Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh tu từ trong gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của lưu quang vũ
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1311

So sánh tu từ trong gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của lưu quang vũ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

--------

NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG

SO SÁNH TU TỪ TRONG

GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI

CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 4 / 2018

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

--------

SO SÁNH TU TỪ TRONG

GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI

CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:

PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG

(Khóa 2015 – 2019)

Đà Nẵng, tháng 4 / 2018

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ một công trình nào khác. Nếu không đúng như trên, tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2018

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kiều Nhung

4

TRANG GHI ƠN

Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS. TS. Bùi Trọng

Ngoãn trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Chân thành cảm ơn quý thầy

cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng

dạy nhiệt tình trong suốt quá trình học tập tại trường và quý thầy cô trong Hội

đồng chấm khóa luận.

Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này luôn có sự giúp đỡ và

chia sẻ của các bạn và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn.

5

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

NỘI DUNG ................................................................................................................5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 5

1.1. Khái niệm so sánh tu từ và phân loại................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm so sánh tu từ................................................................................... 5

1.1.2. Phân loại so sánh tu từ..................................................................................... 8

1.1.2.1. Theo quan điểm của Cù Đình Tú.................................................................. 8

1.1.2.2. Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa......................... 9

1.1.2.3. Theo quan điểm của Hữu Đạt .....................................................................10

1.1.2.4. Theo quan điểm của Bùi Trọng Ngoãn....................................................... 12

1.2.Lưu Quang Vũ và tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi ..................13

1.2.1. Lưu Quang Vũ – nhà thơ, nhà văn tài hoa mà bạc mệnh ..............................13

1.2.2. Tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi ..........................................14

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG GIÓ VÀ TÌNH YÊU

THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG VŨ ....................................16

2.1. So sánh tu từ “A như B” ....................................................................................16

2.1.1. Dạng đầy đủ: “A – cơ sở so sánh – từ chức năng – B” .................................16

2.1.1.1. Khi cơ sở so sánh là cụm từ ........................................................................16

2.1.1.2. Khi cơ sở so sánh là từ ................................................................................20

2.1.2. Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B” ..........................................................23

2.1.2.1. Từ chức năng là “như” ................................................................................24

2.1.2.2. Từ chức năng khác ......................................................................................25

2.1.3. Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A như B” ......28

2.1.3.1. Thành phần thuyết minh của B khi có cơ sở so sánh ..................................28

2.1.3.2. Thành phần thuyết minh của B khi không có cơ sở so sánh .......................29

2.2. So sánh tu từ “A là B” .......................................................................................32

2.2.1. Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B” ..........................................................32

2.2.1.1. Từ chức năng “là” .......................................................................................32

2.2.1.2. Từ chức năng là phó từ kết hợp với “là” .....................................................33

2.2.2. Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A là B” .........34

2.3. So sánh tu từ “A//B” (so sánh song hành) .........................................................36

2.3.1. Dạng đầy đủ của so sánh song hành: “A – cơ sở so sánh – B” ....................36

2.3.2. Dạng sơ giản của so sánh song hành: “A – B” ..............................................37

6

2.3.3. Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh song hành ...............38

2.4. Nhận xét chung ..................................................................................................40

2.4.1. Cái được so sánh: A ......................................................................................40

2.4.2. Cái dùng để so sánh: B ..................................................................................41

2.4.3. Hiện tượng bao gộp nhiều cấu trúc so sánh ..................................................41

2.4.4. Sự kết hợp giữa các biện pháp so sánh tu từ trong một đoạn thơ .................42

CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC BIỂU ĐẠT CỦA CÁC LOẠI SO SÁNH TU TỪ

TRONG GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG

VŨ ............................................................................................................................43

3.1.Tầm tác động của biện pháp so sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước

tôi của Lưu Quang Vũ với nội dung thể hiện của tập thơ ........................................43

3.1.1. Một tình yêu mãnh liệt, một cảm xúc dạt dào dành cho đất nước, nhân dân và

thời đại với sự tiếp sức của phép so sánh tu từ ........................................................43

3.1.2. Một thế giới tình yêu nhiều cung bậc được bổ trợ bằng phép so sánh tu từ .45

3.1.2.1. Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu được diễn tả bằng so sánh tu từ .45

3.1.2.2. Hình ảnh và những cảm nhận về người yêu diễn đạt thông qua so sánh tu

từ ......................................................................................................................48

3.2. So sánh tu từ đối với tư duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ .............................49

3.2.1. Tư duy nghệ thuật được thể hiện qua cái được so sánh (A) trong thơ Lưu Quang

Vũ ........................................................................................................................50

3.2.2. Tư duy nghệ thuật được thể hiện qua cái dùng để so sánh (B) trong thơ Lưu

Quang Vũ ..................................................................................................................53

