Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sinh lý tuần hoàn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 2 : SINH LÝ TUẦN HOÀN
I. Ý NGHĨA SINH HỌC VÒNG TUẦN HOÀN
II. SINH LÝ TIM
III. SINH LÝ MẠCH
IV. SỰ ĐIỀU TIẾT TIM MẠCH
1. Ý nghĩa sinh học:
Chức năng tuần hoàn quan trọng trong việc duy trì sự sống. Bộ máy tuần hoàn đảm
bảo sự lưu thông máu trong cơ thể và có như vậy máu mới hoàn thành được chức năng của
mình. Ngừng tuần hoàn thì tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, ngừng qúa 4 phút thì tế bào não
bị tổn thương.
2. Vòng tuần hoàn máu:
Ở các động vật bậc thấp O2, thức ăn và chất trao đổi chỉ chuyển dịch 1 cách thụ động trong
các nhánh của hệ tiêu hóa nhờ cử động cơ thể.
Ở động vật bậc cao, đã có 1 hệ thống chuyên chở là - hệ tuần hoàn . Hệ tuần hoàn tiến bộ
của thú (kể cả ngườiï) gồm: Tim, động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Máu ra đi từ tâm thất
trái theo động mạch chủ và trở về tim theo tĩnh mạch chủ ở tâm nhĩ phải- Ðó là vòng tuần hoàn
lớn . Máu từ tâm nhĩ phải dồn xuống tâm thất phải, rồi đổ vào động mạch phổi, mao mạch phổi,
tĩnh mạch phổi, cuối cùng đổ vào tâm nhĩ trái- Ðó là vòng tuần hoàn nhỏ. Máu vòng tuần
hoàn lớn phân phát O2, thức ăn cho mọi tế bào và thu nhận CO2, chất thải để mang đi. Máu
còn đem các sản phẩm như hormone của nhóm tế bào này đến nhóm tế bào khác, nhờ đó thực
hiện sự liên lạc thể dịch giữa các bộ phận. Ở động vật đồng nhiệt, máu còn đem hơi ấm từ cơ
quan tạo nhiệt như gan đi khắp cơ thể nhờ đó đảm bảo sự ổn định của thân nhiệt. Máu vòng
tuần hoàn nhỏ được đưa đến phổi để thải CO2, hơi nước và lấy thêm O2 mới (Hình 2.1)
3. Hệ bạch huyết:
Các động vật có xương sống có 1 hệ đặc biệt gọi là - Hệ bạch huyết giữ nhiệm vụ đưa
nước và các chất hòa tan từ mô về máu. Hệ bạch huyết gồm 1 mạng lưới các mao mạch được
phân bố rộng rãi khắp các phần của cơ thể. Các mạch này gồm các tĩnh mạch và các mao mạch
bạch huyết. Các mao mạch bạch huyết là những mạch nhỏ bịt đầu, nằm ở các khoảng gian bào.
Dịch mô, các protein và các chất khác được hấp thu vào mao mạch bạch huyết. Các mao mạch
tập trung lại thành các tĩnh mạch bạch huyết nhỏ, sau đó tiếp tục hợp thành các tĩnh mạch bạch
huyết lớn hơn và cuối cùng là 2 ống bạch huyết rất lớn đổ vào tĩnh mạch lớn của hệ tuần hoàn
I. Ý NGHĨA SINH HỌC VÒNG TUẦN HOÀN TOP
Sinh ly tuan hoan Page 1 of 8
http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/sinhlydongvat/chuong2.htm 7/16/2007