Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh hiệu quả kết hợp 6 - Benzylamminopurine với ozone và sốc nhiệt trong bảo quản măng tây :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mẫu IUH1521
BỘ CÔNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài:
SO SÁNH HIỆU QUẢ KẾT HỢP 6-BENZYLAMINOPURINE VỚI
OZONE VÀ SỐC NHIỆT TRONG BẢO QUẢN MĂNG TÂY
Mã số đề tài: 184.TP04
Chủ nhiệm đề tài: Lê Quang Chương
Đơn vị thực hiện: Viện công nghệ sinh học và thực phẩm
Tp. Hồ Chí Minh, 2018
BỘ CÔNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài:
SO SÁNH HIỆU QUẢ KẾT HỢP 6-BENZYLAMINOPURINE
VỚI OZONE VÀ SỐC NHIỆT TRONG BẢO QUẢN MĂNG TÂY
Mã số đề tài: 184.TP04
Chủ nhiệm đề tài: Lê Quang Chương
Đơn vị thực hiện: Viện công nghệ sinh học và thực phẩm
Tp. Hồ Chí Minh, 2018
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: So sánh hiệu quả kết hợp 6-Benzylaminopurine với ozone và sốc nhiệt
trong bảo quản măng tây
1.2. Mã số: 184.TP04
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
(học hàm, học vị)
1 Lê Quang Chương ĐH Công Nghiệp Chủ nhiệm đề tài
TpHCM
2 Nguyễn Thanh Danh ĐH Công Nghiệp Thu mua, xử lý nguyên liệu
TpHCM ban đầu
3 Nguyễn Thị Anh Đào ĐH Công Nghiệp Mã hóa mẫu, phân tích
TpHCM protein
4 Võ Thị Thùy Dương ĐH Công Nghiệp Đo các chỉ tiêu của măng tây
TpHCM về màu, chlorophyll, độ giảm
khối lượng.
1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2018
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2018
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
- Không có thay đổi nội dung so với thuyết minh ban đầu
1.7. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: 5 triệu đồng, trong đó kinh phí từ ngân
sách nhà trường để thực hiện Đề tài là 5 triệu đồng (Số tiền bằng chữ: Năm triệu đồng).
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Măng tây là loại thực vật có giá trị kinh tế và được du nhập về trồng ở một số nơi tại Việt
Nam như Ninh Thuận, TP.HCM,…Măng tây cũng được biết đến như một nguồn thảo dược
có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như chống cồn cào ở người uống rượu
bia, bảo vệ tế bào gan khỏi độc tố, chống oxy hóa. Măng tây giàu amino acid (Cysteine,
Glutathione), vi lượng (N, P, K, S, Mg, Fe,…), vitamine (B, C và K), chất chống oxy hóa và
đào thải độc tố như polyphenol, chlorophyll, flavonoids,… mà không có nhiều loại thực vật
có được. Trong quá trình bảo quản sau thu hoạch, măng tây rất dễ bị biến đổi suy giảm chất
lượng, hao hụt khối lượng.
Tuy nhiên, hiên tại còn ít nghiên cứu về bảo quản măng tây, chủ yếu là bảo quản lạnh và
bảo quản bằng cách kiểm soát khí quyển. Những phương pháp này chưa thực sự có hiệu quả
vì bảo quản lạnh sẽ gây ra các tổn thương lạnh cho măng tây, còn bảo quản bằng phương
pháp kiểm soát khí quyển thì sự khác biệt giữa nồng độ CO2, O2 bên trong và bên ngoài
măng tây dẫn đến khó kiểm soát sự trao đổi chất của măng tây như mong muốn.
2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: kéo dài thời gian bảo quản măng tây
Mục tiêu cụ thể: xác định các thông số tối ưu và kéo dài thời gian bảo quản của măng tây
bằng việc sử dụng 6-Benzylaminopurine và kết hợp với nhiệt độ, ozone giúp nông dân
hạn chế được sự hư hỏng của măng tây sau thu hoạch, cũng như đảm bảo chất lượng của
măng tây cho các công ty sản xuất
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xác định protein tổng
Vô cơ hóa mẫu.
Cân m gam mẫu sau khi giã nhiễm cho vào bình Kjeldahl với 20 ml H2SO4 đậm đặc và
khoảng 1 gam – 2 gam hỗn hợp chất xúc tác. Đậy bình bằng phiễu nhỏ, để nghiêng bình
Kjeldahl 45o
trên bếp điện đun từ từ cho đến khi nhiệt độ của quá trình phân giải đạt nhiệt
độ 400o
C. Đun sôi cho đến khi dung dịch có màu trong suốt xanh lơ của CuSO4, để nguội.
Chưng cất.
Chuẩn bị bình hứng: Hút 50 ml H2SO4 0.1N cho vào erlen 100 ml, cho thêm 3 giọt chỉ thị
MR vào erlen. Lắp erlen vào dưới ống sinh hàn sao cho đầu sưới ống sinh hàn ngập vào
trong dung dịch.
Chuẩn bị dịch chưng cất: Chuyển dung dịch đã vô cơ hóa trong bình Kjendahl vào bình
chưng cất của máy cất đạm, tráng nhiều lần dung dịch phân giải bằng nước cất rồi chuyển
vào bình chưng cất, thêm 5 giọt chỉ thị phenolphtalein 1%. Trung hòa dung dịch trong bình
chưng cất bằng NaOH 30% (cần trung hòa từ từ vì đây là phản ứng giữa acid mạnh và bazo
mạnh ở nồng độ đậm đặc nên xảy ra rất mạnh) cho đến khi dung dịch chuyển màu hồng (có
thể nhận biết bằng sự xuất hiện của đồng có màu xanh đen). Sau đó cho thêm 2 ml dung
dịch NaOH 30% và khóa phiễu lại, cho vào một ít nước cất lên phiễu để kiểm tra độ kín của
thiết bị.
Chưng cất: Cho 800 ml nước cất vào bình đun. Mở nước của ống sinh hàn, chưng cất liên
tục 40 phút kể từ khi bình bắt đầu sôi. Sau đó hạ bình hứng, rửa sạch đầu ống sinh hàn bằng
nước cất, đạt giấy pH sát miệng ống sinh hàn. Nếu giấy pH không đổi màu thì quá trình
chưng cất hoàn tất. Trong suốt quá trình chưng cất thì màu của bình hứng chứa NH3 phải
không đổi màu, nếu chuyển qua màu xanh dương có nghĩa là lượng acid dùng hấp thụ thiếu,
khi đó phải làm lại và tăng lượng acid lên.
Định lượng H2SO4 dư trong bình hứng bằng dung dịch NaOH 0.1N cho đến khi dung dịch
chuyển sang màu xanh lá mạ.
- Tính hàm lượng nitơ, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau:
Hàm lượng nito (%) = 0,01401T(V1 – V0).100/m
= 1,401T(V1 – V0)/m
(Nguồn: TCVN 9936:2013)
Trong đó:
T: là độ chuẩn của dung dịch acid sulfuric được dùng trong hai lần chuẩn độ;
Vo: là thể tích của dung dịch acid sulfuric được dùng trong phép thử trắng , ml
V1: là thể tính của dung dịch acid sulphuric được dùng trong phép xác định ,
ml m: là khối lượng của phần mẫu thử , g.
Biểu thị kết quả là trung bình cộng của hai phép xác định nếu các thể tích của dung dịch
acid sulfuric được dùng không chênh lệch quá 0,1 ml. Nếu không, thì lặp lại phép xác định
trên cùng một mẫu thử.
Xác định sự thay đổi màu
Nguyên tắc.
Dựa trên sự thay đổi màu sắc của rau quả sau bảo quản do sự chín hoặc sự hư hỏng thối rữa.
Cách tiến hành.
