Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sàng lọc một số  vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
7.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1597

Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ Y TẾ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

SÀNG LỌC MỘT SỐ VỊ THUỐC, BÀI THUỐC NHẰM ĐIỀU CHẾ

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN DO SIÊU VI B

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu

7412

22/6/2009

Năm 2008

BỘ Y TẾ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

SÀNG LỌC MỘT SỐ VỊ THUỐC, BÀI THUỐC NHẰM ĐIỀU CHẾ

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN DO SIÊU VI B

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu

Cơ quan quản lý: Bộ Y tế

Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2008

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 320 triệu đồng

Trong đó, kinh phí sự nghiệp khoa học: 320 triệu đồng

Năm 2008

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. Tên đề tài: Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan

mạn do siêu vi B

2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng

3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu

4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế

5. Danh sách những người thực hiện chính:

1. PGS.TS Bùi Thị Bằng Viện Dược liệu (VDL)

2. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương Trung tâm nghiên cứu Sâm và Dược liệu

TP. Hồ chí Minh (TT SDL TP. HCM)

3. DS. Nguyễn Kim Phượng VDL

4. TS. Lê Kim Loan VDL

5. TS. Trịnh Thị Điệp VDL

6. TS. Nguyễn Xuân Thuỷ VDL

7. ThS. Nguyễn Thị Phương VDL

8. ThS. Đỗ Thị Phương VDL

9. DS. Vũ Thị Hường VDL

10.ThS. Nguyễn Trang Thúy VDL

11.ThS. Trần Mỹ Tiên TT SDL TP. HCM

12.DS. Lương Kim Bích TT SDL TP. HCM

13.CN. Hồ Việt Anh TT SDL TP. HCM

14.CN. Trương Vĩnh Phúc VDL

15.TS. Nguyễn Bá Hoạt VDL

16.DSTC.Nguyễn Thị Nụ VDL

17.DSTC. Nguyễn Thị Khuyên VDL

18.DSTC. Phạm Như Thơ VDL

6. Thời gian thực hiện : Từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008

Những chữ viết tắt

AASLD Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ

ALT Alanine aminotransaminase

AST Aspartate aminotransaminase

CCl4 Carbon tetraclorid

EtOAc Ethyl acetat

FDA Cục Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ

GOT Glutamic oxaloacetate transaminase

GPT Glutamic pyruvic transaminase

HBsAg Kháng nguyên bề mặt của virút VGB

MDA malonyl dialdehyd

NCKH Nghiên cứu khoa học

SKLCA Sắc ký lỏng cao áp

VDL Viện Dược liệu

VGB Viêm gan B

VGMHĐ VGB mạn hoạt động

WHO Tổ chức Y tế thế giới

YHCT Y học cổ truyền

i

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ

Về tình hình thực hiện và những đóng góp mới của đề tài KH-CN cấp Bộ

1.Tên đề tài: Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan

mạn do siêu vi B.

Mã số:

2. Thuộc chương trình: NCKH cấp Bộ Y tế

3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng

4. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu

5. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 7 năm 2006. Kết thúc tháng 12 năm 2008.

6. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 320 triệu đồng

Trong đó, kinh phí từ NSNN: 320 triệu đồng.

7. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cương:

7.1. Mức độ hoàn thành khối lượng công việc: Đã hoàn thành đầy đủ khối lượng công

việc theo đề cương nghiên cứu, cụ thể đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu sau:

1. Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan bằng

CCl4 các dịch chiết từ 10 cây thuốc và 2 bài thuốc. Chọn 5 sản phẩm có tác dụng

tốt nhất.

2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 5 dịch chiết. Xác định hàm lượng các nhóm

chất có tác dụng bảo vệ gan. Chọn 3 sản phẩm có hiệu suất chiết cao, nguyên liệu

dễ khai thác và dễ trồng để tiếp tục nghiên cứu so sánh tác dụng dược lý.

3. Thử các tác dụng lý sau của 3 chế phẩm chọn được: chống oxy hoá, ức chế xơ gan,

trên men gan GPT, GOT, bilirubin; tác dụng chống viêm mạn; tác dụng lợi mật ..

