Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxke Akutagawa (Nhật Bản)
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
921

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxke Akutagawa (Nhật Bản)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

========

PHẠM THỊ THU

SO SÁNH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO (VIỆT NAM)

VÀ RUINÔXKÊ AKUTAGAWA (NHẬT BẢN)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐỨC NINH

Thái Nguyên, năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa đề tài

1.1. Nam Cao (1915 - 1951), tên thật là Trần Hữu Tri là nhà văn tiêu

biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam 1930 – 1945. Ông là ngƣời góp phần

đƣa trào lƣu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển

đến đỉnh cao với những tác phẩm xuất sắc của ông. Do đó, hiện thực đƣợc nói

đến trong các tác phẩm của Nam Cao đã đƣợc giới phê bình nghiên cứu tôn

vinh và khái quát thành “chủ nghĩa hiện thực Nam Cao”.

Tuy chỉ có 15 năm cầm bút nhƣng Nam Cao đã dành tặng cho đời một

sự nghiệp sáng tác hết sức phong phú mà chủ yếu đƣợc gói gọn trong thể loại

truyện ngắn. Bên cạnh tiểu thuyết Sống mòn, truyện ngắn của Nam Cao giàu

về tƣ tƣởng, xuất sắc về nghệ thuật và luôn nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt

của công chúng hâm mộ. Vì vậy, nó là một di sản vô cùng quý báu cần đƣợc

nghiên cứu thấu đáo hơn.

1.2 Ruinôxkê Akutagawa (1892 - 1927) là cây bút kiệt xuất, đồng thời

là một hiện tƣợng văn học phức tạp nhƣng lại hết sức hấp dẫn của văn học

Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Ông là thủ lãnh của trƣờng phái sáng tác văn học

theo “chủ nghĩa tân hiện thực”. Tên của ông đƣợc lấy làm tên giải thƣởng

văn học dành cho các nhà văn trẻ xuất sắc ở Nhật Bản.

Mặc dù mất ở tuổi 35 nhƣng Akutagawa đã để lại một di sản quý giá với

trên 140 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và các bài phê bình. Truyện

ngắn của Akutagawa đƣợc đánh giá là những trang viết phong phú về nội

dung, đa dạng về hình thức và mang tính tƣ tƣởng bậc nhất ở Nhật so với

trƣớc đó. Do vậy, ông đƣợc coi là “một bậc thầy ưu tú” của thể loại truyện

ngắn và là một trong những ngƣời khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật

Bản, ngƣời góp phần đƣa nền văn học ấy hoà chung với nền văn học thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chƣa có một công trình nào chính thức

nghiên cứu về Akutagawa và truyện ngắn của ông.

1.3. Để bạn đọc Việt Nam có thể hiểu biết thêm về văn học Nhật Bản

với một phong cách sáng tác mới lạ của một nhà văn cụ thể, chúng tôi chọn đề

tài nghiên cứu: So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao

(Việt Nam) và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản) để thấy rõ những khác biệt

của hai nền văn học có thể gọi là “đồng văn” trong vùng ảnh hƣởng của

văn hoá Trung Quốc. Mặt khác, đề tài này còn góp phần vào công việc

giảng dạy và học tập văn học Nhật Bản ở Việt Nam . Từ đó, tăng cƣờng

tình hữu nghị giữa hai nƣớc Việt – Nhật trong bối cảnh giao lƣu, hợp tác,

cùng phát triển hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn

của nhà văn Nam Cao M (Việt Nam) trong so sánh với nghệ thuật tự sự trong

truyện ngắn của văn hào Nhật Bản – Akutagawa. Qua đó, tác giả luận văn

muốn làm rõ những nét tƣơng đồng và dị biệt cũng nhƣ sự đóng góp về mặt

nghệ thuật của hai nhà văn trong thể loại truyện ngắn ở hai quốc gia châu Á.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Với mục đích trên, luận văn sẽ phân tích các khía cạnh, các bình diện cụ

thể của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao và Akutagawa để từ đó

tiến hành so sánh.