Mẫu cần đo: các mẫu sau khi đã được đánh giá cảm quan, nhũng cây Măng tây đã được
đánh dấu trước (gồm 10 cây) sẽ được đưa đi đo màu LAB bằng máy đo màu Minolta CR -
410.
L: Cường độ của màu tối sáng
A: Sắc độ của màu đỏ - xanh lá
B: Sắc độ của màu xanh dương
Khởi động máy: Sau khi việc khởi động hoàn tất, tiến hành chỉnh máy về các thông số cần
đo là: LAB. Tiếp tục cho máy đo thử với đĩa đo đưa máy về thông số ổn định.
Tiến hành đo: Thao tác kiểm và khởi động máy xong, tiến hành đo mẫu theo thứ tự yêu cầu
của nhóm là đo phần gốc (phần thân dưới) rồi đến phần thân trên (trên chỗ đánh dấu) lần
lượt từng cây một.
Ghi nhận kết quả: Kết quả đo được ghi lại qua video điện thoại và sẽ được nhóm xử lý sau
đó.
E =
(Nguồn: Siomos, Dogras, & Sfakiotakis, 2001).
Trong đó
L0 , a0, b0 là giá trị đo được của măng tây
L
*
= giá trị của mẫu chuẩn
Xác định phần trăm độ giảm khối lượng
Nguyên tắc: dựa vào sự chênh lệch về khối lượng của măng tây trước và sau khi bảo quản.
Cách tiến hành.
Mẫu ngày đầu khi chưa đi bảo quản sau khi phân loại được tiến hành cân khối lượng trên
cân phân tích, ghi lại kết quả. Mẫu các ngày sau khi nghiêm cứu bảo quản được lấy ra khỏi
bao bì tiến hành cân khối lượng ghi lại kết quả cho đến lần cân cuối cùng.
Xử lý số liệu: khối lượng các mẫu sau các mốc thời gian nghiêm cứu bảo quản được tính
theo phần trăm (%) giảm khối lượng xử lý qua phần mềm Excel và phần mềm Stagraphics.
g=
Trong đó:
g: tỉ lệ hao hụt khối lượng măng tây (%)
G1: khối lượng ban đầu của măng tây (g)
G2: khối lượng sau thời gian bảo quản (g)
Xác định hàm lượng chlorophylll
Nguyên tắc.
Dựa trên sự mất hàm lượng chlorophyll trong rau quả sau quá trình thu hoạch bảo quản.
Cách tiến hành.
Nghiêm cứu của chúng tôi được tiến hành với thiết bị đo là máy đo hàm lượng chlorophyll.
Mỗi 1 cây đo phần gốc từ điểm cắt lên 2 - 3 cm là điểm đo gốc, tiếp tục lên ngọn khoảng từ
5 - 8 cm tại phần trên điểm đánh dấu là điểm đo ngọn. Kết quả đo được ghi lại.
Xác định độ cứng
Cách tiến hành.
Mẫu: các mẫu đã đánh dấu trước đó để phục vụ quá trình đo.
Khởi động máy tính: Thiết bị đo cấu trúc độ cứng trái cây FTA được kết nối trực tiếp với
máy tính thông qua dây nối USB. Tiến hành cắm điện cho máy tính và máy FTA, khởi động
máy tính.
Khởi động máy FTA: Sau khi đã ghim điện, bật nút on đằng sau thiết bị để khởi động.
Đo: Tiến hành bấm đúp chuột vào biểu tượng hình ảnh trên màn hình.
Kết quả: kết quả đo được lưu lại và xuất ra file Excel và lưu lại trong USB.
Phương pháp đánh giá cảm quan
Bảng 1: Bảng mô tả các chỉ tiêu đánh giá cảm quan.
