Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

skkn GDCD 6  văn THANH 2o18
PREMIUM
Số trang
47
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1860

skkn GDCD 6 văn THANH 2o18

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP

HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP KHI DẠY BÀI

“ CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM ”

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ

TÀI

A. MỞ ĐẦU

Trong các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân là môn

học đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Thế

nhưng một thực tế phải chấp nhận đó là đặc điểm của môn học mang tính lý luận

chính trị nên khô khan… Mặc dù hiện nay, bộ môn GDCD đã được sự quan tâm của

Chính Phủ (Quyết định số : 409/QĐ-TTg, Quyết định số 1928/ QĐ- TTg, …); Bộ

Giáo dục và Đào tạo ( Quyết định 366/QĐ- BGDĐT, Số: 1141/QĐ-BĐHĐA,…) về

nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Thông

tư 58/2011/TT- BGDĐT ... Sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cải tiến

phương pháp dạy học cùng với việc tổ chức những kỳ thi, hội thi giáo viên giỏi qua

từng cấp, đặc biệt hằng năm Sở và Phòng giáo dục tổ chức các lớp bồi dưỡng

chuyên môn, chuyên đề cho giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD. Đồng thời Sở và

Phòng Giáo dục của các huyện thị thành lập tổ mạng lưới bộ môn, thanh tra giáo

viên dạy bộ môn này. Qua những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp hay

những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều.

Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi,

sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học

sinh qua từng bài học, tiết học đồng thời khơi gợi niềm say mê, hứng thú của học

sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 - NĂM HỌC : 2017 -2018

******************************************************************************************************************

****************************************************************************************************************

Trường THCS Phú An Giáo viên : Võ Văn Thanh Trang - 1 -

Đó chính là lí do tôi chọn đề tài:

"Vận dụng phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh hứng thú học tập khi

dạy bài “ Công Ước Liên Hợp Quốc Về Quyền Trẻ Em ” môn Giáo dục công

dân lớp 6 ”

II. MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Mục tiêu : Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt

được các mục tiêu sau:

1.1 Thông qua các họat động của tiết học tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập

ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ

hội khám phá, ứng dụng tri thức bằng cách thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,

từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán với

phương pháp dạy và học truyền thống.

1.2 Qua tiết học có sự vận dụng nhiều phương pháp tích cực giúp học sinh tiếp nhận

kiến thức một cách chính xác, khoa học, hiểu rõ ràng về nội dung bài học. Giáo viên

dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh

chóng nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều

cơ hội phát huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào

thực tế cuộc sống hàng ngày.

1.3 Tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ

trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi

mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả ba đối tượng học

sinh và thực trạng dạy học của nhà trường.

1.4 Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, tạo trực quan sinh động gắn với nội dung

cụ thể của bài học nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học

sinh nhanh chóng nắm được bài giảng, nhớ lâu, nhớ sâu nội dung bài học.

1.5 Thuận lợi, dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh, dự báo

sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả

các đối tượng học sinh.

2. Phương pháp nghiên cứu :

Trong qua trình thực hiện đề tài tôi đã vận dụng nhóm phương pháp dạy học tích

cực nhằm tạo sự hứng thú học tập của học sinh đối với giờ học Giáo dục công dân

cụ thể như sau :

2.1 Phương pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng

phong phú sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học.

2.2 Phương pháp nêu gương :

2.3 Phương pháp mời báo cáo ngoại khoá

2.4 Phương pháp tổ chức cho học sinh đi tham quan các chủ đề đạo đức và pháp luật

2.5 Phương pháp viết báo tường, bài hát có chủ đề về đạo đức-người tốt, việc tốt

III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Học sinh lớp 7 trường THCS Phú An. Trường trú đóng trên địa bàn xã Phú An.

Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc của Bình Dương trong những năm gần đây

vùng đất “ Tam giác sắt ” của 3 xã Tây Nam anh hùng xưa kia nay đã có nhiều khởi

sắc với nhiều khu công nghiệp An Tây, khu công nghiệp Viêt Hương II, khu công

nghiệp Rạch Bắp –An Điền … đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao

động địa phương và thu hút nhiều lao động nhập cư đến đây làm ăn sinh sống, thu

nhập bình quân trên mỗi hộ gia đình tăng cao so với trước. Phụ huynh có điều kiện

về kinh tế từ đó có sự quan tâm hơn về vật chất, trang bị đầy đủ hơn về dụng cụ học

tập cho học sinh,… Song đa số phụ huynh ít có sự quan tâm kiểm tra việc học tập

của con em mình về thời gian, cách ăn mặc, nói năng, quan hệ bạn bè,… Nhất là

chưa có sự gần gủi, tâm sự, lắng nghe và thấu hiểu để có sự uốn nắng giáo dục cho

các em có ý thức, động cơ, thái độ học tập tốt giúp các em phát triển toàn diện về

mọi mặt .

Đa số học sinh chưa ý thức tự giác học tập, ít tham khảo sách vở, bị lôi cuốn

bởi các trò chơi điện tử, game online…, một số em thì phải phụ giúp gia đình để có

thu nhập. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không

được giao nhiệm vụ cụ thể . Các em ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu

bài một cách thụ động dẫn kết quả bài học cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn

không cao.

Bên cạnh những học sinh có gia đình quan tâm chăm sóc vẫn còn một bộ phận

học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh do mồ côi cha mẹ phải sống với ông bà già yếu

không đủ khả năng chăm sóc cháu hay cha mẹ bất hòa hoặc cha mẹ sa vào tệ nạn xã

hội để con cái thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

Trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước. Do đó trẻ em cần được đặc

biệt quan tâm, chăm sóc và giáo dục nhằm phát triển trí tuệ và tài năng của trẻ. Vấn

đề chăm lo cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của gia đình và xã hội. Trong giai đoạn hiện

nay do sự thay đổi của kinh tế thị trường, một số phụ huynh chỉ thấy lợi ích trước

mắt chưa nhìn xa về tương lai của các em. Họ đã bắt một số em nghỉ học để đi bán

vé số, làm thuê trong khi các em còn rất nhỏ, một số ít cha mẹ lại bỏ rơi các em khi

các em chỉ vài tháng tuổi. Những việc làm trên của cha mẹ làm cho trẻ em không

được hưởng những quyền lợi cơ bản như quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục,

vui chơi giải trí .... Nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ quyền cơ bản của trẻ em Việt

Nam và bổn phận của các em đối với xã hội và gia đình. Thông qua bài học

“Công Ước Liên Hợp Quốc Về Quyền Trẻ Em ” môn Giáo dục công dân lớp 6

tôi sẽ giúp các em hiểu rõ về các nhóm quyền mà trẻ em được hưởng và sự quan

tâm của xã hội đối với các em. Từ đó giáo dục các em hết lòng biết ơn đối với sự

quan tâm, chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình. Đồng thời ý thức rõ trách

nhiệm học tập của mình để đền đáp lại công ơn đó .

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì trẻ em sẽ được

hưởng quyền lợi cơ bản và những quyền lợi đó đã được ghi nhận trong Công ước

của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Hiến pháp 2013, Luật hôn nhân gia đình, Luật

bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Từ đó các em biết đấu tranh bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp, chống những hành vi xâm phạm quyền trẻ em hay lợi dụng trẻ em

để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Là một giáo viên với chuyên môn Văn – GDCD đã nhiều năm phụ trách công

tác Đoàn thanh niên, làm công tác chủ nhiệm lớp và trực tiếp giảng dạy bộ môn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!