3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.1. Phạm vi nghiên cứu văn bản

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ trên, luận văn sử dụng văn

bản tác phẩm: Nam Cao – Truyện ngắn chọn lọc của nhà xuất bản Văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn

(2005) và Akutagawa - Tuyển tập truyện ngắn của dịch giả Phong Vũ do nhà

xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2000.

3.2. Giới hạn đề tài

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao cũng nhƣ của

Akutagawa đặt ra nhiều phƣơng diện cần tìm hiểu nhƣ: Nghệ thuật xây dựng

nhân vật, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật tổ

chức không gian – thời gian… Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích so sánh

những nét tƣơng đồng và dị biệt về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của hai

nhà văn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự trên hai phƣơng

diện là: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật.

4. Lịch sử vấn đề

4.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao và so sánh Nam Cao với các tác giả

văn học nước ngoài

4.1.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao

Nam Cao là một tài năng lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế

kỷ XX. Vậy nên, những tài liệu nghiên cứu về Nam Cao (theo thống kê của

các nhà nghiên cứu) đã lên đến hơn 200 tài liệu. Trƣớc Cách mạng tháng 8-

1945, việc nghiên cứu sáng tác của Nam Cao vẫn chƣa đƣợc chú ý, ngoài lời

“tựa” Đôi lứa xứng đôi của Lê Văn Trƣơng [163] thì chƣa có công trình nào

chính thức nghiên cứu về Nam Cao.

Sau Cách mạng tháng 8-1945, Nam Cao bắt đầu trở thành một “hiện

tƣợng” của nghiên cứu, phê bình văn học đƣơng thời. Ngƣời đầu tiên quan

tâm đến tính sắc sảo trong sáng tác của Nam Cao là Nguyễn Đình Thi trong

bài Nam Cao [149] viết vào những năm 50.

Bƣớc sang những năm 60, nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao của

các nhà nghiên cứu đã ra đời. Mở đầu là hai bài viết Đọc truyện ngắn Nam

Cao, soi lại bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực [20] và Con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn

và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao [21] của Huệ Chi – Phong Lê. ở đó,

hai nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều nhận định và đánh giá khái quát về sự

nghiệp sáng tác của Nam Cao.

Năm 1961, hai nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức cũng đƣa

ra hai công trình nghiên cứu về Nam Cao. Trong đó, Phan Cự Đệ với cuốn

Văn học Việt Nam 1936-1945 [39] đã dành riêng một bài viết công phu tìm

hiểu cuộc đời và sáng tác của tác giả “Nam Cao”. Còn Hà Minh Đức trong

cuốn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc [42] thì nhìn nhận sáng tác của

Nam Cao ở một góc độ sâu hơn – góc độ điển hình hoá. Nhà nghiên cứu cho

rằng: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc bởi sáng tác của ông đã đạt

đến trình độ điển hình hoá cao trên nhiều phƣơng diện nghệ thuật, đặc biệt là

nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Vào những năm 70, các công trình nghiên cứu về Nam Cao vẫn tiếp tục

ra đời, tiêu biểu trong đó phải kể đến giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam

1930-1945 [82] của Nguyễn Hoành Khung. Trong chƣơng Nam Cao, nhấn

mạnh đến tài năng của Nam Cao trong việc nhào nặn những chất liệu hiện

thực rất đỗi thời thƣờng và biến nó thành những vấn đề xã hội có ý nghĩa to

lớn.

Năm 1974, trong cuốn sánh Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại [40], Phan Cự

Đệ một lần nữa lại nhắc đến Nam Cao và đƣa ra nhiều phát hiện mới, độc đáo

về sáng tác của nhà văn. Theo ông, điểm đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao

chính là ở nghệ thuật “miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy luật tâm lý, độc thoại

nội tâm”. Ông cho rằng cách thức xây dựng nhân vật của Nam Cao rất gần

với nghệ thuật xậy dựng nhận vật tự ý thức trong sáng tác của Dostôievski và

nhất là Sekhov.