Chọn 1 sản phẩm có tác dụng tốt nhất để nghiên cứu độc tính:

i. Thử độc tính cấp

ii. Độc tính bán trường diễn .

4. Nghiên cứu quy trình chiết xuất sản phẩm quy mô pilot.

5. Nghiên cứu dạng bào chế và quy trình sản xuất thuốc trị viêm gan mạn do siêu vi

B.

ii

6. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, bán sản phẩm và thuốc mới.

7. Bào chế 5.000 viên bao phim thuốc mới.

8. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học và Hội nghị khoa học..

Đối chiếu với các nội dung nghiên cứu đã đăng ký và đã được Bộ phê duyệt ở trang 7 của

bản TM đề tài thì có 1 thay đổi: đó là tiểu mục “thử độc tính sinh sản” (thuộc nội dung

nghiên cứu 5) đã được Vụ KH-ĐT Bộ Y tế cho phép không thực hiện trong buổi họp

thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhưng khi sửa chữa bản thuyết minh, chủ nhiệm

đề tài đã sơ xuất không xoá tiểu mục “thử độc tính sinh sản” trong phần “Nội dung nghiên

cứu”.

7.2. Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN:

Các sản phẩm của đề tài:

1) Danh sách các vị thuốc và bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan:

Kết quả thử tác dụng bảo vệ gan của các dịch chiết n-hexan, cồn 80% và nước của

10 vị thuốc và 2 bài thuốc trên chuột nhắt trắng bị gây độc gan bằng carbon tetraclorid đã

cho phép chọn được:

• Bảy vị thuốc có tác dụng bảo vệ gan sau:

- Lá ban tròn

- Lá muồng trâu

- Lá vọng cách.

- Quả dứa gai

- Quả khúng khéng,

- Quả ngũ vị

- Rễ cốt khí

Các vị thuốc này làm giảm có ý nghĩa thống kê hoạt tính của enzym GPT từ 26,53

đến 73,58% và giảm từ 31,22 đến 65,06% hàm lượng bilirubin bị gây tăng bởi CCl4

(P<0,05).

• Hai bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan:

Bài số 1: Hạ khô thảo (30 g), ý dĩ (20 g), gừng khô (3 lát), dành dành (12 g), Hoài sơn (20

g), thổ phục linh (12 g), sâm bố chính (20 g), mã đề (10 g), trần bì (6 g).

iii

Bài số 2: Hạ khô thảo (40 g); thổ phục linh (12 g), nghệ vàng (10 g), mã đề (40 g), rau

má (40 g).

Hai bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan tương đương với silymarin (liều 100mg/kg thể

trọng chuột), làm giảm có ý nghĩa thống kê hoạt tính của enzym GPT từ 46,08 đến

57,54% và giảm từ 46,63 đến 44,98% hàm lượng bilirubin bị gây tăng bởi CCl4 (P<0,05).

2) Báo cáo kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý và thành phần hoá học của vị

thuốc điều trị viêm gan mạn do virút VGB

2.1- Nghiên cứu tác dụng dược lý: Kết quả nghiên cứu so sánh tác dụng chống viêm

gan mạn, tác dụng lợi mật, tác dụng chống viêm mạn của 3 chế phẩm chọn được là

flavonoid ban tròn, cao nước lá muồng trâu và bài thuốc số 2 đã cho phép chọn chế phẩm

flavonoid chiết xuất từ lá cây ban tròn (Hypericum patulum Thunb. ex Murray) làm thuốc

điều trị viêm gan mạn do siêu vi B - được gọi là “Cao ban tròn” (còn gọi là bột Hypatin).

Kết quả thử các tác dụng dược lý của bột Hypatin như sau:

-Tác dụng bảo vệ gan: Với liều thử 250mg/kg thể trọng chuột nhắt trắng, bột Hypatin

đã làm giảm có ý nghĩa thống kê 36,50% hoạt độ của enzym GPT và 53,58% hàm lượng

bilirubin trong huyết thanh chuột bị gây tăng bởi CCl4 .