3.2.3. Tư duy nghệ thuật thể hiện qua kiểu liên tưởng trong thơ Lưu Quang Vũ ...58

3.3. So sánh tu từ đối với phong cách ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ .......................60

3.3.1. Cái nhìn giàu tính phát hiện .......................................................................... 60

3.3.2. Hình ảnh thơ gợi mở trí tưởng tượng và hình ảnh so sánh gắn với trạng thái

cảm xúc .....................................................................................................................62

3.3.3. Cấu trúc so sánh tu từ phong phú ..................................................................63

3.3.3.1. Cấu trúc bao gộp .........................................................................................63

3.3.3.2. Cấu trúc kết hợp .......................................................................................... 63

3.3.4. So sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ sâu sắc trong năng lực biểu đạt ...... 65

3.3.5. “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi” ................................................................66

KẾT LUẬN............................................................................................................. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70

PHỤ LỤC ................................................................................................................72

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lưu Quang Vũ được bước chân vào thế giới văn chương khi còn rất trẻ. Tập

thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa (in chung với Bằng Việt, 1968) được đón nhận nồng

nhiệt. Viết phê bình nghệ thuật văn học, viết truyện và 55 vở kịch bản đã đưa tên tuổi

Lưu Quang Vũ trở thành một tác giả lớn. Tuy nhiên, thơ mới là thể loại có sức hấp

dẫn Lưu Quang Vũ nhất. Các tác phẩm thơ ca của Lưu Quang Vũ đã khẳng định tài

năng của nhà thơ này và cũng được nghiên cứu trên nhiều phương diện. Gió và tình

yêu thổi trên đất nước tôi là tuyển thơ được chọn lọc từ các tập thơ đã công bố và đặc

biệt là sự xuất hiện của các bài thơ trong tập Cuốn sách xếp lầm trang mà trước khi

qua đời Lưu Quang Vũ chưa kịp xuất bản.

Sử dụng các biện pháp tu từ để làm nổi bật hình ảnh là thủ pháp quen thuộc

trong văn chương Việt Nam. Mặc dù quen thuộc song ở mỗi tác giả, các biện pháp tu

từ ấy bao giờ cũng là một sự sáng tạo bởi kiểu tư duy nghệ thuật và năng lực sử dụng

các phương tiện ngôn ngữ. Trong đó, biện pháp tu từ so sánh là một trong số những

biện pháp được Lưu Quang Vũ sử dụng khá nhiều và đó cũng là một yếu tố ngôn ngữ

giúp các tác phẩm thơ của ông trở nên sâu sắc hơn. Nghiên cứu về Lưu Quang Vũ

nói chung và thơ của Lưu Quang Vũ nói riêng thì đã có nhiều công trình nghiên cứu

song nhận thấy nghiên cứu về các biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ cũng còn

ít và chỉ tập trung ở bề mặt theo chiều rộng. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài So

sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ nhằm đi

sâu thêm về biện pháp so sánh tu từ và tác dụng tạo hình của nó trong Gió và tình yêu

thổi trên đất nước tôi để thấy được tài năng của tác giả cũng như nhìn nhận, đánh giá

thêm về giá trị của tác phẩm.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nói đến Lưu Quang Vũ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, người ta chỉ biết đến

chủ yếu với các tác phẩm kịch và truyện, thơ ca của Lưu Quang Vũ được biết tới ít

hơn trong giai đoạn đó, chỉ có tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt Hương cây –

Bếp lửa (1968). Các tập thơ của Lưu Quang Vũ sau đó trở thành đề tài thu hút rất

đông người nghiên cứu, và các kết quả nghiên cứu này đã đem đến cái nhìn mới cùng

với sự khám phá những giá trị mới trong thơ Lưu Quang Vũ. Trong quá trình tìm hiểu

2

đề tài chúng tôi nhìn nhận được các vấn đề: Nói về tài năng và lao động nghệ thuật

của nhà thơ phải kể đến Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu Khánh

Thơ biên soạn. Trong cuốn sách này đã giới thiệu được nhiều bài viết của các nhà

văn, nhà phê bình nổi tiếng đã cho thấy được những đánh giá của giới phê bình về

Lưu Quang Vũ ở nhiều góc độ: Hoài Thanh, Lê Đình Kỳ, Vũ Quần Phương, Phạm

Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn, … Bài viết đầu tiên về Lưu Quang Vũ là Một

cây bút trẻ nhiều triển vọng của Hoài Thanh. Bằng “đôi mắt xanh” của một nhà phê

bình đã sống chết với thơ từ thời tiền chiến, ông dự cảm về một Lưu Quang Vũ của

tương lai: “Thơ văn ta nói về tình quê hương đã có những lời thật thiết tha, đằm

thắm…bao nhiêu tầng lớp nhà thơ nói hoài vẫn không trùng, không cạn. Đến lượt

mình, Lưu Quang Vũ đã góp tiếng nói của anh. Một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”[28,

tr.8], “Cảm xúc của anh thường nhuần nhị, lời thơ cũng thời nhuần nhị. Ý có khi

mượn chỗ này chỗ nọ nhưng giọng thì đúng là giọng của anh” [28, tr.19] và kết lại