Tên chỉ tiêu Điểm Yêu cầu
Màu sắc 5 Măng tây có màu xanh mướt, màu đều từ gốc tới ngọn, không
có màu lạ
4 Phần ngọn có màu xanh, gốc nhạt màu hơn, xuất hiện những
vệt trắng dưới gốc
3 Phần ngọn có màu xanh nhạt hoặc xuất hiện những chấm nâu,
phần gốc xuất hiện những vệt trắng rõ rệt
2 Phần thân và ngọn ngã màu vàng nhạt, ngọn xuất hiện những
vệt nâu lớn hơn phần thân xuất hiện những đốm trắng, phần
gốc chuyển hẳn sang màu trắng và có những vệt vàng hoặc
tím xuất hiện
1 Phần ngọn có màu vàng úa, đỉnh chuyển sang màu nâu đen,
phần thân chuyển sang màu trắng có những vệt vàng, gốc
chuyển sang màu tím nhạt
0 Toàn bộ ngọn chuyển sang màu nâu thân héo vàng gốc có thể
thối màu vàng hoặc tím, măng hư hỏng hoàn toàn
Mùi 5 Có mùi thơm đặc trưng và mùi hăng của măng tươi, không có
mùi lạ
4 Có mùi thơm nhẹ và ít hăng hơn,
3 Còn rất ít mùi măng tây
2 Không còn mùi đặc trưng và bắt đầu có mùi lạ
1 Măng tây có mùi hơi thối thể hiện rõ ràng ở phần ngọn
0 Măng có mùi úng thối khó chịu
Vị 5 Măng có vị tươi ngọt đặc trưng hơi nhớt
4 Măng có vị ngọt
3 Măng không còn vị ngọt rõ ràng, hơi nhám đầu lưỡi
2 Măng nhạt và có vị lạ xuất hiện, nhám đầu lưỡi do xơ xuất
hiện nhiều
1 Măng có vị đắng nhẹ, thô khó nhai
0 Măng có vị nhẫn đắng khó chịu.
Trạng thái 5 Măng giòn, da căng bóng, không có xơ, thân tròn đều
đặn,tươi mọng nước
4 Măng giòn, da căng, không xơ, thân tròn đều, tươi có thể xuất
hiện vài vết xướt ở phần thân và gốc
3 Măng kém giòn, da hơi nhăn, bắt đầu xuất hiện xơ, thân măng
ở gốc có thể hơi tốp, mất nước kém tươi,
2 Măng mềm, da nhăn, xơ xuất hiện nhiều hơn < 0.5 cm, thân
xuất hiện vết thâm ở ngọn ,phần gốc bị tốp và trở nên xốp
kém tươi
1 Măng mềm dai, da nhăn nheo, xơ xuất hiện > 1 cm, ngọn
măng bị thối, gốc khô xơ có thể bị nứt làm đôi, phần gốc khô
cứng
0 Măng mềm nhũn, da nhăn nheo, xơ xuất hiện nhiều >1.5 cm,
ngọn bị thối nhũn hoàn toàn, gốc teo lại khô cứng hoặc cũng
có thể bị thối, măng hư hỏng gần như hoàn toàn.
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phân tích Anova trong stagraphics với p - value < 0.05
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bảo quan măng tây cho thấy khi khảo
sát từ 40 C-60 C, mẫu 55 C đạt kết quả bảo quản tốt nhất. Cụ thể hàm lượng chlorophyll còn
1,74; độ màu 70,075; khối lượng giảm 1,11% so với mẫu ban đầu; độ cứng là 1,02; điểm
cảm quan đạt 13,88; hàm lượng protein còn 2,28%.
Măng tây được nhúng trong 6 - Benzylamonipurine với các nồng độ 18 ppm, 19 ppm 20
ppm, 21 ppm, 22 ppm trong 10 phút. Măng tây được xử lý 6 – BA ở nồng độ 20 ppm cho
kết quả tốt nhất. Măng tây được kéo dài thời gian bảo quan đến 24 ngày và vẫn đảm bảo chỉ
tiêu chất lượng đã đề ra. Cụ thể, hàm lượng chlorophyll còn 1,72 so với nguyên liệu ban đầu
1,95; sự thay đổi màu sắc với giá trị E tăng từ 48.29 đến 68,52, độ cứng giảm từ 1,7 còn
1,35; phần trăm độ giảm khối lượng chỉ có 1,87%; tổng kết quả đánh giá cảm quan 14,85 và
hàm lượng protein còn 2,4 so với nguyên liệu ban đầu là 2,65.
Măng tây xử lý ozone trong thời gian 2, 4, 6, 8, 10 phút. Sau thời gian bảo quản cho thấy
măng tây xử lý ozone 6 phút cho kết quả bảo quản tốt nhất, măng tây bảo quản được 20
ngày và các chỉ tiêu chất lượng được đảm bảo, không bị hư thối. Cụ thể, hàm lượng
chlorophyll còn 1,93 so với nguyên liệu ban đầu 2,15; sự thay đổi màu sắc với giá trị E tăng
từ 33,65 đến 53,31 độ cứng giảm từ 1,8 còn 1,38; phần trăm độ giảm khối lượng chỉ có
0,97%; tổng kết quả đánh giá cảm quan 14,61 và hàm lượng protein còn 2,53 so với nguyên
liệu ban đầu là 2,65.
Từ các thông số thích hợp ở thí nghiệm đơn măng tây đươc xử lý kết hợp 2 và 3 yếu tố. Qua
kết quả cho thấy măng tây xử lý 20 ppm - 55°C có thời gian bảo quản cao nhất, lên đến 28
ngày. Cụ thể, hàm lượn protein còn 2,6 so với nguyên liệu ban đầu 2,65, tổng điểm đánh giá
cảm quan đạt 15,27; hàm lượng chlorophyll giảm từ 2,33 còn 1,99; phần trăm độ giảm khối
lượng chỉ có 1,68%; độ cứng giảm từ 1,93 còn 1,33, sự thay đổi màu sắc với giá trị E tăng
từ 30,65 đến 52,23.
5. Đánh giá các kết quả đã đạt đƣợc và kết luận
Từ kết quả của các thí nghiệm trên ta có thể rút ra phương pháp bảo quản thích hợp nhất là kết
hợp giữa 6BA nồng độ 20ppm và sốc nhiệt ở nhiệt độ 55o
C trong điều kiện bao gói kín và bảo
quản ở nhiệt độ 5
o
C cho kết quả tối ưu nhất. Cách kết hợp trên cho thời gian bảo quản là 28
ngày trong khi mẫu đối chứng không qua xử lý chỉ để được từ 10 đến 12 ngày. Qua số liệu thì
ta thấy việc kết hợp giữa 6BA nồng độ 20 ppm và sốc nhiệt ở nhiệt độ 55o
C
có tổng điểm cảm quan cao nhất là 15.58 sau 28 ngày, nó phù hợp với các kết quả về hàm
lượng chlorophyll là 1,72; về ΔE thì đạt nhỏ nhất là 52,23; độ cứng đạt 1,59; độ hao hụt
khối lượng chỉ có 1,68% và hàm lượng protein còn lại là cao nhất 2,6 %.
Đề xuất quy trình bảo quản măng tây
Măng tây
Xử lý
Xử lý nhiệt
Làm lạnh nhanh
Xử lý 6BA
Để ráo
Bao gói
Bảo quản lạnh
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu: là măng tây xanh được mua từ Ninh Thuận. Chọn những búp măng tây
đồng đều về kích thước, màu sắc, nguyên vẹn, chọn măng tây tươi, không hư hỏng
và không bị khuyết tật.
Xử lý
Mục đích: bỏ bớt phần gốc bị hóa xơ
Tiến hành: cắt bỏ gốc măng tây lấy chiều dài đồng đều từ 18cm tính từ ngọn măng tây
xuống
Sốc nhiệt
Mục đích: làm thay đổi cấu trúc măng tây, làm măng giòn hơn
Tiến hành: măng tây được ngâm vào nước ở 55o
C trong vòng 1 phút sau đó ngay lập
tức nhúng vào nước đá lạnh có nhiệt độ từ 0 - 4
o
C.
