Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc: Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở / Lưu Hớn Vũ chủ nhiệm đề tài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ
SO SÁNH CHIẾN LƢỢC HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH VÀ SINH VIÊN KHÔNG
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
Mã số: CT-1907-107
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. LƢU HỚN VŨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2019
2
TÓM TẮT
Đề tài so sánh tình hình sử dụng chiến lược học tiếng Trung Quốc của sinh
viên chuyên ngành và không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Đề tài sử dụng
bảng khảo sát chiến lược học tập của Oxford (1990), tiến hành khảo sát bằng bảng
hỏi với 386 sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc ở bốn cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho
thấy giữa sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
có sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung
Quốc. Sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành đều thường xuyên sử dụng
nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức, sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc còn thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược xã hội. Sinh viên chuyên
ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xúc cảm, sinh
viên không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc lại ít sử dụng nhất là nhóm chiến
lược bù đắp. Sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc đều không có sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng chiến lược
học tập tiếng Trung Quốc. Nhân tố tuổi tác là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
nhóm chiến lược ghi nhớ trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên
ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, song nhân tố tuổi tác không phải là nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập của sinh viên không chuyên ngành
Ngôn ngữ Trung Quốc. Tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng
đến thành tích học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành và sinh viên
không chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Không chỉ vậy thành tích học tập
tiếng Trung Quốc của sinh viên chuyên ngành Trung Quốc còn chịu ảnh hưởng của
tần suất sử dụng nhóm chiến lược bù đắp, nhóm chiến lược siêu nhận thức, nhóm
chiến lược xã hội.
3
Từ khoá: chiến lược học tập, tiếng Trung Quốc, sinh viên chuyên ngành,
sinh viên không chuyên ngành
4
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong đề tài này
hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Chủ nhiệm đề tài
TS. Lƣu Hớn Vũ
5
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................... 10
1.1 Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 10
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 11
1.4 Ý nghĩa khoa học và lợi ích của đề tài........................................................ 11
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU............................................................................................... 12
2.1 Cơ sở lí luận................................................................................................ 12
2.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu................................................................ 13
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 13
2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................. 15
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 17
3.1 Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 17
3.2 Công cụ thu thập dữ liệu............................................................................. 17
3.3 Quy trình điều tra........................................................................................ 18
3.4 Công cụ phân tích số liệu ........................................................................... 18
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 19
4.1 Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Trung Quốc........................... 19