Năm 1976, Hà Minh Đức trong cuốn Nam Cao – tác phẩm [44] đã chỉ ra

sự sâu sắc và tinh tƣờng trong cách xây dựng nhân vật của Nam Cao. Ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn

viết: “Nam Cao là nhà văn có nhiều đóng góp về miêu tả tâm lý và khả năng

phản ánh hiện thực qua tâm trạng” [44, 43].

Tháng 7 năm 1977, Nguyễn Đăng Mạnh hoàn thành bài viết “Nhớ Nam

Cao và những bài học của ông” in trong cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ

thuật của nhà văn [108]. Trong bài viết, tác giả nhận xét: “Sức hấp dẫn của

Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lý sắc sảo của ông. Nam Cao chú ý

nhiều đến nội tâm hơn ngoại hình nhân vật” [108,183]. Đặc biệt khi đi sâu

vào nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh còn khẳng định:

“Nam Cao có một lối kể chuyện rất biến hoá, cứ nhập thẳng vào đời sống bên

trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể

chuyện theo quan điểm nhân vật nhƣ thế tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam

Cao, một thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tuỳ tiện mà thực ra thì hết

sức chặt chẽ nhƣ không thể nào phá vỡ nổi” [108,183].

Năm 1982, trong bài viết Nam Cao và đôi nét nghệ thuật sáng tạo tâm lý

[43], giáo sƣ Hà Minh Đức nhận định: “Dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam

Cao vận động qua nhiều cảnh ngộ nhƣng vẫn quẩn quanh, tù túng không tìm

đƣợc hƣớng thoát. Nó không đƣợc giao lƣu với hành động nên có những phát

triển ở bên trong, ngày càng đi sâu vào nội tâm. ở đây có những trạng thái tâm

lý gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôievski và đặc biệt là Sekhov” [43,73].

Nhƣ vậy, Hà Minh Đức đã chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng trong sáng tác

của Nam Cao là sự ảnh hƣởng của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn

học “dòng ý thức” ở phƣơng Tây thế kỷ XIX. Và đặc điểm này đã chi phối

toàn bộ thế giới nhân vật của Nam Cao.

Năm 1983, Nguyễn Đăng Mạnh trong “Khải luận” - Tổng tập văn học

Việt Nam (tập 30A) [105] đã nhấn mạnh đến tính “đặc sắc tân kỳ” của ngòi

bút Nam Cao. Ông viết: “Truyện Nam Cao đạt tới trình độ điêu luyện trong

nghệ thuật phân tích tâm lý. Nam Cao có khả năng đi vào những trạng thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm lý không rõ ràng. Ông cũng hay đi vào những tính cách phức tạp trong

quá trình diễn biến” [105, 51]. Mặt khác, khi bàn về nghệ thuật trần thuật, nhà

nghiên cứu còn cho rằng “văn kể chuyện Nam Cao biến hoá linh hoạt” rất phù

hợp với cách miêu tả tâm lý nhân vật của ông.

Năm 1992, dựa vào kết quả hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm

ngày mất của Nam Cao (tổ chức vào tháng 11 năm 1991), Viện văn học cùng

hội văn học nghệ thuật Hà Nam tiến hành biên soạn cuốn Nghĩ tiếp về Nam

Cao [95] do giáo sƣ Phong Lê chủ biên. Cuốn sách là một công trình chung

của nhiều tác giả, tập hợp nhiều ý kiến, đánh giá và tìm tòi, khám phá mới về

Nam Cao. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đặc biệt

quan tâm đến những bài viết về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật

trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao.

Trƣớc hết, trong bài viết Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng

nhân đạo của Nam Cao [35], tác giả Đinh Trí Dũng đã chỉ ra “một trong

những điểm độc đáo của bút pháp hiện thực đồng thời cũng là cơ sở cho cảm

hứng nhân đạo của Nam Cao là việc đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy

phong phú, phức tạp của tâm hồn con ngƣời” [35,33]. Vì vậy, “các nhân vật

của Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tinh thần – sự tự ý thức để

chống lại sự tha hoá để bảo vệ bản chất nhân đạo của con ngƣời” [35,34].

