Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Skkn 2020-2021V9A1.Docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THẤT
TRƯỜNG THCS CHÀNG SƠN
----------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt
đoạn văn nghị luận”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn nghị luận với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho học sinh
những phát triển mà mỗi dạng văn bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác
phẩm. Văn bản nghị luận thuyết phục người đọc, người nghe thông qua hệ thống
luận điểm, luận cứ, luận chứng và những hình ảnh sinh động gắn với thực tiễn. Vẻ
đẹp riêng của văn chương nghị luận vừa cuốn hút hấp dẫn tạo ra dòng chảy tư duy
mạch lạc chặt chẽ trước các vấn đề chính trị xã hội và cả đời sống nhân sinh.
Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc
nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá… Mục
đích của văn nghị luận là bàn bạc thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một
tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng
lớp, một giai cấp nhất định…Đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận là tính
thuyết phục- khác với văn bản nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư
tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận , lí lẽ…”(Lê Bá Hân,Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi- Từ điển thuật ngữ văn học – NXB Đại học quốc gia.)
Trong các kiểu loại văn bản mà học sinh THCS được học tập và rèn luyện
kỹ năng viết có 3 kiểu văn bản chính và quan trọng đó là văn bản tự sự, văn bản
thuyết minh và văn bản nghị luận. Trong 3 kiểu loại văn bản đó phải kể đến văn
bản nghị luận là kiểu loại khó viết đối với học sinh. Từ trước tới nay, kiểu văn
nghị luận đòi hỏi học sinh không chỉ cần có kiến thức phong phú sâu rộng về tự
nhiên, xã hội mà còn phải nắm chắc các bước và kĩ năng làm bài và sử dụng các
kĩ năng một cách thành thạo. Để có được điều đó đòi hỏi người học sinh phải có
tính tự giác học tập tích luỹ kiến thức, kiên trì học tập rèn luyện kĩ năng làm bài
văn nghị luận. Học sinh có thói quen tìm đọc các tác phẩm văn học, tài liệu có
liên quan tới môn học, thói quen quan sát các hiện tượng cuộc sống, suy nghĩ
nhận xét về đời sống xã hội đó. Nếu học sinh không thực sự học tập nghiêm túc
tích luỹ tri thức, rèn luyện kĩ năng thì sẽ không có "cái" để mà viết và không
biết viết như thế nào. Để giúp các em làm tốt văn nghị luận, giáo viên cần đổi
mới phương pháp giảng dạy, coi trọng khâu thực hành, biết sắp xếp tổ chức các
hình thức luyện tập cho các em, phát huy tính tích cực của phương pháp “lấy
người học làm trung tâm”. Trong đó thầy cô là người tổ chức hoạt động, mỗi
học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển khả năng diễn đạt nói (viết).
Từ những nhận thức trên, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và thử nghiệm phần dạy
học sinh xây dựng đoạn văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng
cũng đạt được kết quả tốt trong những năm qua. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình