷ niệm.

Về quê, anh nhớ ghé thăm gốc me vườn Nguyễn Huệ,

Cây me xanh, vòm lá chở che đời.

Cây me sống cuộc đời ba thế kỷ,

Những thương đau, những hùng vĩ con người.

Và Sông Côn thầm lặng chảy bên trời,

Mang ký ức của một thời oanh liệt.

Vốn biết ai rồi cũng xong một kiếp,

Nhưng phù sa ta sẽ hiến cho người.

Sông Côn chảy trong đời, trong trang văn anh viết,

Và hai dòng soi bóng vào nhau.

Sẽ có người thiếu nữ của mai sau,

Nhỏ giọt lệ thương An (3) - thương cuộc đời nhân loại.

Chợt tỉnh giấc mộng dài, trời xanh chói lọi,

Bao vui buồn sướng khổ đã đi qua.

Tết Quí Mùi 2003

. Mai Quốc Liên, GS-TS Văn học

GĐ Trung tâm nghiên cứu Quốc học.

(1) Sông Côn mùa lũ - Trường thiên tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác. Nhà xuất

bản Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc Học, xuất bản tháng 2-2003 (In lần II).

(2) Hiện nay tác giả đang sống ở Hoa Kỳ.

(3) Nhân vật nữ trong Sông Côn mùa lũ, người yêu Nguyễn Huệ.

Phần I: Về An Thái

Chương 1

Họ lặng lẽ bước như vậy từ nhà cho đến bờ sông. Cơn mưa dầm kéo dài từ đầu

hôm, vẫn đến lúc đó vẫn chưa dứt; gió thổi từng trận tạt nghiêng những giọt mưa lạnh

khiến những thân tre nghiến vào nhau kẽo kẹt, lá cây xào xạc át mất tiếng bước chân

bì bõm trên đường lầy và tiếng trẻ con khóc. Bà giáo cố xoay cái áo tơi lá ra phía

trước để che mưa cho con, nhưng gió dữ lâu lâu thổi thốc, làm cho đứa bé nín khóc

còn bà mẹ thì cuống quít đưa tay trái giữ chặt lấy chóp lá, cố cưỡng lại sức gió. Mưa

đã làm ướt mái tóc bà, dán chặt từng mảng lên khuôn mặt xám xanh. Mưa cũng chảy

thành dòng xuống má bà giáo, rỏ giọt xuống vai áo. Bà vừa đi vừa khóc lặng lẽ, lâu

lâu vài giọt nước ấm lăn theo sống mũi, chảy xuống môi. Không cầm được xúc cảm,

bà khóc thành tiếng. Đứa con gái đi phía sau mẹ vội bước nhanh tới trước, giọng lo

âu:

- Mẹ!

Bà giáo quay lại, thấy đôi mắt con gái long lanh như sắp khóc. Đứa con gái bắt kịp

mẹ, tay phải xốc lại cái tay nải nặng trĩu sau lưng còn tay trái tìm nắm lấy tay mẹ.

Tiếng nói cô bé mong manh giữa mưa gió và bóng tối, nên bà giáo chỉ nghe thấy con

bảo:

-... lấy cái bọc quần áo này, để em con bồng cho.

Bà giáo vội ngăn:

- Không, con bồng em không nổi đâu. Coi chừng nghe An! Nhìn kỹ đường cái, không

lại ngã. Con rán đi nhanh tới trước cho kịp anh Chinh, vịn vào anh mà bước. Đừng lo

cho mẹ.

Cô bé chưa muốn vâng lời ngay, giọng ngập ngừng:

- Nhưng con sợ em bị ước. Còn mẹ thì...

Bà giáo cắt lời con:

- Mẹ thì có cha lo. Con lên trước với anh Chinh đi.

An ngoái lại phía sau, thấy cha dìu em Lãng bước chậm theo hàng tre, cẩn thận tránh

các vũng nước trắng bất trắc rải rác trên mặt đường. Từ lúc bị đánh thức cho đến bây

giờ, cô bé hiểu lờ mờ rằng một tai biến ghê gớm nào đó đang xảy ra cho gia đình

mình, An biết chắc như vậy qua những lời xì xầm trao đổi giữa cha và mẹ, nhất là

tiếng khóc ấm ức của mẹ khác hẳn những tiếng khóc vì đời sống thiếu thốn và buồn

phiền của bà,từ khi cô bé bắt đầu thấy được sự phức tạp của mọi sự chung quanh

mình. Trong lúc các anh lặng lẽ thu góp đồ đạc, cột chặt các tay nải thì mẹ bối rối hết

nhặt nhạnh mớ quần áo này nhét vào một tay nải đã quá nặng, suy tính đến ngơ ngẩn

thất thần, lại quyết định bỏ lại để đi nhặt nhạnh thứ khác. Thằng Lãng bị dựng dậy,

nhưng buồn ngủ quá, nằm ngay trên nền đất nện, dựa lưng vào đống đồ đạc bừa bộn

mà ngủ tiếp. Cha thì không còn đủ tâm trí quán xuyến công việc dọn dẹp nữa. Hết ra

ngõ chờ đợi cái gì An chưa hiểu, ông giáo lại quay vào, đứng ở ngạch cửa, lơ đãng

nhìn cả nhà xào xáo dọn dẹp, không góp ý mà cũng không hối thúc. Nếu không có anh