Theo tác giả, trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930 – 1945),

không chỉ có các nhân vật của Nam Cao mới có vấn đề tự ý thức nhƣng chƣa

nhà văn nào đƣa đƣợc vấn đề tự ý thức của nhân vật lên đến mức sâu sắc,

“thƣờng trực nhất quán” nhƣ ở ngòi bút Nam Cao.

Trong bài Nam Cao phê phán và tự phê phán [47] của giáo sƣ Hà Minh

Đức, một lần nữa Nam Cao lại đƣợc nhắc đến với trình độ miêu tả và phân

tích tâm lý nhân vật tài tình. Nhà nghiên cứu phát hiện: “Nam Cao đã để cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn

dòng tâm lý nhân vật phát triển theo hình thức, và độc thoại nội tâm là

phƣơng thức biểu hiện quan trọng” [47,45].

Bài viết của Phạm Xuân Nguyên về Nam Cao và sự lựa chọn chủ nghĩa

hiện thực mới [121] cũng là một bài viết khai thác bút pháp hiện thực Nam

Cao trên nhiều phƣơng diện. Tác giả nhấn mạnh: “Nam Cao đã lấy sự phân

tích tâm lý làm chính để dựng truyện, dựng nhân vật. Dù nhân vật là nông dân

hay trí thức, kẻ lƣu manh hay ngƣời lƣơng thiện, ngòi bút nhà văn đều khơi

gợi đến các phần cảm, phần nghĩ của chúng, bắt chúng phải tự bộc lộ”

[121,76]. Và trên hết, “cách viết tâm lý tạo cho Nam Cao một khả năng mới

trong mối quan hệ tác giả - nhân vật... Nam Cao đã đa thanh hoá giọng điệu tự

sự...” [121,77].

Lối văn kể chuyện của Nam Cao [132] của Phan Diễm Phƣơng là một

bài viết đƣa ra nhiều phát hiện mới mẻ về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao.

Tác giả bài viết cho rằng: “Nhìn từ góc độ nào đó sẽ thấy trong ngôn ngữ kể

chuyện của Nam Cao có cái vẻ khách quan lạ lùng... Điều này đƣợc thể hiện

ra không phải bằng những từ ngữ cụ thể, bằng những phƣơng thức tu từ... mà

bằng cách kể, giọng kể của ông... Nam Cao không chỉ kể chuyện mà còn kể

về tâm trạng, và nhiều khi, đến một lúc nào đó truyện sẽ biến thành tâm

trạng...” [132,133].

Ngoài ra, cuốn sách còn tập hợp nhiều bài viết xuất sắc của các tác giả

khác nhƣ: Những biến hoá của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao -

Vƣơng Trí Nhàn [123]; Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác của Nam Cao

- Trần Thị Việt Trung [159]; Phong cách truyện ngắn Nam Cao - Vũ Tuấn

Anh [2]; Nghệ thuật văn xuôi truyện ngắn Lão Hạc - Chu Văn Sơn [139]...

Tiếp tục khuynh hƣớng mà hội thảo về Nam Cao năm 1991 đƣa ra, năm

1997-1998, chung quanh dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Nam Cao, có hai sự

kiện đánh dấu một bƣớc tiến nữa trên con đƣờng tiếp cận sáng tác Nam Cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là hai công trình nghiên cứu chuyên biệt về Nam Cao của giáo sƣ Phong

Lê với Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung [97] và của giáo sƣ Hà

Minh Đức với Nam Cao - Đời văn và tác phẩm [45].