-Tác dụng ức chế xơ gan: Bột Hypatin với các liều thử 125mg/kg và 250mg/kg đã làm

giảm hàm lượng colagen trong gan chuột cống trắng bị gây viêm gan mạn và gây tăng

colagen bằng CCl4: 10,76% (P<0.05) và 15,24% (P<0,001) tương ứng.

-Tác dụng chống oxy hoá: Bột Hypatin với các liều thử 125mg/kg và 250mg/kg đã làm

giảm hàm lượng MDA trong gan chuột cống trắng bị gây tăng peroxy hoá lipid bằng

CCl4: 21,38% và 13,65% tương ứng.

-Tác dụng trên tổ chức tế bào gan: Bột Hypatin đã thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên

chuột cống trắng bi gây xơ gan bằng CCl4, tuy không giúp hồi phục hoàn toàn nhưng đã

cải thiện rõ rệt các tổn thương gan. Đặc biệt đã hạn chế mức độ xơ hoá gan rất nhiều so

với lô chuột bệnh lý không được điều trị. Đây là kết quả mới đáng ghi nhận đối với cây

ban tròn và chế phẩm flavonoid toàn phần.

iv

-Tác dụng chống viêm mạn: Bột Hypatin với liều thử 250mg/kg đã làm giảm có ý nghĩa

thống kê 23,5% trọng lượng ổ viêm do amian gây ra trên chuột cống trắng.

-Tác dụng lợi mật: Bột Hypatin với liều thử 250mg/kg đã làm tăng tiết mật 29,29%

(P<0,05) so với lô chứng trên chuột nhắt trắng trưởng thành (mô hình Rudi).

Với các tác dụng dược lý thử trên chuột bị gây viêm gan cấp và mạn tính bằng CCl4

đã liệt kê ở trên, chế phẩm flavonoid ban tròn đáp các yêu cầu đối với một thuốc điều trị

viêm gan mạn do virút VGB. Vì vậy flavonoid được chọn để tiếp tục nghiên cứu trên độc

tính cấp và độc tính bán trường diễn.

2.2. Nghiên cứu về hoá học của chế phẩm flavonoid:

-Đã xác định hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá ban tròn thu hái tại Sapa (Lào

cai): Đạt trung bình 5,92%.

-Đã nghiên cứu chiết tách flavonoid toàn phần và các chất tinh khiết astilbin,

quercitrin từ lá ban tròn phục vụ cho thử tác dụng dược lý.

-Đã phân tích thành phần hoá học của flavonoid bằng SKLCA: Kết quả cho thấy trong

chế phẩm có ít nhất 11 pic tương ứng với flavonoid. Hàm lượng (%) astilbin và

quercitrin trong chế phẩm flavonoid đạt từ 8,76-10,25% và từ 8,70 đến 9,70% tương

ứng.

3) Báo cáo kết quả thử độc tính của flavonoid ban tròn:

*Độc tính cấp: Kết quả thử độc tinh cấp cho thấy liều không có chuột chết LD0 = 5000mg

bột flavonoid gấp 40 lần liều có tác dụng (125mg/kg). Điều này chứng tỏ bột Flavonoid

có độ an toàn cao khi sử dụng.

*Độc tính bán trường diễn: Cho thỏ uống flavonoid với liều 5000mg/kg thể trọng thỏ

trong 30 ngày liên tục đã không gây ảnh hưởng đến chức năng gan; thận và chức năng tạo

máu của thỏ thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu mô học gan thận cho thấy hình ảnh tế bào

gan và thận của thỏ không bị tổn thương sau khi uống flavonoid 5000mg/kg x 30 ngày,

không thấy sự khác biệt khi so sánh với hình ảnh tế bào gan và thận của thỏ lô đối chứng.

Như vậy có thể kết luận chế phẩm flavonoid ban tròn không gây độc đối với cấu trúc tế

bào gan và thận.

v

4) Quy trình chiết xuất flavonoid toàn phần từ lá ban tròn quy mô pilot:

- Dung môi chiết: nước

- Tỷ lệ nước - dược liệu: vừa đủ

- Nhiệt độ chiết: 90-950

C

- Thời gian chiết: 1h x 3 lần

- Cô dịch chiết nước đến cao lỏng: tỷ lệ thích hợp.

