Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng tác viết cho thiếu nhi cảu Nguyễn Ngọc Ký
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1486

Sáng tác viết cho thiếu nhi cảu Nguyễn Ngọc Ký

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––––––––

HÀ THỊ LAN

SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI

CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ

Chuyên ngành: Văn học VN

Mã số : 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng My

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng

được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hà Thị Lan

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng

dẫn là TS Lê Hồng My - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều

kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn nhà giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã

cung cấp nguồn tư liệu quý giá trong suốt quá trình làm luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn,

đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 23 chuyên ngành Văn

học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái

Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập.

Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó

chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành

luận văn.

Thái Nguyên ngày 14 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Hà Thị Lan

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2

3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9

7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9

8. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 10

NỘI DUNG....................................................................................................... 11

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG

TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ................................................................... 11

1.1. Cuộc đời..................................................................................................... 11

1.1.1. Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền........................................................... 11

1.1.2. Đôi chân viết nên cuộc đời...................................................................... 12

1.2. Sáng tác...................................................................................................... 14

1.2.1. Nhà văn giàu nghị lực.............................................................................. 14

1.2.2. Cây bút của tuổi thơ................................................................................. 18

Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 22

Chương 2: VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN

NGỌC KÝ ........................................................................................................ 23

2.1. Tự truyện Tôi đi học ................................................................................. 23

2.1.1. Ý chí vượt lên số phận và lòng tri ân sâu sắc với cuộc đời..................... 23

2.1.2. Cách trần thuật dung dị, tự nhiên, coi trọng chi tiết xác thực ................. 33

2.2. Truyện ngắn .............................................................................................. 36

iv

2.2.1. Những câu chuyện đời thường gần gũi với trẻ thơ.................................. 36

2.2.2. Tình huống truyện bất ngờ, thú vị; ngôn ngữ giản dị, trong sáng........... 39

2.3. Truyện mô phỏng cổ tích ......................................................................... 42

2.3.1. Đề tài đa dạng .......................................................................................... 42

2.3.2. Yếu tố kì ảo hấp dẫn................................................................................ 46

Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 50

Chương 3: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ ... 51

3.1. Thơ trữ tình............................................................................................... 51

3.1.1. Cảm xúc trong trẻo về con người, sự vật gần gũi với tâm hồn trẻ thơ.... 51

3.1.2. Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình trÎ th¬ .............................. 59

3.2. Thơ ngụ ngôn ............................................................................................ 62

3.2.1. Nội dung phong phú; chất triết lý nhẹ nhàng .......................................... 62

3.2.2. Nghệ thuật biểu đạt hấp dẫn, sinh động .................................................. 67

3.3. Câu đố có hình thức thơ........................................................................... 71

3.3.1. Kiến thức bổ ích, giàu tính giáo dục........................................................ 71

3.3.2. Bút pháp nghệ thuật linh hoạt.................................................................. 74

Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 78

Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ĐƯA SÁNG TÁC CỦA

NGUYỄN NGỌC KÝ VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC CẤP

(MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC, GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT) ............. 79

4.1. Một số vấn đề cơ bản về yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay....... 79

4.2. Tìm hiểu, khảo sát tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong chương

trình và sách giáo khoa phổ thông ................................................................. 80

4.3. Đề xuất việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo

dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học; Giáo dục đặc biệt).... 83

Tiểu kết chương 4.............................................................................................. 87

KẾT LUẬN....................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực sống vượt

lên bi kịch của số phận. Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã tập

viết bằng chân để có thể tới trường, rồi vào đại học và trở thành nhà giáo - nhà

văn, sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Hơn 35 năm công tác trong ngành Giáo dục, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký

đã dìu dắt bao thế hệ học trò với tấm lòng nhiệt huyết và những bài giảng sáng

tạo của mình. Cïng víi ho¹t ®éng gi¶ng d¹y, «ng còn dành thời gian, tâm sức

nghiên cứu và viết sách về giáo dục; thực hiện hàng ngàn buổi giao lưu, nói

chuyện, tư vấn tâm lý tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,

Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong cả nước nhằm giáo dục lẽ

sống, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, “truyền lửa” cho thế hệ trẻ. Năm 1992, Nhà

giáo Nguyễn Ngọc Ký vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Không chỉ thành công trong sự nghiệp giáo dục, Người thầy ấy còn nỗ

lực không ngừng trên hành trình sáng tác văn học và đạt được những thành

công đáng ghi nhận. Ông là nhà văn viết bằng chân đầu tiên được sách Kỷ lục

Việt Nam ghi nhận. Năm 2006, Nguyễn Ngọc Ký được kết nạp vào Hội Nhà

văn Việt Nam. Vượt qua hành trình gian khó, đến nay, ông đã có trên 30 đầu

sách được xuất bản, trong đó có những tác phẩm tái bản nhiều lần.

1.2. Văn học viết cho thiếu nhi có vai trò quan trọng trong công tác giáo

dục và bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Gắn bó với công tác giáo dục lâu năm

và am hiểu điều này, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn con đường viết cho thiếu nhi là

hướng đi chính trong hành trình sáng tác của mình. Tác phẩm viết cho thiếu nhi

của ông đa dạng về thể loại và đề tài, hấp dẫn trong cách thể hiện, có nội dung

giáo dục phù hợp, giúp các em có ý thức chăm ngoan, học giỏi; có tình yêu gia

đình, yêu quê hương đất nước..v.v. Một số sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn

Ngọc Ký đã được chọn đưa vào sách giáo khoa môn Văn và tiếng Việt ở phổ

2

thông, được nhiều thế hệ học trò yêu thích. Thơ Nguyễn Ngọc Ký có bài được

phổ nhạc thành bài hát cho thiếu nhi. Ba lần nhà văn được tặng giải thưởng

trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc, được báo Tuổi trẻ tặng giải

Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Ông xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của

những kỉ lục”, “Nhà thơ của thiếu nhi”. Vì vậy, việc nghiên cứu sáng tác cho

thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với nhà văn

mà còn đưa lại những kết luận khách quan, khoa học về sự đóng góp của ông

đối với “mảng” văn học thiếu nhi (và những giới hạn - nếu có). Tuy nhiên, qua

tìm hiểu của chúng tôi, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.

1.3. Là một giáo viên Ngữ văn gắn bó với môi trường giáo dục phổ

thông, qua quá trình công tác, chúng tôi nhận thức sâu sắc vai trò của văn học

đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Từ sự

trân trọng, yêu thích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký, tác giả luận văn mong

muốn tập trung đi sâu nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn; từ

đó, có cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động chuyên môn và thực

tiễn giáo dục trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả.

Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sáng tác viết cho thiếu

nhi của Nguyễn Ngọc Ký” để nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề

tài là một đóng góp có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và thực tiễn

giáo dục hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: tư liệu về Nguyễn Ngọc

Ký có hai dạng chính: các bài viết về cuộc đời và các bài viết (hoặc các ý

kiến) về sáng tác văn học của ông (sự phân loại này chỉ mang tính chất

tương đối vì có nhiều bài chứa đựng cả hai nội dung trên). Để có cái nhìn

tổng thể dối với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi điểm lược cả những bài viết

về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký trước khi đi sâu vào trình bày tình hình nghiên

cứu sáng tác văn chương của ông.

3

2.1. Những bài viết về cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký

Hiện nay, có rất nhiều bài viết và các ý kiến phát biểu về cuộc đời

Nguyễn Ngọc Ký; tiêu biểu là các bài: Thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết

lên số phận (Hồ Vỹ), [65]; Những điều ít biết về người phi thường Nguyễn

Ngọc Ký (Duy Chiến), [3]; Chuyện học của người phi thường Nguyễn Ngọc

Ký (Duy Chiến), [5]; Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Một cuộc đời, bảy sự nghiệp

(Như Lịch), [41]; Đời màu hồng của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Minh Ngọc),

[47]; Tấm gương sáng từ nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Trịnh Thị

Nga), [46].

