Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M.Silko từ góc nhìn phên bình sinh thái
PREMIUM
Số trang
107
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
933

So sánh Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M.Silko từ góc nhìn phên bình sinh thái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ TRANG

SO SÁNH ĐỨA CON TRAI CỦA HÀ THỊ CẨM ANH

VÀ NGHI LỄ CỦA LESLIE M.SILKO TỪ GÓC

NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ TRANG

SO SÁNH ĐỨA CON TRAI CỦA HÀ THỊ CẨM ANH

VÀ NGHI LỄ CỦA LESLIE M.SILKO TỪ GÓC

NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Hướng dẫn khoa học: TS. BÙI LINH HUỆ

THÁI NGUYÊN, 2019

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết

quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của

nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Linh Huệ đã

tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Thái Nguyên,

khoa Báo chí truyền thông và các thày cô trong khoa đã đào tạo và tạo điều

kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn đơn vị công tác, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã

khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn!

Ngày 12 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 12

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12

6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 13

7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 14

1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh và Đứa con trai .......................... 14

1.1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh.................................................. 14

1.1.2. Khái lược về truyện dài Đứa con trai ................................................... 18

1.2. Khái lược về tác giả Leslie M. Silko và Nghi lễ ...................................... 19

1.2.1. Khái lược về tác giả Leslie M. Silko ..................................................... 19

1.2.2. Khái lược về truyện dài Nghi lễ ............................................................ 20

1.3. Khái lược về phê bình sinh thái ............................................................... 23

1.3.1. Phê bình sinh thái là gì? ....................................................................... 23

1.3.2. Phê bình sinh thái ở Việt Nam .............................................................. 27

1.4. Phê bình sinh thái nữ quyền và việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số.. 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 36

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN TRONG ĐỨA CON TRAI VÀ NGHI LỄ TỪ

GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI............................................................. 37

2.1. Vấn đề không gian trong phê bình sinh thái ............................................ 37

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.1.1. Bước ngoặt không gian trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.... 37

2.1.2. Diễn ngôn về không gian trong phê bình sinh thái............................... 39

2.2. Sự tương đồng giữa văn minh đô thị và người đàn ông .......................... 41

2.2.1. Sự tương đồng giữa hình ảnh kẻ ác và đô thị ....................................... 41

2.2.2. Sự tương đồng giữa sự suy biến của nông thôn/vùng hoang dã với sự sa

đọa của người đàn ông.................................................................................... 50

2.3. Sự tương đồng giữa người phụ nữ với thiên nhiên.................................. 59

2.3.1. Sự tàn phá thiên nhiên và bi kịch người phụ nữ ................................... 59

2.3.2. Thiên tính nữ và sự bao dung của thiên nhiên...................................... 63

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 75

CHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN CỦA ĐỨA

CON TRAI VÀ NGHI LỄ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI ............ 76

3.1. Cốt truyện đơn huyền thoại...................................................................... 76

3.1.1. Sự tái sinh cốt truyện đơn huyền thoại.................................................. 76

3.1.2. Sự cải biến, sáng tạo cốt truyện đơn huyền thoại................................. 78

3.2. Sự lồng ghép truyền thuyết và thần thoại ................................................ 85

KẾT LUẬN..................................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Bên cạnh một số khuynh hướng nghiên cứu văn học đã và đang được

quan tâm trong thời gian qua như: phê bình phân tâm học, phê bình ký hiệu

học, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa, nghiên cứu văn học từ bình

diện xã hội học… hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng không ngừng tìm tòi

những cách tiếp cận mới nhằm chiếm lĩnh một cách tối ưu những vỉa tầng giá

trị ẩn chứa trong các tác phẩm văn học. Một trong những cách tiếp cận ấy là

khuynh hướng nghiên cứu văn học dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Bởi lẽ,

chưa bao giờ con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái như hiện nay.

Cùng với các vấn đề nóng của thế giới hiện đại (quá trình công nghiệp hóa, đô

thị hóa, nạn phân biệt chủng tộc, sự dịch chuyển dân cư, chiến tranh…), môi

trường cũng đang là vấn đề nóng bỏng được người dân trên toàn cầu đặc biệt

quan tâm. Nhân loại sửng sốt bởi chưa bao giờ phải đối mặt với những thảm

họa nặng nề từ môi trường đến thế. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống,

do vậy ngày càng có nhiều văn nghệ sĩ đưa những vấn đề liên quan tới môi

trường vào trong tác phẩm của mình với mong muốn thay đổi nhận thức, thức

tỉnh hành động của con người trước các vấn đề liên quan đến thảm họa môi

trường và biến đổi khí hậu.