- Chiết flavonoid từ cao lỏng bằng EtOAc: Tỷ lệ thích hợp.

- Cô dịch chiết EtOAc dưới áp suất giảm

- Sấy cao EtOAc ở 500

C.

Đã thực hiện chiết xuất trên dây truyền chiết xuất đa năng của hãng Tourner (Pháp)

với mẻ chiết 10kg lá khô x 3 mẻ. Kết quả: đạt hiệu suất chiết flavonoid trung bình 5,69%

so với dược liệu khô (tương đương hiệu suất 85,43% so với khối lượng flavonoid có trong

dược liệu). Hàm lượng flavonoid toàn phần trong chế phẩm tính theo astilbin đạt trung

bình 40,88% (xác định bằng phương pháp quang phổ tử ngoại).

Kết quả định lượng bằng phương pháp SKLCA cho thấy quy trình cho sản phẩm có

hàm lượng astilbin và quercitrin trong chế phẩm flavonoid tương đối ổn định đạt từ 17,46

đến 19,95%

5) Nghiên cứu phương pháp bào chế và quy trình sản xuất thuốc mới:

Thuốc mới bào chế từ chế phẩm flavonoid ban tròn được đặt tên là Hypatin (xuất

phát từ tên khoa học của cây thuốc Hypericum patulum). Đã khảo sát 5 công thức với các

thành phần tá dược khác nhau, chọn được công thức 4 là công thức cho viên thuốc đạt các

yêu cầu của DĐVN III.

Thuốc được nghiên cứu dưới dạng viên nén bao phim có công thức sau:

Công thức cho điều chế 1 viên:

Cao ban tròn (Bột Hypatin) (Một trăm bẩy mươi miligam) 0,1700 g

Magiesi carbonat nhẹ (Ba mươi miligam) 0,0300 g

Avicel (Tám mươi miligam) 0,0800 g

Tinh bột (Bốn mươi miligam) 0,0400 g

vi

Bột talc (Ba một phần năm miligam) 0,0032 g

6) Nghiên cứu tiêu chuẩn hoá:

Đã nghiên cứu xây dựng 3 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn nguyên liệu - lá ban tròn 04TCI1-01-08.

- Tiêu chuẩn bán thành phẩm - cao ban tròn (bột hypatin): 04TCI1-02-08.

- Tiêu chuẩn thuốc - viên bao phim Hypatin: 04TCI1-03-08

7) Các bài báo:

1. Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các chất từ quả ngũ

vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wils.) thu hái ở Kon Tum. Tạp

chí Dược liệu số 3 + 4 năm 2007: 101-103.

2. Anti –hepatitis and cirrhosis inhibitory effect of Hypericum patulum Thunb.

ex Murray (bằng tiếng Anh). Tạp chí Dược liệu số 6/ 2007: 174-178.

3. Quercitrin - flavon glycosid chiết tách từ cây Ban tròn (Hypericum patulum

Thunb. ex Murray) có tác dụng bảo vệ gan. tạp chí Dược học số 10 /2007:

40-41, 43, 48.

4. Tham gia Hội nghị Quốc tế : “Anti –hepatitis and cirrhosis inhibitory effect

of Hypericum patulum Thunb. ex Murray”.Book of Abstracts: International

Workshop on Herbal Medicinal plants and Traditional Herb Remedies, 20-

21 September 2007, Hanoi, Vietnam., page 47-48.

8) Đã bào chế 5.000 viên bao phim đạt yêu cầu DĐVN III.

Kết luận: Đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu.

-Các sản phẩm khoa học có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khoa học của đề tài cấp

Bộ.

7.3. Về tiến độ thực hiện: Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu theo tiến độ đã

dự kiến.

vii

8. Những đóng góp mới của đề tài:

-Đã xác định tác dụng bảo vệ gan của các vị thuốc rễ cốt khí và quả khúng khéng và 2

bài thuốc nêu ở trên (số 1 và số 2).

-Đề tài đã thu được những kết quả mới về các tác dụng chống viêm gan mạn, ức chế

xơ gan, chống oxy hóa, chống viêm mạn, lơi mật và độc tính của chế phẩm flavonoid

toàn phần chiết xuất từ lá ban tròn (đã liêt kê ở trên).