Điểm thống nhất cơ bản, nổi bật trong các bài viết về cuộc đời Nguyễn

Ngọc Ký là những lời ngợi ca tấm gương giàu nghị lực của một con người vượt

lên trên số phận. Bên cạnh đó, còn có những câu chuyện thú vị về “Người phi

thường” Nguyễn Ngọc Ký: ăn bằng chân, tưới hoa bằng miệng.v.v...Tác giả Hồ

Vỹ ca ngợi “đôi bàn chân diệu kì” đã giúp Nguyễn Ngọc Ký viết sách, làm thơ,

dạy học, làm nên “huyền thoại cuộc đời”, trở thành “một tấm gương vượt khó

như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo” [65]. Tác

giả Minh Ngọc khẳng định những thành công mà Nguyễn Ngọc Ký đã đạt

được: “Dù khuyết tật nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã đạt 7 sự nghiệp trong đời ông,

đó là: Sự nghiệp học hành, dạy học, sáng tác, xây dựng hạnh phúc gia đình, tư

vấn tâm lý, truyền lửa cho thế hệ trẻ (với 1493 buổi), và đặc biệt là sự nghiệp

vượt qua bệnh tật để sống khỏe, sống có ích” [47]. Trịnh Thị Nga ca ngợi cuộc

đời đẹp như câu chuyện cổ tích giữa đời thực của Nguyễn Ngọc Ký: “Câu

chuyện về con người ấy, tình yêu ấy, gia đình ấy như một thiên cổ tích, lung

linh như huyền thoại trong cuộc sống thực của chúng ta” [46]. Duy Chiến là

tác giả của nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Ký. Đặc biệt, năm 2013 trong dịp

Nick Vujicic sang Việt Nam, tác giả đã có bài phỏng vấn với Nguyễn Ngọc Ký

đăng trên báo VietNamnet với tiêu đề: “Người phi thường Nguyễn Ngọc Ký

nói về Nick Vujicic”. Qua bài báo này, độc giả hiểu được tấm lòng đồng cảm

4

sâu sắc và niềm tin tuyệt đối của Nguyễn Ngọc Ký đối với Nick Vujicic và những

người khuyết tật, đúng như lời thơ ông viết tặng Nick:

“Đâu đó còn ai vật vã trong đớn đau, buồn nản

Biết anh rồi bỗng bừng sáng niềm tin cuộc sống này không giới hạn

Và nếu giữ cho khát vọng không bao giờ khô cạn

Một ngày kia biết bao điều kỳ diệu lấp lánh hoa…”

(Huyền thoại mùa xuân)

V.v…

Điều đọng lại sâu sắc từ các bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là sự

cảm phục, trân trọng nghị lực phi thường của một con người vượt lên số phận -

từ một người khuyết tật trở thành người hữu ích cho xã hội. Qua các bài viết về

cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, tấm gương sáng ngời “lung linh như huyền thoại”

của ông đã, đang và sẽ được mọi người truyền tụng, ngưỡng mộ và noi theo.

2.2. Những bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký

Các bài viết, ý kiến về sáng tác văn chương của Nguyễn Ngọc Ký có

nhiều dạng: bài giới thiệu tác phẩm (tập thơ, tập truyện…); bài giới thiệu tác

giả; cảm nhận của đồng nghiệp, độc giả, bạn bè về văn chương Nguyễn Ngọc

Ký. Các bài viết chủ yếu tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu của ông như tự

truyện Tôi đi học và Tôi học đại học; các tập thơ: Chú Nhện chơi đu, Đôi tay

em.... Trong các ý kiến bàn bạc, giới thiệu, nêu cảm nhận về sáng tác của

Nguyễn Ngọc Ký, không thấy có những ý kiến trái chiều gây tranh cãi; các

nhận định, đánh giá đều thống nhất ở sự trân trọng, ngợi ca. Hai thể loại được

quan tâm hơn cả là thơ và tự truyện.

Bài Những vần thơ của một người thầy của Việt Hà trên Báo Sài Gòn

Giải phóng (số ra ngày 29/11/2006) đã viết về ba tập thơ dành cho thiếu nhi của

Nguyễn Ngọc Ký: Chú nhện chơi đu, 101 câu đố vui, Quả bí kì lạ. Bài viết đã

đánh giá: “… Từ nhiều năm nay, trên thị trường sách nói chung thật hiếm hoi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!