Kiên và anh Chinh lặng lẽ, lặng lẽ, chậm chạp nhưng giữ được đủ bình tĩnh để dọn

dẹp, chuẩn bị, An nghĩ có lẽ còn lâu lắm họ mới ra khỏi nhà. Cho đến cuối cùng, hình

như ông giáo vẫn còn mong chờ ai đến. Tiếng trống sang canh vọng từ bên kia bức

tường cũ, tuy rời rạc ngái ngủ và khuất lấp trong tiếng mưa gió, vẫn còn đủ sức mạnh

thôi thúc ông giáo. Ông cuống lên, mất hết chút bình tĩnh còn lại, lần đầu tiên An thấy

cha không giữ được vẻ chững chạc, trầm tĩnh thường ngày. Giọng nói của cha gắt

gỏng và lo âu. Cô bé nghe cha phân giải gì đó với mẹ. Mẹ trả lời ngập ngừng, tiếng

nói đứt quãng vì tiếng nấc.Hình như cha cố thuyết phục mẹ, và đến lúc không còn nhỏ

nhẹ được nữa, An nghe cha quát lên:

- Thật tiếc không phải lúc. Mình không thấy cảnh gia đình quan nội hữu hay sao!

Không chần chờ được nữa đâu! Phải đi ngay!

***

Họ đi men theo con đường tối tăm, lầy lội, khó nhọc nhưng kín đáo giấu mình dưới

những lũy tre. Trời thì thấp xuống, gió vẫn thổi dữ. Đến chỗ dốc dẫn lên điếm canh,

Kiên và Chinh dừng lại chờ cha. Ông giáo đi chậm, vì vừa phải dìu thằng Lãng, vừa

đỡ lấy lưng bà giáo. Nỗi sợ hãi cứ ngày càng tăng, bà giáo hoảng hốt cảm thấy chân

mình cóng lại, bủn rủn không bước nổi nữa. Bà đã hết khóc, nhưng toàn thân cứ run

lên từng chặp. May thay ông giáo đến kịp lúc; bàn tay chồng chỉ đỡ nhẹ lấy lưng, bà

giáo vẫn cảm thấy ở phía sau, có một hơi ấm quen thuộc mơn trớn lan dần khắp thân

thể mình. Bà yên tâm hơn, ôm chặt thằng Út vào ngực. Chiếc áo tơi lá sột soạt lay

động.Ông giáo nhắc:

- Mình cố đừng cho nó thức dậy. Sắp đến điếm canh!

Thấy cha đã đến, Kiên xốc lại cái tay nải bước lên dốc. Đường đất sét trơn trợt, nên

hai anh em phải bước chậm, ngón chân cái cong lại bấm xuống mặt đường. Nhờ vác

nặng, bước chân trở nên đằm và vững. Vả lại ở đây không còn bóng tre phủ, nên họ

thấy rõ được những dấu chân trâu bò, những vũng lầy, những chỗ đường sụp lở vì

nước xoáy. Lên khỏi dốc hai anh em giật mình đứng sững lại vì có tiếng quát:

- Ai đó?

Kiên chưa biết phải trả lời thế nào, thì Chinh đã nói:

- Chúng tôi là con ông giáo.

Từ điếm canh, tấm phên nhỏ mở hé. Một con cúi rơm đang cháy ngún, soi lờ mờ một

bóng người hiện lên trên khung cửa điếm. Nghe lẫn trong mưa gió, tiếng thì thào trao

đổi ngắn. Rồi vẫn giọng quát lúc nãy:

- Có lệnh quan quốc phó (1) cấm đường. Giáo với mác gì!

Ông bà giáo vừa lên khỏi dốc. Kiên và Chinh im lặng nhường cho cha trả lời. Ông

giáo hơi mệt, hơi thở gấp chưa trả lời ngay được. Giọng người lính canh điếm trở nên

giận dữ khác thường:

- Bọn trộm cắp ăn đêm phỏng? Sao không thưa?

Thằng Út bị mẹ trong cơn sợ hãi ôm quá chặt, ngộp thở nên vùng vẫy khóc to lên.

Ông giáo nhanh trí đáp:

- Chúng tôi vừa nhận được tin buồn, nên đem cả gia đình về phủ Thăng hoa chịu tang.

Các bác thấy đấy, mưa gió thế này mà phải bồng bế lũ nhỏ đi gấp cho kịp chuyến

thuyền sớm.