-Quy trình chiết xuất flavonoid từ lá ban tròn quy mô pilot cũng là một đóng góp mới

của đề tài.

-Thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B Hypatin là một thuốc mới lần đầu tiên được

nghiên cứu từ cây ban tròn.

-Kết quả nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan, chống viêm gan mạn, ức chế xơ gan,

chống oxy hóa, chống viêm mạn và lơi mật của lá muồng trâu.

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2008

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS Bùi Thị Bằng

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Viêm gan siêu vi B (viêm gan B) là bệnh nhiễm trùng gan nặng do virút viêm gan

B gây ra. Bệnh viêm gan B (VGB) nằm trong danh mục 10 bệnh dịch gây tử vong cao

nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện có khoảng 400

triệu người trên toàn cầu nhiễm virút viêm gan B, hơn nửa triệu người chết mỗi năm do

ung thư gan nguyên phát thì có đến 80% là do VGB. Viêm gan B mạn tính nếu không

được điều trị có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Suy gan và ung thư

gan do VGB mạn tính làm chết nhiều người tại châu Á, từ 350.000-400.000 người/năm.

Tại VN các số liệu điều tra về dịch tễ học cũng cho biết có khoảng 15% dân số,

tương đương 12 triệu người đang bị nhiễm virút VGB, cao gấp 40 đến 50 lần số người

nhiễm HIV. Theo Hội Ung thư toàn cầu, Việt Nam đang đứng thứ 2 về ung thư gan và

90% căn bệnh nguy hiểm này do viêm gan B gây ra, 20,5% mắc phải ở người lớn và tỷ

lệ nam thường cao hơn 5 lần phụ nữ [simci.org].

Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công

bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, mục tiêu cơ bản của điều trị VGB mạn là đạt

được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút VGB và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu

tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Thuốc uống điều trị VGB mạn tính có 4 loại đã được cơ quan Dược và Thực phẩm

Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và

Telbivudine.

Các thuốc tân dược thường có nhiều tác dụng phụ và giá thành đắt. Vì vậy, các

thuốc có nguồn gốc thảo mộc đang được khuyến khích nghiên cứu, đặc biệt là các vị

thuốc Đông dược đã được dùng theo kinh nghiệm cổ truyền để chữa các bệnh về gan. Số

thuốc thảo mộc đưa vào sử dụng chưa nhiều nhưng bước đầu cho thấy có triển vọng tốt

trong hỗ trợ điều trị VGB mạn nói chung và VGB mạn hoạt động (VGMHĐ) nói riêng.

Các thuốc thảo mộc thường có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm viêm gan, phục hồi

chức năng gan, ức chế xơ gan. Một số thuốc thảo mộc còn có tác dụng ức chế sự nhân

2

lên của virút VGB, tăng sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên HBsAg của virút

VGB. Khi dùng phối hợp với các thuốc tân dược, các thuốc thảo mộc có tác dụng rút

ngắn thời gian điều trị và giảm liều điều trị của thuốc tân dược.

Theo kinh nghiệm dân gian và kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên

cứu khoa học (NCKH) gần đây cho thấy có nhiều cây thuốc được dùng điều trị viêm gan

có tác dụng tốt, như: Diệp hạ châu, ngũ vị, dứa gai, cam thảo dây, hạ khô thảo nam,

khúng khéng, muồng trâu, vọng cách, cốt khí, mã đề, dành dành, nọc sởi, ban tròn,

trạch tả, nhó đông, cải trời, cà gai leo, cúc gai ... [11, 5, 33, 56, 13, 23, 41, 57]. Trong đó,

mã đề, chi tử, hạ khô thảo nam đã được Bộ Y tế xếp vào Danh mục cây thuốc Nam điều

trị VGB.

Kế thừa và phát virút triển những kinh nghiệm sử dụng thảo dược để bào chế thuốc

điều trị VGB mạn, chúng tôi đã được phép thực hiện đề tài: “Sàng lọc một số vị thuốc,

bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B”.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:

• Đề tài nhằm 2 mục tiêu:

1. Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan.