Năm 1998, Trần Đăng Suyền trong bài Nam Cao nhà văn hiện thực xuất

sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn [145] đã nhận định: Phần nhiều tác phẩm

của Nam Cao “đƣợc dệt nên bằng toàn những “cái hàng ngày” chủ yếu liên

quan đến cuộc sống riêng tƣ của các nhân vật” [145,156]. Nhƣng chính

những “cái vặt vãnh nhỏ nhoi, tủn mủn mà nhà văn gọi là “những chuyện

không muốn viết”... lại có sức mạnh ghê gớm” [145,156]. Về nghệ thuật, Trần

Đăng Suyền cho rằng: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhận vật đã trở thành “linh

hồn”, “cốt tuỷ” trong sáng tác của Nam Cao.

Năm 2000, Nguyễn Hoa Bằng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Thi pháp

truyện ngắn Nam Cao [14]. Có thể coi đây là công trình nghiên cứu về thi

pháp truyện ngắn Nam Cao tƣơng đối đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Trên

cơ sở phân tích những phƣơng diện đa dạng của thi pháp nhƣ: Ngôn ngữ đa

thanh; nhân vật thời gian – không gian – ý thức; kết cấu đa quan hệ..., tác giả

khẳng định đặc trƣng cơ bản của thi pháp truyện ngắn Nam Cao là “thi pháp

đối thoại”.

Năm 2001, tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng trong luận án Thi pháp hoàn cảnh

trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao viết “thiên nhiên,

cảnh vật trong tác phẩm của Nam Cao không phải chỉ đơn thuần là những bức

tranh phong cảnh. Nhiều khi nó là yếu tố biểu hiện tâm lý” [76,136].

Cũng trong năm này, nhà nghiên cứu Vũ Thăng, với chuyện luận Một

vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao [148] đã khám phá nghệ thuật sáng tác

của Nam Cao ở góc độ thi pháp. Trong chƣơng “Nam Cao – sự khám phá thế

giới nội tâm con ngƣời”, nhà nghiên cứu đƣa ra nhận xét: “Tính chất đa thanh,

phức điệu của tác phẩm Nam Cao có nguồn gốc sâu xa từ cái nhìn hiện thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới mẻ rất đỗi đời thƣờng của ông... Đặc điểm của tính phức điệu trong tác

phẩm Nam Cao là khả năng đối thoại, độc thoại đa dạng, nhiều tầng, nhiều

lớp...” [148,60].

Trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao [146], khi tìm hiểu vấn đề

loại hình và thi pháp trong sáng tác của nhà văn, Trần Đăng Suyền viết: “Nam

Cao ít khi lựa chọn một kiểu cốt truyện đƣợc xây dựng trên cơ sở miêu tả

những hành động bên ngoài của nhân vật” [146,39], mà “thƣờng đƣợc xây

dựng trên cơ sở miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật” [146,44].

Và gần đây nhất năm 2007, Bích Thu đã tái bản lần thứ năm cuốn Nam

Cao về tác giả và tác phẩm [151]. Đây là công trình tập hợp tƣ liệu và chọn

lọc những bài viết tiêu biểu về Nam Cao của nhiều tác giả trong gần nửa thế

kỷ qua. Bàn về nghệ thuật miêu tả tâm lý trong truyện ngắn Nam Cao, nhà

nghiên cứu viết: “Nam Cao tỏ ra có sở trƣờng trong miêu tả tâm trạng, quá

trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật làm nổi bật bi kịch đời thƣờng, bi

kịch nhân cách, bi kịch tinh thần của con ngƣời” [151,23].

4.1.2. Vấn đề so sánh Nam Cao với các tác giả văn học nước ngoài

Nam Cao là một nhà văn có tầm vóc nổi bật. Điều này đã đƣợc minh

chứng bằng việc nhà nghiên cứu Liên Xô - N.I.Niculin trong ba cuốn từ điển

đồ sộ là Từ điển bách khoa văn học giản yếu [118]; Đại từ điển bách khoa

Liên Xô [119]; Từ điển bách khoa văn học [120] đã dành riêng một mục để

viết về ông. Bên cạnh đó, các tác phẩm của Nam Cao còn đƣợc dịch và giới

thiệu ở một số nƣớc trên thế giới.

