Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN một vài biện pháp dạy học địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
[[
Phước Vĩnh, ngày 5 tháng 1 năm 2022
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Tên sáng kiến: “ Một vài biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực
hoạt động ”
Cá nhân thực hiện: NGUYỄN HỒNG PHÚC
Đơn vị: Trường Tiểu học Phước Vĩnh A.
Thời gian đã được triển khai ứng dụng thực tiễn: Từ ngày: 05/ 09/2019 đến
5/1/2022
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Tiểu học là cấp học nền tảng cho các cấp học học tiếp theo. Nếu học sinh
tiểu học còn thụ động trong học Địa lí, xem nhẹ môn Địa lí thì làm sao các em
rung động trước các sự biến đổi khí hậu, sự trừng phạt của mẹ Thiên nhiên đem
đến cho con người, các em sẽ không nắm được những nội dung địa lí cơ bản,
nhớ kiến thức địa lí một cách mơ hồ và thậm chí các em không yêu thích môn
Địa lí. Nếu các em không yêu môn Địa lí thì làm sao các em học tốt môn Địa lí
ở các lớp trên? Vậy làm thế nào để trong các tiết học Địa lí học sinh tích cực
hoạt động, chủ động lĩnh hội kiến thức, làm thế nào để học sinh hào hứng với
tiết học Địa lí, xem tiết học là một cuộc khám phá để tự tìm ra kiến thức Địa lí
mới cho mình? Đây chính là điều mà lâu nay tôi băn khoăn, nên trong năm học
này tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và đưa ra đề tài “Một vài biện pháp dạy
học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động” với mục đích là góp phần phát
triển tư duy, làm việc khoa học, năng động, sáng tạo, rèn luyện khả năng suy
nghĩ linh hoạt, phát triển nhân cách cho học sinh. Kích thích khả năng độc lập
suy nghĩ, dám nghĩ dám làm, tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh có khả
năng vận dụng các hiểu biết của mình để tìm tòi xây dựng kiến thức mới một
cách lô gic khoa học, làm chủ những hiểu biết của mình. Tạo tiền đề vững vàng
học địa lí tốt ở các lớp trên. Học sinh yêu thích môn học, thích tìm hiểu về địa lí
của nước nhà, của một số nước trên thế giới và các châu lục. Từ đó làm cho các
em thêm yêu cảnh quan thiên nhiên, có ý thức giữ gìn xây dựng và bảo vệ tài
nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
II. Mô tả sáng kiến
Nội dung của đề tài được trình bày khá chặt chẽ, logic. Có cơ sở lý luận và
cơ sơ thực tiễn phù hợp với thực trạng của đề tài như sau:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường luôn
tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho
bản thân. Mặt khác tất cả cán bộ giáo viên đều tâm huyết với nghề, thích tìm tòi
học hỏi để tìm ra những phương pháp mới truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Luôn tìm những biện pháp hình thức dạy học mới mẻ nhằm gây hứng thú tích
cực học tập cho học sinh. Đồng thời học sinh cũng ngày càng có ý thức hơn
trong việc học của mình, các em rất thích tìm tòi, khám phá và học hỏi cái mới.
Bên cạnh đó còn có một số kho khăn như: Về phía giáo viên thì việc nắm
bắt các kiến thức Địa lí còn hạn chế. Chưa có đầu tư nhiều cho môn Địa lí. Việc
xâu chuỗi nội dung các bài Địa lí trước và sau chưa chặt chẽ, lôgic. Việc hướng
dẫn học sinh tìm tòi khám phá không những ít mà chỉ dạy theo phương pháp
truyền thống “thầy giảng – trò nghe” rồi yêu cầu học sinh học thuộc các ghi nhớ
Địa lí. Bên cạnh đó việc tổ chức học tập theo nhóm còn mang tính hình thức.
