Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sổ tay hướng dẫn đánh giá ngoài chương trình đào tạo hình thức trực tuyến theo AUN-QA: Báo cáo tổng kết sáng kiến cấp cơ sở / Ông Văn Năm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
SỔ TAY
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN
THEO AUN-QA
Mã số:
Chủ nhiệm sáng kiến: TS. Ông Văn Năm
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
SỔ TAY
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN
THEO AUN-QA
Mã số:
Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu Chủ nhiệm sáng kiến
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, họ tên)
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
i
MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ AUN, AUN-QA VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO AUN-QA ..........................................1
1.1. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network –
AUN).....................................................................................................................1
1.2. Mạng lưới đảm bảo chất lượng AUN-QA.....................................................2
1.3. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo AUN-QA............................3
1.4. Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA....................3
1.5. Sự thay đổi của bộ tiêu chuẩn AUN-QA ở các phiên bản 1, 2, 3 và 4..........6
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC ĐÁNH GIÁ NGOÀI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN THEO AUN-QA......................8
2.1. Tổng quan về các mốc thời gian của quá trình đánh giá ngoài .....................8
2.2. Các cuộc họp chuẩn bị trước khi đánh giá.....................................................9
2.3. Tài liệu cần gửi cho AUN-QA trước ngày đánh giá....................................12
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRỰC TUYẾN CHÍNH THỨC ......................16
3.1. Thời gian và chương trình đánh giá ngoài trực tuyến..................................17
3.2. Phiên khai mạc và bế mạc............................................................................18
3.3. Phiên phỏng vấn trực tuyến các bên liên quan qua Zoom...........................19
3.4. Livestream cơ sở vật chất ............................................................................20
3.5. Nhóm quản lý Zoom (Zoom Management Team – ZMT) ..........................21
3.6. Người xác minh (Local Verifier).................................................................23
PHẦN 4: PHỤ LỤC............................................................................................24
4.1. Phụ lục 1: Các mạng lưới chủ đề của AUN.................................................24
4.2. Phụ lục 2: Danh sách kiểm tra (Checklist) để gửi Báo cáo tự đánh giá ......26
Phụ lục 2a: Mẫu danh sách kiểm tra:..................................................................26
4.3. Phụ lục 3: Mẫu danh sách đối tượng phỏng vấn..........................................31
4.4. Phụ lục 4: Mẫu danh sách phiên dịch viên ..................................................37
4.5. Phụ lục 5: Thỏa thuận bảo mật thông tin.....................................................40
Phụ lục 5a: Mẫu Thỏa thuận bảo mật thông tin..................................................40
Phụ lục 5b: Thỏa thuận bảo mật thông tin của HUB..........................................41
4.5. Phụ lục 6: Biểu mẫu đồng ý về việc sử dụng hình ảnh và video.................42
ii
Phụ lục 6a: Biểu mẫu đồng ý về việc sử dụng hình ảnh và video (mẫu của AUN)
.............................................................................................................................42
4.6. Phụ lục 7: Mẫu chương trình đánh giá chính thức.......................................44
4.7. Phụ lục 8: Mẫu danh sách nhóm quản lý Zoom (Zoom Management Team -
ZMT)...................................................................................................................50
4.8. Phụ lục 9: Định dạng tên trong Zoom..........................................................53
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ AUN, AUN-QA VÀ
MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH
THEO AUN-QA
1.1. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network –
AUN)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 năm 1992 đã kêu gọi các nước thành viên
trong khu vực Đông Nam Á ủng hộ việc “thúc đẩy sự đoàn kết và phát triển khu vực
thông qua tăng cường phát triển nguồn nhân lực cũng như thắt chặt thêm mạng lưới các
trường đại học và các cơ sở giáo dục hàng đầu trong khu vực”. Ý tưởng này đã dẫn đến
việc thành lập AUN – Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á vào tháng 11 năm
1995 với việc ban hành Hiến chương về giáo dục đại học cho 6 nước thành viên, cùng
với sự tham gia của 11 trường đại học của 6 nước này. Một thỏa thuận về việc thành lập
mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á sau đó đã được chủ tịch/hiệu trưởng của các
trường đại học thành viên ký kết. Việc ký kết đã ủy thác thành lập Ban quản trị và Ban
thư ký điều hành bởi Giám đốc điều hành.
Cuộc họp Hội đồng quản trị AUN đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm 1996 đã đưa
ra định hướng kế hoạch làm việc trước mắt cho AUN tập trung vào bốn lĩnh vực trọng
yếu: trao đổi giảng viên và sinh viên; các hoạt động nghiên cứu Đông Nam Á; mạng lưới
thông tin và các hợp tác nghiên cứu.
Sau khi các Bộ trưởng ký ban hành Hiến chương của 10 thành viên ASEAN năm
2007, AUN bắt đầu đảm nhiệm vai trò là tổ chức quan trọng của Đông Nam Á thực hiện
các hoạt động về văn hóa – xã hội. AUN thực hiện các chương trình và các hoạt động
nhằm khuyến khích và tăng cường hợp tác, phát triển giáo dục, mở rộng hội nhập khu
vực nhằm tiến đến việc đạt được các chuẩn mực toàn cầu. Các hoạt động hiện tại của
AUN được phân thành 05 lĩnh vực bao gồm (1) Các chương trình trao đổi dành cho giới
trẻ, (2) Hợp tác học thuật, (3) Ban hành các tiêu chuẩn, Cơ chế, Hệ thống và Chính sách
hợp tác giáo dục đại học, (4) Phát triển chương trình và Môn học (5) Các diễn đàn về
chính sách khu vực và toàn cầu.