Theo tác giả Cheryll Glotfelty: “Bản chất của phê bình sinh thái là nghiên

cứu mối quan hệ giữa văn học với môi trường tự nhiên”. Trào lưu này được

khởi phát từ Anh – Mĩ và trở thành một trào lưu năng động, thu hút sự quan tâm

của không chỉ các nhà nghiên cứu phương Tây mà còn cả các quốc gia ở Châu Á

(trong đó có Việt Nam). Sống ở một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với

những đổi thay lớn lao của môi trường, các nhà văn Việt Nam cũng không tránh

được những xúc cảm trắc ẩn, suy tư khi nghĩ về môi trường và sự sống. Đây là lý

do hình thành khuynh hướng tìm về biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự

2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhiên trong lối tư duy sinh thái. Lối tư duy này được các tác giả sử dụng khi nhìn

nhận, phân tích và thể hiện những nỗi đau môi trường, số phận con người trong

cuộc khủng hoảng môi sinh cũng như hướng con người sống có trách nhiệm với

thiên nhiên, cân bằng trong cuộc sống trong các tác phẩm văn học giàu giá trị…

1.2. Nếu như văn học là tấm gương phản ánh đời sống thì văn hoá lại được

coi là tấm gương nhân loại. Bởi đặc trưng tâm hồn, tính cách của mỗi quốc gia,

dân tộc đều được in dấu trong các khía cạnh vănhóa. Dù ở lãnh thổ nào, phương

Tây hay phương Đông, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề bảo tồn và

phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của quốc gia càng có ý nghĩa cấp thiết. Không

ai có thể phủ nhận việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc có liên quan mật

thiết tới sự tồn tại và phát triển của một dân tộc nói riêng và của một quốc gia

nói chung. Đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc thì nền văn học của dân tộc đó

cũng không thể tồn tại. Vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để xác định

giá trị của tác phẩm văn học đó chính là bản sắc dân tộc của nó.

1.3. Như đã phân tích ở trên, môi trường sinh thái có sự chi phối trực tiếp

và lâu dài đến sự sống của toàn nhân loại. Đó là lý do mà các nhà văn tuy sống

ở những nền văn hóa khác nhau, vùng lãnh thổ cách xa nhau nhưng vẫn có thể

gặp gỡ nhau trong quan điểm và cách nhìn về những vấn đề nhân bản có tính

chất thời đại. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa chọn so sánh tác phẩm Đứa con

trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M. Silko dưới góc nhìn phê

bình sinh thái nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hai khía

cạnh nổi bật đó là: cách nhìn nhận và thể hiện không gian, kết cấu cốt truyện

để thể hiện những triết lý sinh thái mà mỗi nhà văn muốn gửi gắm trong tác

phẩm của mình. Có thể nói, Hà Thị Cẩm Anh tuy là nhà văn thuộc thế hệ sau

nhưng đã mang một phong cách sáng tác rất riêng, đậm hương sắc Mường. Tác

phẩm Đứa con trai là một trong những truyện ngắn tái hiện không gian sinh

thái núi rừng của người Mường cùng những quan niệm nhân sinh về môi trường

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

sinh thái được gửi gắm kín đáo trên từng trang viết. Còn Leslie Marmon Silko

– nhà văn Mỹ gốc da đỏ lại lấy phong cảnh tuyệt đẹp của quê hương New

Mexico làm bối cảnh cho tiểu thuyết Nghi lễ (Ceremony) – một tác phẩm mê

hoặc được đông đảo bạn đọc và được giới phê bình đánh giá rất cao. Nghi lễ

là một cuốn “tiểu thuyết đầy nhạc tính” được cấu trúc trên nền các nghi thức

chữa bệnh của người Da đỏ. Nó cũng ẩn chứa trong mình những hình ảnh về

không gian sinh tồn của cộng đồng người Da đỏ cùng những triết lý sâu xa của

tác giả cũng như cộng đồng này với vấn đề môi trường sinh thái nói trên.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Những nghiên cứu về sự nghiệp của Hà Thị Cẩm Anh và tác phẩm “Đứa

con trai”

Hà Thị Cẩm Anh là một nhà văn Việt Nam đương đại và là một nhà văn

nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu với nhiều tác phẩm được giải thưởng văn học. Tuy

nhiên, các nghiên cứu về tác phẩm của bà chưa nhiều kể cả về số lượng và chiều

sâu nội dung.

