Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

skkn phát huy khả năng phản biện của học sinh thpt trong dạy học văn
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
4.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1648

skkn phát huy khả năng phản biện của học sinh thpt trong dạy học văn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Chỉ thị số 2737 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 27 – 7 - 2012 đã nêu

rõ từng nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2012 – 2013. Trong đó,

toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Một trong những giải pháp

trọng tâm vẫn phải là đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng các hình thức,

phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục

tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất.

1.2. Từ thực tế của đời sống xã hội, ngành GD&ĐT đặt ra yêu cầu phải đào

tạo được thế hệ người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời

có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn đề nảy

sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Trong dạy học, tất cả

các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận, phản biện vấn đề, tạo thói

quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mang tính

cấp thiết ấy cũng góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “người” với dạy “chữ”,

lí thuyết phải gắn với thực hành. Khả năng phản biện của học sinh trong quá trình

học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn

luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

1.3. Ở Việt Nam, các nhà quản lí giáo dục đang rất quan tâm, nghiên cứu và

đưa việc phản biện vào trường học như một hoạt động giáo dục thường xuyên, liên

tục. Tuy nhiên, vấn đề này mới dừng lại ở bậc ĐH, Cao đẳng. Ở bậc THPT chưa

được quan tâm thích đáng. Hoặc việc nghiên cứu, vận dụng còn mang tính rời rạc,

chưa hệ thống, bài bản, hiệu quả.

1.4. Thực tế cho thấy, khả năng phản biện vấn đề ở học sinh THPT còn tồn

tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện,

hoặc đã từng phản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các

bạn trong lớp hưởng ứng chân thành. Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng

1

Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ

Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn

này chưa trở thành thói quen, thành kỹ năng được. Việc dạy học môn Ngữ văn ở

trường THPT vì thế mà cũng trở nên nhàm chán hơn, hình thức truyền thụ một

chiều. Học sinh nghe, hiểu và làm theo. Không phản hồi. Phát huy được khả năng

phản biện vấn đề của học sinh, chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên

một mức đáng kể.

1.5. Xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới là xây

dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Phản biện của học sinh trong quá trình

dạy học là một biểu hiện tích cực của một giờ học dân chủ và một nền giáo dục

dân chủ. Phát huy khả năng phản biện của học sinh là một trong những cách góp

phần xây dựng những giờ học đầy ắp không khí dân chủ và một nền giáo dục dân

chủ, tiến bộ.

1.6. Đặt trong bối cảnh chung của ngành GD hiện nay, phát huy khả năng

phản biện của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Văn nói riêng cũng góp

phần quan trọng vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất : cần phải “Phát huy khả

năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo quan sát của cá nhân thì ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều ý kiến

về việc cần đưa phản biện vào nhà trường, trong quá trình dạy học ở các bộ môn

khác nhau. Các ý kiến được đăng tải trên các báo, tạp chí, các website. Tuy nhiên,

vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này.

3. Mục đích nghiên cứu

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn – THPT, góp phần thực

hiện thành công công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn. Đồng thời, phát huy

tối đa tiềm năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh ở bộ môn Ngữ Văn,

cấp THPT. Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm,

đặc biệt là góp phần hình thành kĩ năng phản biện tích cực cho HS trong học tập

hiện tại cũng như trong cuộc sống sau này.

4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu và chỉ ra cách phát huy khả năng phản biện của học sinh trong

dạy học Văn ở trường THPT.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

- Những phương pháp chính : Nghiên cứu lí luận ; Thực nghiệm ;

2

Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!