2. Điều chế một loại thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B.

• Nội dung nghiên cứu:

1. Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan bằng

CCl4 các dịch chiết từ 2 bài thuốc và 10 cây thuốc. Chọn 5 sản phẩm có tác dụng

tốt nhất.

2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 5 dịch chiết. Xác định hàm lượng các nhóm

chất có tác dụng bảo vệ gan. Chọn 3 sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, nguyên

liệu dễ khai thác hoặc dễ trồng để tiếp tục nghiên cứu tác dụng dược lý.

3

3. So sánh các tác dụng lý sau đây của 3 sản phẩm chọn được: Tác dụng chống oxy

hoá, ức chế xơ gan, giảm enzym GPT, GOT; tác dụng chống viêm mạn và tác

dụng lợi mật.

Chọn 1 sản phẩm có tác dụng tốt nhất để nghiên cứu độc tính:

i. Thử độc tính cấp

ii. Độc tính bán mạn .

4. Nghiên cứu quy trình chiết xuất sản phẩm quy mô pilot.

5. Nghiên cứu dạng bào chế và quy trình sản xuất thuốc trị VGM do siêu vi B.

6. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, bán sản phẩm và thuốc mới.

4

I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số thông tin chung về 10 cây thuốc - đối tượng nghiên cứu của đề tài:

• Cây Ban tròn (Hypericum patulum Thunb. ex Murr.):

Cây ban tròn (họ Ban -Hyperaceae) mọc rất phổ biến ở vùng thượng du miền Bắc và

miền Trung nước ta [24]. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi (thuộc Đề tài KC10-07)

cho thấy cao nước của lá ban tròn có tác dụng bảo vệ gan, giảm enzym GPT, giảm

bilirubin trên mô hình gây viêm gan cấp bằng CCl4 [13]. Cao nước của lá ban tròn còn có

tác dụng giảm hàm lượng colagen và malonyl dialdehyd (MDA) trong gan chuột bị gây

viêm gan mạn bằng CCl4 [25, 26].

Vi phẫu lá ban tròn đã được nghiên cứu có những đặc điểm sau:

- Gân lá: Gân phía trên hơi lõm, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên là một hàng tế bào hình

chữ nhật có kích thước lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Mô dày nằm sát biểu bì, thường có 2-

3 lớp tế bào có thành rất dày. Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, hình đa giác,

có kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày. Bó libe gỗ -lớn, hình gần như tròn, với phần libe rất

phát triển ở phía dưới bó gỗ. Gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ xếp thành hàng có hình cung.

-Phiến lá: Biểu bì trên là một hàng tế bào hình chữ nhật có kích thước lớn, xếp đều đặn,

tế bào biểu bì phía dưới có kích thước nhỏ hơn. Mô dậu là một hàng tế bào hình chữ nhật

dài xếp vuông góc với tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết là những tế bào có kích thước

nhỏ, thành mỏng [26].

Bột lá Ban tròn có màu nâu sẫm, mùi thơm nhẹ, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi

thấy: Mảnh biểu bì phiến lá là những tế bào hình ngũ giác hoặc đa giác xếp đều đặn, màu

vàng nhạt hoặc lục nhạt. Mảnh phiến lá có tế bào mô dậu hình chữ nhật hình que khá dài,

xếp đều đặn thành một hàng. Mảnh mạch xoắn có 3 đến 4 hàng xếp liền nhau với những

tế bào xếp đều đặn, màu vàng tươi. Mảnh phiến lá màu lục xen vàng nhạt, mang tế bào lỗ

khí hình tròn hoặc hạt đậu. Mảnh biểu bì của cuống lá có những tế bào màu lục hoặc vàng

sẫm xếp thành những hàng dài [26].

Gần đây ở Ấn Độ đã nghiên cứu tác dụng của cao methanol từ lá ban tròn trên khả

năng tái tạo tế bào và làm lành vết thương trên chuột. Cao methanol bào chế dưới dạng

thuốc mỡ nồng độ 5 và 10 % đều thể hiện tác dụng làm lành vết thương có ý nghĩa thống

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!