Hoài Thanh cho rằng “ Năng khiếu của anh đã rõ. Miễn anh đi đúng, nhất định anh

sẽ đi xa ”[28, tr.22]. Theo Vũ Quần Phương, với đông đảo công chúng rằng Lưu

Quang Vũ được biết đến là một nhà viết kịch song thơ mới là nơi Lưu Quang Vũ ký

thác nhiều nhất trong bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ: “… Nhưng đọc hết các bản thảo

anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của

anh sẽ thắng được thời gian.”[28, tr.33]. Ông cũng đã phát hiện ra cái khác biệt ở Lưu

Quang Vũ với các nhà thơ cùng thời: “đặc biệt là một giọng thơ rất đắm đuối”, “ đắm

đuối là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ”, “cái giọng say đắm, đắm đuối của

Lưu Quang Vũ lúc ấy rất được mến chuộng”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu

Quang Vũ” [28, tr.36-38]. Bích Thu đã thể hiện lòng thương cảm và chia sẻ với nỗi

đau của Lưu Quang Vũ trong những vần thơ viết về chiến tranh qua Những bài thơ

sống với thời gian. Chính những lời thơ đầy đau thương, mất mát, những day dứt thể

hiện ở nỗi đau tâm hồn và cay nghiệt của số phận là yếu tố khiến thơ Lưu Quang Vũ

sống mãi trong lòng bạn đọc. Ngoài ra còn nhiều các bài viết khác của Vũ Thị Khánh,

Doãn Châu, Tất Thắng, Định Nguyễn, Lưu Khánh Thơ… với những suy nghĩ riêng,

cảm nhận riêng của mỗi người nhưng đều thể hiện tình yêu đối với Lưu Quang Vũ và

công nhận tài năng của ông. (xem [28])

Thơ trẻ Việt Nam 1965 -1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, Bùi Bích Hạnh đã có

những nhìn nhận, đánh giá chung cho các nhà thơ giai đoạn 1965 – 1975, trong đó

3

nhắc đến Lưu Quang Vũ khá nhiều. Nói đến cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ,

cái tôi day trở, đa đoan thấm tình người và tình dân tộc để dù trải qua bao đổ vỡ thì

“cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật ấy vẫn đến được thềm cao của niềm tin, vẫn

lấy lại tin yêu từ trong cõi sống”. Lưu Quang Vũ cũng khẳng định những thành công

trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật “lạ hóa”, “tự do”, “cách điệu” của thơ trẻ.

(xem [8])

Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ ở phương diện

ngôn ngữ học mới chỉ dừng ở những bài viết riêng lẻ hoặc một số các luận văn, luận

án chứ chưa thực sự có công trình nào làm nổi bật được bản sắc thơ của Lưu Quang

Vũ. Có thể kể đến một số khóa luận tham khảo được: Ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu

Quang Vũ (2016) của Nguyễn Thị Thảo My; Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên

tưởng trong tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” của Lưu Quang Vũ

(2016) khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Thảo; Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang

Vũ (2012) luận văn thạc sỹ của Lê Lan Hương… là các nghiên cứu bao quát ở góc

nhìn ngôn ngữ vào thơ Lưu Quang Vũ.

So sánh tu từ là một biện pháp xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ văn chương,

vốn đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Trong việc nghiên cứu về

phép so sánh tu từ thì ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu, có một số các

tác giả tiêu biểu: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ, 99 phương tiện và biện

pháp tu từ tiếng Việt, Phong cách học tiếng Việt; Hữu Đạt với Phong cách học tiếng

Việt hiện đại; Cù Đình Tú có Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt; Võ Bình

và Lê Anh Hiền có Phong cách học - thực hành tiếng Việt…Trong khi Đinh Trọng

Lạc khảo sát các câu so sánh ngang bằng tu từ học thì Hữu Đạt cũng có đề nghị một

số mô hình của cấu trúc so sánh ngang bằng, hơn kém và nhất, song tác giả chưa phân

tích sâu vào cơ chế hoạt động của các thành tố tạo nên câu so sánh. Các luận văn, bài

viết, đề tài nghiên cứu khoa học về so sánh tu từ trong văn học cũng được nghiên cứu

từ sớm. Song việc nghiên cứu về so sánh tu từ trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên

đất nước tôi của Lưu Quang Vũ chưa được đi sâu, làm rõ mà chỉ có một số luận văn

và bài viết tìm hiểu về các biện pháp tu từ từ vựng, các biện pháp tu từ cấu tạo theo

quan hệ liên tưởng trong tuyển tập này.

Với những tìm tòi và nghiên cứu được, chúng tôi nhận thấy cần đi sâu hơn,

vận dụng lý thuyết so sánh tu từ để tìm hiểu thêm nghệ thuật trong Gió và tình yêu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!