ở Việt Nam, hƣớng tiếp cận Nam Cao từ góc độ so sánh với các tác giả

văn học nƣớc ngoài đã manh nha từ những năm 60, 70 và 80. Hai nhà nghiên

cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức là những ngƣời đầu tiên đặt Nam Cao bên

cạnh các nhà văn lớn của thế giới nhƣ Sekhov, Dostôievski để thấy đƣợc tầm

vóc nổi bật của ông. Phan Cự Đệ cho rằng “Nam Cao gần Sekhov,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dostôievski, nhất là Sekhov” [40,121]. Đồng tình với ý kiến này, Hà Minh

Đức cũng khẳng định cách miêu tả trạng thái tâm lý ở nhân vật Nam Cao

“gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôievski và đặc biệt là Sekhov” [43,73].

Năm 1987, giáo sƣ Phong Lê trong bài viết Nam Cao – nhìn từ cuối thế

kỷ [99] đã khẳng định “Nam Cao có một vị trí tựa A. Sekhov”. Trên cơ sở đó

nhà nghiên cứu cho rằng: “Cả hai, Nam Cao và T.A.Sekhov đều tìm về một

chủ nghĩa hiện thực của đời thƣờng, soi chiếu các giá trị phổ quát của đời

sống...” [99,114].

Bƣớc sang thập niên 90, phƣơng pháp tiếp cận Nam Cao từ góc độ so

sánh đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong

cuốn Nghĩ tiếp về Nam Cao [3] do giáo sƣ Phong Lê chủ biên đã tập hợp và

giới thiệu với bạn đọc một chùm ba bài viết về Nam Cao từ góc độ so sánh

của ba nhà nghiên cứu là Đào Tuấn ảnh với Tsêkhov và Nam Cao – một sáng

tác hiện thực kiểu mới [3]; Trần Ngọc Dung với Gặp gỡ giữa M.Gorki và

Nam Cao [33]; Và Phạm Tú Châu với Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ

[19]. Trong đó, nhà nghiên cứu Đào Tuấn ảnh đã chỉ ra điểm nổi bật khi đặt

Nam Cao bên cạnh Sekhov là Nam Cao và Sekhov “đều viết về những điều

vặt vãnh của đời sống hàng ngày” [3,203]. Họ đều “khƣớc từ kiểu cốt truyện

truyền thống” và toàn bộ sáng tác của họ “đƣợc xây dựng trên chất trữ tình –

trên tiếng cƣời và nỗi buồn” [3.208].

Còn Trần Ngọc Dung thì cho rằng sự “gặp gỡ giữa M.Gorki và Nam

Cao” là sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai nhà tƣ tƣởng lớn, cả hai đều là “hai nhà

nhân đạo chủ nghĩa lớn...” [33,214].

Phạm Tú Châu cũng có nhiều phát hiện độc đáo về cách thức xây dựng

hai nhân vật Chí Phèo cũng nhƣ AQ của hai nhà văn hiện thực xuất sắc Nam

Cao và Lỗ Tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2004, Viện văn học tổ chức cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm

ngày mất của A.Sekhov. Tại đây, có rất nhiều bài viết tham luận về cuộc đời

sự nghiệp của nhà văn Nga vĩ đại này. Trong đó, có bài viết sâu sắc so sánh

A.Sekhov và Nam Cao của giáo sƣ Phong Lê: A.Sekhov và Nam Cao nhìn từ

hai nền văn học [98]. Với bài viết này, tác giả đã tìm đến những nét giống và

khác nhau giữa Nam Cao và A.Sekhov . Từ đó, nhà nghiên cứu khẳng định sự

tƣơng đồng giữa Nam Cao và A.Sekhov thể hiện ở “vai trò và sứ mệnh của

mỗi ngƣời đối với lịch sử văn học dân tộc’’ [98,189] và “ở một lối tƣ duy

nghệ thuật độc đáo - đào sâu vào đời sống tâm lý và hƣớng vào cuộc sống nhỏ

nhặt thƣờng ngày’’ [ 98,203].

