Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN giúp HS khó khăn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I/ Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN.
II/ Đặt vấn đề:
* Như chúng ta đã biết, Đại Sơn là một xã miền núi, học sinh khi đi học còn
rất nhiều khó khăn. Vai trò của người giáo viên trong việc dạy dỗ các em học tập
là rất quan trọng.
Năm học 2008- 2009 là năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng là năm học thứ hai tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
Muốn thực hiện được những cuộc vận động trên, mỗi giáo viên cần phải xác
định rõ, mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động đó. Đặc biệt là phải làm thế nào
cho ý nghĩa của cuộc vận động càng thiết thực hơn qua việc giúp cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn học tập tốt.
* Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng, đặc
biệt là khu vực trường ở địa bàn dân cư còn khó khăn,tôi nhận thấy rằng có rất
nhiều học sinh khi đi học còn thiếu sách vở, dụng cụ học tập, sự quan tâm nhắc
nhở của phụ huynh học sinh …Nhưng hầu hết những học sinh đó là học sinh
yếu.
* Hiện nay trong quá trình dạy học trên lớp theo phương pháp mới, đòi hỏi học
sinh phải đầy đủ sách, vở bài tập, dụng cụ học tập, xem bài kĩ trước khi đến
lớp…thì mới đáp ứng được yêu cầu học tập. Vì vậy then chốt của giáo viên là
làm sao cho cả lớp đều đầy đủ những yêu cầu trên, thì chất lượng dạy học mới
được nâng cao.
Chính những lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : Một số biện pháp giúp
học sinh có hòan cảnh khó khăn.
* Giới hạn nghiên cứu :
- Giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn thích ứng với môi trường học tập để
học tập tốt hơn.
+ Thực hiện đúng theo cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, cũng như cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
- Phấn đấu đến cuối năm, lớp không có học sinh yếu.
III/CƠ SỞ LÍ LUẬN: Để đáp ứng được việc học tập của học sinh, cũng như
chất lượng dạy học của giáo viên, ngành giáo dục, địa phương… cũng đã quan
tâm rất nhiều đến các đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
nhưng còn theo pha, theo đợt chưa kịp thời. Bên cạnh cũng có một số học sinh
sử dụng các nguồn hỗ trợ đó chưa đảm bảo theo yêu cầu.
Ví dụ : đầu năm học, nhà trường triển khai giáo viên phụ trách các lớp báo
cáo danh sách học sinh nghèo thiếu sách ,vở… về trường, để nhà trường có kế
hoạch xin ngân sách ở địa phương hoặc phòng giáo dục để hổ trợ. Có năm đến
đầu tháng 10 hoặc hơn nữa mới có, có năm không có hẳn. Vậy việc học của các
1