Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Skkn Kieu.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1482

Skkn Kieu.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1/ Đặt vấn đề:

Trẻ em rất yêu thích đồ chơi, ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáo

dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của con người. Mỗi món đồ chơi, ít

nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá. Các món đồ chơi tốt

sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ,

khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương

tác với người khác và nhiều kỹ năng khác. Trẻ em bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc

nào, cũng mong muốn có đồ chơi để chơi. Đồ chơi giúp phát triển nhận thức

của trẻ, với đồ chơi, trẻ được vui chơi và học tập cùng một lúc. Học thông qua

đồ chơi và trò chơi giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với việc học tập. Giáo

viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xung quanh, văn học, các

biểu tượng toán học, tạo hình..., cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội

cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng. Nó có ý nghĩa như

đồ dùng để dạy và học. Như vậy chúng ta có thể nói lớp học mầm non không

thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng

dạy học. Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp

cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt. Đồ chơi có vai trò quan trọng như vậy

nhưng không phải tất cả trẻ em đều có đồ chơi. Để có những món đồ chơi tự

tạo, hiệu quả và tiết kiệm nhất là chọn các vật liệu tự nhiên và tái chế như: Đá,

sỏi, cát, đất sét, nước, cây, lá, hạt quả,... đều có thể tạo thành các món đồ chơi

thân thiện gần gũi với thiên nhiên. Các vỏ hộp bánh, sữa ,chai nước uống, lon

nước ngọt...thay vì vứt ra thùng rác có thể chế tác thành đồ chơi đẹp và bền.

Điều đó còn góp phần giảm lượng rác thải và khuyến khích để trẻ hình thành ý

thức bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm

ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ kiện, phế

phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái

tạo làm đồ chơi cho chính mình. Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các

cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn.

Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn

bé.

2. Cơ sở lí luận

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô

giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ, những sự vật, hiện tượng xảy ra

xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô

giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và

những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non là “học bằng chơi, chơi mà học”. Vì

vậy, trong trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là

phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát

triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ chơi đem lại cho trẻ nhiều niềm vui,

2

đồng thời đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ tiếp thu bài học một cách

sinh động sâu sắc hơn. Đồ chơi khiến trẻ nhập vào hành động chơi giống như

thật, đáp ứng nhu cầu bắt chước hành động của người lớn và làm quen thế giới

xung quanh. Chính đồ chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để

cùng chơi, cùng hành động và để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi đồng thời

đồ chơi còn giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần phát

triển trí tuệ, tích luỹ các biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy. Đối với trẻ

mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo nhưng nó được tích hợp lồng ghép

trong mọi hoạt động. Thông qua hoạt động làm đồ chơi trẻ lĩnh hội được những

kinh nghiệm xã hội loài người. Hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cũng đóng một

vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Trong quá trình trẻ làm đồ

dùng đồ chơi đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện những tính

chất của các vật liệu làm đồ chơi cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra

sức truyền cảm cho chúng, trẻ được lĩnh hội, rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo tạo

hình. Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và

hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức

dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý

tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức

cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.

3. Cơ sở thực tiễn

Tuổi mầm non trẻ ham thích được tham gia hoạt động làm đồ dùng đồ

chơi để tạo ra sản phẩm. Bản thân tôi nhận ra rằng trong quá trình trẻ làm đồ

dùng đồ chơi, trẻ sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm, dễ dàng tiếp thu kiến

thức, có thể sẽ đưa ra những sáng kiến riêng, dần dần kỹ năng kỹ xảo tạo hình

sẽ ngày một hoàn thiện hơn, đôi bàn tay của trẻ sẽ ngày một linh hoạt và khéo

léo hơn. Qua đó, trẻ đặt tên và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy

sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp, đây là yếu tố cần thiết góp phần

phát triển toàn diện cho trẻ. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách chia sẻ trong quá

trình lao động. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực, tự chủ trong hoạt động. Khi đồ

chơi do tự tay mình làm ra trẻ sẽ thấy thú vị, tự hào và rất trân trọng.

Trong quá trình giảng dạy trẻ, đa số các cô giáo mầm non chưa chú trọng

đến việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi, mà chủ yếu là cô chuẩn bị và làm

sẵn cho trẻ nên chưa phát huy được tính cực, sáng tạo của trẻ. Nhưng thực tế tôi

nhận thấy, ở lớp học của mình trẻ chưa hứng thú tập trung vào giờ học tạo hình

tự làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, chưa có kỹ năng quan sát kết hợp vẽ, dán keo,

cắt, xếp dán, chưa phát huy hết tính sáng tạo tự lập khi làm đồ dùng đồ chơi,

chưa phối hợp nhịp nhàng giữa các kỹ năng tạo hình đây là điều mà tôi băn

khoăn, lo lắng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp

hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở”

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm

đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở”. Vì ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui

chơi chiếm một vị trí hết sức quan trọng góp phần giúp trẻ hình thành và phát

Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!