Về phía học sinh thì trình độ tư duy của các em không đồng đều.Vốn kiến
thức địa lí chưa nhiều. Giờ học Địa lí chưa gây được sự hứng thú đối với học
sinh. Các em chưa biết tìm tòi, thu thập thông tin, tìm hiểu địa lí qua bản đồ,
lược đồ. Các em quen với việc ghi nhớ máy móc, thụ động chỉ tiếp nhận những
điều có sẵn. Khả năng tư duy, suy luận và diễn đạt của học sinh còn hạn chế.
Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lí và chưa thực sự yêu thích
môn học này. Kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ
còn yếu. Học sinh chưa hình thành thói quen chuẩn bị bài ở nhà (đọc và tìm hiểu
bài, trả lời câu hỏi, chuẩn bị đồ dùng học tập, tranh ảnh,...). Các em còn xem nhẹ
môn học này vì cho rằng đây là môn học phụ nên ít đầu tư.
Trong năm học 2021 – 2022 này tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng
phức tạp. Nhiều nơi đã lựa chọn hình thức học trực tuyến trong đó trường tiểu
học Phước Vĩnh A cũng lựa chọn hình thức học trực tuyến để phòng chống dịch
và đảm bảo sức khỏe cho các em. Tuy nhiên cũng gặp phải một số khó khăn
trong quá trình dạy học. Chẳng hạn như cả thầy và trò đều gặp khó khăn về kỹ
thuật, kết nối Internet không ổn định, máy tính không đủ mạnh để cài đặt phần
mềm dạy học trực tuyến. Hơn nữa không phải giáo viên hay phụ huynh nào
cũng thông thạo công nghệ để thao tác phần mềm dạy và học. Một số phần mềm
hỗ trợ dạy học trực tuyến thường có bản quyền, cách sử dụng cầu kỳ… Thầy cô
thì không quan sát hay theo sát học sinh nên các em dễ buồn chán thậm chí còn
ngủ gật.
Thấy được những hạn chế khó khăn này, bản thân tôi đã không ngừng tìm
tòi nghiên cứu, thực nghiệm để phát huy tối đa nâng cao hiệu quả học tập của
môn học. Nhờ đó, học sinh có hứng thú hơn khi học môn địa lý, chất lượng dạy
học Địa lí ngày càng được nâng cao. Dưới đây là một vài biện pháp góp phần
giúp học học sinh tích cực hoạt động hơn khi học môn Địa lí Tôi xin được trình
bày “ Một vài biện pháp dạy học địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động”.
Cụ thể như sau
a. Xây dựng giờ học sinh động, bài giảng hấp dẫn thu hút học sinh
Để việc dạy học trực tuyến đạt hiểu quả thì giáo viên cần có quy định nhẹ
nhàng trong buồi đầu tiên gặp lớp. Chẳng hạn quy định trong thời gian học phải
luôn mở camera, tắt mic khi người khác nói chỉ mở mic khi được gọi tương tác
với cô. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần có lời nói cử chỉ nhẹ nhàng thân thiện để
cuốn hút học sinh. Phải luôn khen ngợi, động viên các em trước khi sửa những
sai lẩm của các em.
Giáo viên cần tạo cho các em không khí thoải mái, gần gũi, thân thiện, tạo
những bài giảng sinh động, hấp dẫn bắt mắt học sinh thì các em sẽ hứng thú và
hăng say với việc học của mình. Tận dụng những các hiệu ứng để làm bài giảng
thêm sinh động hấp dẫn. Yêu cầu học sinh khoe bài làm của mình bằng cách
chụp hình gửi lên zalo nhóm lớp để chia sẽ mọi người tham khảo. Đây chính là
việc làm khuyến khích học sinh tích cực hơn nữa trong học tập
b. Xây dựng hệ thống câu hỏi linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh
Hệ thống câu hỏi trong dạy học Địa lí phải phù hợp với nội dung kiến thức
trong bài học đó. Thiết kế hệ thống câu hỏi là rất cần thiết vì đây là cơ hội để
giáo viên suy nghĩ về học sinh của mình từ đó thiết kế những câu hỏi phù hợp.
Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, phù hợp với trình độ của
học sinh. Câu hỏi cần liên quan đến nội dung bài học. Câu hỏi phải đi từ dễ đến
khó. Thông qua hệ thống câu hỏi người học sẽ tự tìm tòi để lĩnh hội tri thức. Qua
phần trả lời của học sinh ta có thể đánh giá việc học của học sinh và việc dạy
của giáo viên ở mức độ nào.
c. Hướng dẫn học sinh tự thu thập thông tin, tìm hiểu nội dung bài
Hiện nay muốn tìm hiểu về các đặc điểm địa hình, phân bố dân cư, hoạt
động kinh tế xã hội không quá khó với các em. Các em biết vào Internet để truy
cập thì các em sẽ thu thập thông tin, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung
bài địa lí một cách dễ dàng. Mặt khác các em tìm tòi, tìm hiểu nội dung bài ở
nhà trước thì các em sẽ tự định hướng được cho mình kiến thức địa lí cần đạt
trong bài học đó. Có yêu cầu học sinh tự thu thập thông tin, tìm tòi, tìm hiểu nội
dung bài ở nhà trước thì trong tiết học các em mới tích cực hoạt động như: Chia
sẻ thông tin với bạn trong hoạt động nhóm, kể những điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội em biết có liên quan đến nội dung bài học mới,…Các em tích cực hoạt
động thì các em mới chủ động tiếp thu bài. Các em tự hiểu bài, đúc rút kiến
thức địa lí trên sự lao động suy nghĩ tìm tòi của các em. Giáo viên chỉ là
người tổ chức, hướng dẫn và bổ sung kết luận nếu ý kiến của học sinh chưa
chính xác.
d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Địa lí lớp 5
Ứng dụng cộng nghệ thông tin vào trong dạy học tức là giáo viên sử dụng
giáo án điện tử; trình chiếu nội dung, thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, truyền
thụ kiến thức, phát triển tư duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, .., tạo
hứng thú cho học sinh trong học tập. Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp
học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ
đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.
Hiện tại trên Internet có rất nhiều hình ảnh có thể phục vụ cho bài giảng
của chúng ta. Chính vì vậy chúng ta chỉ cần biết cách truy cập vào Internet thì
chúng ta sẽ tìm kiếm những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung bài học,
làm cho tiết dạy sinh động và phong phú hơn. Đặc biệt khi dạy môn Địa lí, bài
giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
mô tả vị trí, giới hạn địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phân bố dân
cư...). Học sinh được tận mắt chứng kiến các vị trí, giới hạn địa hình, điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội… qua hình ảnh minh họa, bản đồ, lược đồ các em dễ
hiểu hơn, kiến thức Địa lí sẽ được cụ thể hóa mà việc diễn tả bằng lời khó truyền
tải đến các em. Đối với trình độ CNTT phát triển như hiện nay thì tất cả các bài
Địa lí chúng ta đều có thể sưu tầm được các bản đồ, lược đồ, tranh minh họa cho
bài dạy của mình để lồng vào bài giảng một cách dễ dàng mà không tốn thời
gian và kinh phí. Vì vậy chúng ta cần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
day học môn Địa lí.
e. Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng xem và đọc bản đồ
Đọc bản đồ là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh. Trong
kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về bản đồ cũng
như những kiến thức về địa lí. Trên cơ sở hiểu biết tính quy ước và tính khái
quát của bản đồ, HS có thể tìm ra được những tri thức địa lí tìm ẩn trên bản đồ.
Chính vì vậy giáo viên cần hiểu: đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên
bản đồ mà là một quá trình tìm kiếm kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu
trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau, tuỳ theo đối tượng và mục đích
sử dụng.
Để giúp cho việc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong học tập một
cách có hiệu quả, giáo viên cần soạn thảo hệ thống các bài tập cụ thể dưới nhiều
hình thức khác nhau: những câu hỏi lựa chọn, những yêu cầu điền vào chỗ trống,
điền bản đồ khung, mô tả đối tượng địa lí trên bản đồ hoặc các trò chơi đặt câu