Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sình ca - Lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Thị Phương Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 3 - 7
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
SÌNH CA - LỜI DẪN ĐƯỜNG HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI
Phạm Thị Phương Thái *
, Ngô Thị Ngọc Ánh
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vốn được xem như một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của người Sán Chỉ, Sình
ca mang chức năng chứng kiến những giai đoạn quan trọng trong chu kỳ đời người. Đối với các lễ
thức trong giai đoạn trưởng thành, Sình ca là lá thư tình giao duyên và lời dẫn đưa đường cho hạnh
phúc lứa đôi trong hôn nhân của người Sán Chỉ. Sự hiện diện của những khúc hát Sình ca như một
sự giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong tiên tổ phù hộ cho hạnh phúc của đôi uyên ương. Dù
cuộc sống đã có nhiều đổi thay, người Sán Chỉ đã biết đến những giai điệu mới mẻ hơn nhưng vẫn
không quên Sình ca bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Từ khóa: Sình ca, đám cưới, chức năng, nghi lễ, hạnh phúc
Khi nói đến đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian,
dân ca luôn là mảng đề tài được yêu thích nhất.
Bởi dân ca không chỉ đậm đà chất thơ, chất nhạc
mà còn thể hiện một cách tự nhiên, chân thành,
đằm thắm tình cảm con người và hồn cốt mỗi dân
tộc. Nhắc đến người Tày là nhắc đến Sli, Slượn,
nói đến văn nghệ dân gian người Kinh Bắc là
nhớ đến làn điệu quan họ mượt mà, còn với
người Sán Chỉ, đó là những khúc hát Sình ca
mộc mạc mà ngọt ngào.*
Bao đời nay, Sình ca (Xình ca, Soọng cô), đã gắn
bó người Sán Chỉ nói riêng và những tộc người
có chung hoặc gần nguồn gốc như Sán Chay, Sán
Dìu, Dao… như một thứ không thể thiếu trong
đời sống tinh thần. Sình ca có mặt ở nhiều không
gian khác nhau: trong nhà ngoài ngõ, trên nương
ngoài ruộng, đám hiếu đám hỉ… Tuy nhiên, phổ
biến nhất, quen thuộc nhất và làm say đắm lòng
người nhất, có lẽ là những khúc hát giao duyên.
Chẳng thế mà, nhiều người, trong đó có nghệ
nhân Sầm Dừn – một người đặc biệt có tâm
huyết với những câu hát Sình ca đã định nghĩa
Sình ca như một lối hát đối đáp giao duyên dành
cho những người chưa chồng, chưa vợ [5]. Trong
bài viết này, chúng tôi xin có đôi lời góp bàn về
một khía cạnh nhỏ của Sình ca: Chức năng dẫn
đường hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của tộc
người Sán Chỉ.
*
Tel: 091335494; Email: [email protected]
Được coi là một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân
gian lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, Sình ca
hồn nhiên góp mặt vào đời sống tâm tư, tình cảm
và đời sống tâm linh của người Sán Chỉ. Sình ca
có vai trò đặc biệt quan trọng trong đám cưới.
Thịt lợn có thể thiếu vài cân, rượu có thể
không uống vài ngụm đến say nhưng đám cưới
người Sán Chỉ không thể thiếu những câu hát
Sình ca. Người ta không say vì rượu nhưng lại
chuếnh choáng trong thứ men dịu ngọt, du
dương của Sình ca.
Sình ca là lá thư tình giao duyên của người dân
Sán Chỉ. Từ xưa, trong truyền thống của người
Sán Chỉ, muốn lấy vợ lấy chồng bắt buộc phải
biết hát Sình ca. Có quen được nhau cũng là qua
những lời ca tiếng hát trong buổi giao duyên.
Nếu không biết Sình ca trong những buổi hát
giao duyên, những trái tim yêu đương dù cháy
bỏng cũng không thể đến được với nhau, không
thể kết duyên đôi lứa. Không có Sình ca, việc
giao tiếp giữa con người với con người và giữa
con người với thế giới tâm linh sẽ bị hạn chế rất
nhiều. Do đó, tính cố kết cộng đồng trong sinh
hoạt thôn bản của tộc người này không còn được
đảm bảo. Bảy bài Sình ca (hát đám cưới) bắt
buộc có vừa có giá trị như lời dẫn nhập, xin phép
thần linh, tổ tiên chứng giám mối lương duyên
của đôi vợ chồng trẻ, vừa là cơ hội để xe kết cho
những chàng trai cô gái khác đến tham dự đám
cưới. Phải chăng vì thế, Sình ca như một phần
tâm hồn của người Sán Chỉ, là viên gạch nền xây
dựng hạnh phúc lứa đôi. Ý thức được điều đó,