Xử lý 6BA
Mục đích: làm chậm quá trình thoái hóa chlorophyll, giúp bảo quản măng tây lâu hơn
Tiến hành: Nhúng măng tây ngập trong dung dich 6BA ở nồng độ 20 ppm trong 10 phút
Để ráo
Mục đích: làm khô bề mặt măng, hạn chế sự ủng thối và chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo
Tiến hành: măng tây sau khi ngâm 6BA thì được xếp rời ra và làm khô bằng quạt gió.
Tránh đề ngoài môi trường quá lâu nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng măng tây.
Bao gói
Mục đích: ngăn sự tiếp xúc của măng tây với môi trường bên ngoài
Tiến hành: sau khi để ráo măng tây được xếp vào các túi PE, để theo đường chéo của bao
và ghép mí lại.
Bảo quản lạnh
Mục đích: làm chậm các quá trình sinh lý cũng như sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
dẫn đến làm hư hỏng của măng tây.
Tiến hành: cho măng tây vào tủ mát, tránh chồng quá nhiều lên nhau dẫn đến dễ dập nát và
cài đặt nhiệt độ ở 5
o
C
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Nghiên cứu được tiến hành để xác định các thông số thích hợp trong việc kéo dài thời gian
bảo quản măng tây. Măng tây được xử lý 6 – benzylaminopurine ở nồng độ (18 ppm, 19
ppm, 20 ppm, 21 ppm, 22 ppm), nhiệt độ (40°C, 45°C, 50°C, 55°C, 60°C), thời gian xử lý
ozone (2, 4, 6, 8, 10 phút) và xử lý kết hợp từ các thông số thích hợp được đánh giá qua độ
cứng, độ màu, hàm lượng chlorophyll, độ hao hụt khối lượng, đánh giá cảm quan, màu sắc
và hàm lượng protein. Kết quả cho thấy măng tây được xử lý kết hợp (20 ppm - 55°C) cho
kết quả tốt nhất, măng tây được bảo quản tới 28 ngày mà các giá trị đánh giá chất lượng
không có thay đổi nhiều so với nguyên liệu ban đầu: protein giảm từ 2,65 còn 2,6; hàm
lượng chlorophyll 1,99 so với 2,33 nguyên liệu ban đầu; phần trăm độ giảm khối lượng chỉ
có 1,68%; độ cứng giàm từ 1,93 còn 1,33 và tổng điếm đánh giá cảm quan 15,27. Ngoài ra,
tất cả các chỉ tiêu đều có p-value < 0,05 cho thấy số liệu có ý nghĩa thống kê.
The research was carried out for identifying the appriciate conditions in the shelf – life
aparagus. Aparagus is processed by 6 – benzylaminopurine (18 ppm, 19 ppm, 20 ppm, 21
ppm, 22 ppm), temperature (40°C, 45°C, 50°C, 55°C, 60°C), ozone (2, 4, 6, 8, 10 phút) and
combined treatment. Using the firmness, chlorophyll content, loss weight, color, sensory
evaluation and protein content for choosing. The result indicate that the shelf-life aparagus
has 28 days with 20 ppm - 55°C treatment. In detail, protein content decreased from 2,65 to
2,6; chlorophyll content was 1,99 which compared the blank (2,33); loss weight was only
and the total of sensory evaluation was 15,27. Besides, all of them has the scientific
significance with p – value < 0,05.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
TT Tên sản phẩm kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt đƣợc
1 Quy trình bảo quản Các thông số, các bước Đưa ra được các thông
măng tây tiến hành số xử lý thích hơp và
quy trình thực hiện
2 Phƣơng pháp bảo quản Phương pháp bảo quản Kết hợp giữa phương
măng tây măng tây để đảm bảo pháp xử lý sốc nhiệt và
chất lượng tốt nhất xử lý với 6-BA để bảo
quản măng tây