Trong điếm canh lại có tiếng bàn luận. Rồi cửa điếm mở, một cây đuốc bằng hai dầu

chai được đốt sáng lên. Hai người lính bước ra khỏi điếm, một người cầm đuốc, một

người lăm lăm ngọn mác dài. Họ hăm hở tiến về phía gia đình ông giáo, giọt chai từ

đầu ngọn đuốc rỏ xuống mặt đất ướt kêu lèo xèo. Đến cách gia đình ông giáo độ con

sào, họ dừng lại. Người lính cầm mác nhắc bạn:

- Phải khám xét cẩn thận. Luật quan quốc phó nghiêm ngặt lắm!

Người cầm đuốc bảo:

- Không cần. Bọn trộm cắp đem theo con nít làm gì.

Ông giáo nhận ra tiếng nói người lính vừa cật vấn mình. Ông đã bớt lo ngại, mạnh dạn

tiến về phía hai người lính. Thằng Lãng không chịu rời tay ông giáo, bíu lấy vạt tơi lá

của cha tò mò nhìn ánh đuốc bập bùng khi mờ khi tỏ cũng quên cả sợ. Khuôn mặt thơ

dại ấy, cùng với cái áo tơi lá nhỏ nhắn, có lẽ đã làm rung động tấm lòng người lính

cầm đuốc. Người lính ngồi hẳn xuống, đưa đuốc lên soi gần khuôn mặt Lãng. Ông

giáo kịp nhìn thấy một khuôn mặt vuông, đôi mắt lóng lánh hiền hậu dưới hàng lông

mày rậm, và một mái tóc dày đẫm nước. Người lính hỏi:

- Cháu có lạnh không?

Ông giáo nói:

- Chúng tôi gấp quá, không kể gì gió mưa nữa. Các cháu còn bé, sợ phải ốm mất! Các

bác cho chúng tôi đi nhé!

Người lính cầm mác lại nhắc:

- Phải khám kỹ mấy cái tay nải. Lệnh của quan quốc phó!

Người lính cầm đuốc đứng dậy, xua tay nói với ông giáo:

- Thôi khỏi cần. Việc đó trên bến thuyền họ lo. Ông bà đi nhanh lên, cho kịp chuyến

đầu. Hôm nay sóng dữ, lũ nhỏ có chịu nổi không?

Ông giáo chỉ chờ có thế, không kịp cảm ơn người lính tốt bụng, ông đưa mắt nhắc vợ

con đi nhanh qua khỏi điếm canh.

***

Đến ngã ba, nơi có một cây sầu đông vừa bị bão thổi gẫy nhánh lớn, cành lá còn

vương vãi ngổn ngang trên lối đi, Kiên và Chinh ngưng lại chờ cha. Người anh cả

chừng đã ê vai, đặt cái tay nải cồng kềnh lên một cành sầu đông, lại cần thận bẻ gãy

những cành lá ướt cho nước mưa khỏi thấm vào quần áo trong tay nải. Chinh thì cẩu

thả đặt ngay bọc quần áo lên mặt đường. May mắn là chỗ Chinh đứng khá khô ráo,

nên Kiên định quay lại rầy em, thấy thế chỉ ậm ừ rồi ngồi im bên đường. Con đường

đất trước mặt hai anh em tuy khá rộng và có trải đá dăm, nhưng mùa mưa miên man ở

đây đã biến con đường quan dẫn đến phủ chúa trở thành lồi lõm, lầy lội. Một nhánh

nhỏ hơn từ ngã ba xuôi xuống bờ sông, hai bên vườn nhà ai um tùm những cau và

chuối. Chinh nghịch lấy mấy chùm trái sầu đông ném mạnh vào các tàu lá chuối, mỗi

lần trái sầu đông ném mạnh vào các tàu lá chuối, mỗi lần trái sầu đông tròn xanh lao

đi là mỗi lần tiếng lá rách ngắn và dẹp vang lại. Chinh thích thú cười to, tiếng cười

vang rộng trong đêm khuya rồi bị vùi dập trong những trận gió thổi. Kiên khó chịu

trước sự vô tâm của em, định lên tiếng trách móc. Vừa lúc đó, ông bà giáo đến chỗ

ngã ba đường. Ông giáo bảo:

- Đi xuống phía bờ sông. Đứa nào cười vậy?

Hai anh em không ai trả lời. Ông giáo không hỏi tiếp, dìu bà giáo và các con tránh

những cành sầu đông ngả nghiêng chắn mất lối đi. Thằng Lãng đã tỉnh ngủ hẳn, bỏ

tay cha chạy đến trước với anh Chinh. Bà giáo vốn thể chất gầy yếu, hỏi trong hơi thở

mệt nhọc:

- Đã tới chưa mình?

Ông giáo trả lời:

- Ráng lên tí nữa. Đi khỏi mấy cái vườn chuối này, rồi rẽ sang tay phải. Tôi đã hẹn họ

chỗ cây đa dại.

Tuy cách xa, nhưng Kiên lắng nghe được hết lời cha. Qua khỏi những khoảng đường

tối vì những tàu lá chuối che lấp, anh rẽ sang tay phải. Cây da đứng đơn độc giữa một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!