Năm 2005, dựa trên những thành tựu nghiên cứu đã có, nhà nghiên cứu

Đào Tuấn ảnh lại tiếp tục cho ra đời bài viết: A.Sekhov và Nam Cao nhìn từ

góc độ thi pháp [4]. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu chỉ ra sự tƣơng đồng

và khác biệt giữa Nam Cao và Sekhov trên hai phƣơng diện cụ thể là: Cốt

truyện và kết cấu văn bản trong truyện ngắn của hai nhà văn.

Ngoài ra, hai luận văn thạc sĩ (trƣờng đại học sƣ phạm Thái Nguyênt):

Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn Nam Cao (so sánh với thi pháp truyện

ngắn A.Sekhov) của Lƣơng Thị Lan [91] và Sự gặp gỡ giữa Nam Cao và

A.Sekhov trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Cầm Thị Bích Thu

[150] cũng là những khám phá và phát hiện mới mẻ về sáng tác của Nam Cao

trong so sánh với văn hào Nga Sekhov. Tác giả các luận văn đã làm rõ những

đặc điểm cách tân của Nam Cao ở lĩnh vực thi pháp truyện ngắn và đặt chúng

trong cái nhìn đối chiếu với sáng tác của Sekhov dựa trên những phƣơng diện

thi pháp tƣơng đồng.

Nhìn chung, những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nam Cao rất

phong phú và đa dạng với hàng trăm tài liệu. Các bài nghiên cứu đã nhìn nhận

nghệ thuật tự sự của Nam Cao ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn

khuôn khổ của đề tài, tác giả luận văn mới chỉ tập trung khai thác các tài liệu

liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật trong sáng

tác Nam Cao và so sánh Nam Cao với các tác giả văn học nƣớc ngoài. Trên

cơ sở đó, tác giả luận văn hi vọng sẽ tiếp tục khám phá những “hạt ngọc”còn

ẩn giấu trong truyện ngắn Nam Cao, đồng thời đối chiếu nó với nghệ thuật

trong truyện ngắn của một văn hào Nhật Bản có nhiều nét tƣơng đồng với ông

– văn hào Akutagawa.

4.2. Vấn đề nghiên cứu văn học Nhật Bản và Akutagawa

4.2.1. Về văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản là một nền văn học lớn và độc đáo của Châu Á. Tuy

nhiên, việc nghiên cứu văn học Nhật Bản ở nƣớc ta còn rất hạn chế. Qua khảo

sát tƣ liệu, tác giả luận văn nhận thấy vấn đề nghiên cứu văn học Nhật Bản ở

Việt Nam tập trung vào hai mảng chính: Nghiên cứu của tác giả Việt Nam và

những công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch sang

tiếng Việt.

4.2.1.1. So với thế giới, việc nghiên cứu văn học Nhật Bản ở nƣớc ta

diễn ra còn chậm và chƣa đồng bộ. Tuy vậy, các công trình và bài viết của các

tác giả Việt Nam đã phần nào cung cấp cho bạn đọc những vấn đề cơ bản

trong việc tiếp nhận văn học Nhật Bản nhƣ: Những vấn đề chung của văn học

Nhật Bản; Vấn đề nghiên cứu một tác giả, tác phẩm; Vấn đề thể loại và vấn

đề so sánh văn học...

Từ những năm 60,70, những bài viết đầu tiên về văn học Nhật Bản đã

đƣợc đăng trên Tạp chí văn học (Miền Nam). Đó là Tiểu thuyết Nhật Bản của

Mai Chƣơng Đức số 90, tháng 6 – 1969 [48]; Vài nét về thơ Nhật Bản,

I.Takuboku của Vĩnh Sính số 90, tháng 6 – 1969 [110]; Kawabata – nhà văn

Nhật Bản đầu tiên được giải Nobel của văn học của Mai Chƣơng Đức số 114,

tháng 3 – 1972 [49]...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!