Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SO SÁNH GIỮA ANH ANH- ANH MY potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SO SÁNH GIỮA ANH - MỸ VÀ ANH - ANH.
Friday, 9. January 2009, 07:21
Các bạn học nói tiếng Anh thường băn khoăn là mình nên theo phong cách Anh-Anh (AA) hay Anh-Mỹ (A-M). Thực ra theo phong cách nào cũng tốt cả, nhưng mọi người
thường có xu hướng sính A-M hơn, nhà giàu cũng có khác nhở^^
Vậy 2 dòng tiếng Anh này khác nhau những điểm nào trong phát âm:
1. Anh-Anh và Anh-Mỹ:
- Phụ âm (r): A-M thường đọc rõ âm (r) trong mọi trường hợp, còn A-A thì để câm nếu
nó không phải là phụ âm chính. Ví dụ (sir): A-M = [sơr:]; A-A = [sơ]. Nhưng thực ra, hầu
hết các dòng tiếng Anh phương Tây như Anh-Đức, Anh-Hà Lan…hay cả Anh-Úc đều
giống A-M trong trường hợp này. Nghĩa là chỉ có tiếng Anh thuần mới cải biên thế này,
còn lại đều rrrrrrr hết.
- Phụ âm (o) ngắn: A-M đọc tương tự như [a]; còn A-A thì vẫn là
. Ví dụ, (not): A-M = [nat]; A-A = [not]
- Các nguyên âm ngắn không phải trọng âm: trong A-A, các nguyên âm như e, a, i, o, u
khi ở dạng “ngắn” (khác với dạng dài thì có ký hiệu ( sau phiên âm như [o:], [a:]…) thì
vẫn đọc như thường, nghĩa là quy tắc rất lung tung; còn trong A-M thì có xu hướng đơn
giản hoá bằng cách đọc thành [ơ]. Ví dụ hậu tố (#ity) trong A-A đọc là [ity] còn A-M đọc
là [ơty]; (#ful) trong A-A là [ful] còn A-M là [fơl]; (definite) trong A-A [‘definit] còn AM thì [‘defơnơt]; (certificate, n) trong A-A là [sơ’tifikit] còn A-M là [sơ’tifơcơt];
(contribute, v) trong A-A là [cơn’tribjut] còn A-M là [cơn’tribjuơt]… Điều này có lẽ vì
trong A-M, xu hướng nuốt âm mạnh hơn, nên các âm tiết không phải là trọng âm (chính
hoặc phụ), thường chỉ được đọc gió phụ âm mà nuốt đi nguyên âm. Vì thế các âm sẽ bị
biến đổi kiểu: …fi… -- > […f(ơ) …]; …cate […kit]-- > [k(ơ)t]
Trên đây là nhưng điểm khác nhau nổi bật giữa 2 dòng tiếng Anh chính trên thế giới là
Anh-Anh và Anh-Mỹ (nếu không tính Anh-Úc vẫn bị coi là hơi “nhà quê”). Tất nhiên
còn rất nhiều chi tiết nho nhỏ khác trong phát âm như giọng điệu, cách luyến… Còn nếu
xét một cách toàn diện thì nói bao nhiêu cũng không hết về ngữ pháp, văn phong, cách
dùng từ, điểm câu…
2.Những lỗi hay mắc điển hình trong nói tiếng Anh:
a. Không phân biệt khi thay đổi trạng thái động-danh- tính:
Như đã nói ở trên, khi biến đổi động-danh- tính (trạng từ không tính vì nó chỉ biến đổi rất
nhỏ bằng cách thêm ly vào cuối, trừ những tính từ bất quy tắc), thì chính tả của từ thường
thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của trọng âm và như một hệ quả, phát âm của cùng một âm
tiết gốc cũng thay đổi tương ứng. Những người không được luyện phát âm cơ bản,