Trong một số bài viết đăng trong lời tựa Khi đá cũng được giải oan, hay

tập truyện ngắn Nước mắt của đá, Lã Thanh Tùng nhận xét: những niềm vui và

nỗi đau cũng mang nét riêng biệt trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh. Tác giả

viết: “Trên tay các bạn đang là máu thịt chị, bảy truyện ngắn tròn trịa, ấm nóng,

bảy tiếng thở dài và bảy bài ca u buồn…Bảy truyện ngắn trong tập Nước mắt

của đá giống như bảy chú lùn siêng năng kết đoàn cùng xây đắp một tổ ấm ngăn

nắp mời gọi, để mỗi độc giả khi lạc vào có thể tự mình thể nghiệm một vai

Bạch Tuyết ê chề mà hạnh phúc” [4].

Tác giả Hoả Diệu Thuý đã nhận xét: “Quả là tình yêu đối với văn chương

của cô thôn nữ này rất lớn. Tình yêu đã dẫn đường cho chị. Tình yêu đã khiến

chị nỗ lực. Và chị đã rất nỗ lực để trở thành một nhà văn như bây giờ” [5].

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nguyên Tĩnh trong bài “Hà Thị Cẩm Anh và thung lũng Si Dồ” nhận định

rằng: “Có một thung lũng Sì Dồ trong tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh đang rõ

nét được khắc họa. Nó là hình bóng quê nhà bản Mường mà nhà văn gửi gắm.

Là những câu chuyện của trai Mường yêu gái Mường gặp bao trắc trở phản bội

nhưng vượt lên số phận để có tình yêu hồn hậu thủy chung của người Mường.

Hà Thị Cẩm Anh đã có thung lũng Sì Dổ trong tác phẩm của mình đó là quê

hương không có ở ngoài đời” [57]. Nguyên Tĩnh đã chỉ ra “cái Mường trong

văn học” rất riêng của Hà Thị Cẩm Anh. Ông cho rằng Hà Thị Cẩm Anh rời

quê hương Cẩm Sơn của mình từ khá sớm nhưng cái sợi dây nối kết con

người và văn hoá cội nguồn truyền thống giữa nhà văn với quê hương chưa

bao giờ đứt. Theo tác giả, chính vốn sống phong phú của nữ nhà văn đã khiến

cho những câu chuyện của bà đậm chất văn hoá Mường mà không hề gượng

ép, khiên cưỡng.

Khi đọc tập truyện ngắn Một nửa người đàn bà của Hà Thị Cẩm Anh, Thy

Lan đã nhận xét :“Văn chương chị trong trẻo, tự nhiên như nước suối, lại phong

phú mượt mà như lá rừng, dung dị như nhà sàn, bếp lửa, đôi khi cũng dữ dội

như suối dâng, thác đổ và trần trụi, hoang dã như cây cổ thụ ngàn năm. Đọc

truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh ta có được cái say của hương rượu cần, ta nhìn

thấy cái bảng lảng của gió thổi, mây bay, cái trùng điệp và vững trãi của núi

cao, rừng rậm” [29]: “Chín truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh trong tập Một

nửa của người đàn bà là chín cung bậc tình yêu núi rừng, yêu con người. Nhà

văn đã phóng bút bằng tâm hồn, ký ức và trải nhiệm” [29].

Nghiên cứu về phong cách của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh, tác giả Đỗ Đức

trong lời tựa Đọc truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh viết cho tập truyện Bài xường

ru từ núi đã nhận xét: “Chị viết dữ dội, không mập mờ và luôn rạch ròi giữa

thiện và ác. Thái độ của chị là thẳng băng rõ ràng. Trong truyện ngắn của chị,

cái ác không ít lần thắng thế, nhưng chỉ là thắng thế nhất thời. Cái thiện nhỏ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!