Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm toán: Áp dụng tính chất nghiệm của phương trình vào bài toán tính giá trị của
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Trong chương trình toán học phổ thông, phương trình và nghiệm của
phương trình đóng một vai trò rất quan trọng, nó xuyên suốt 3 năm học cấp 3. Đối
với học sinh, việc giải phương trình để tìm nghiệm đã trở nên quen thuộc. Tuy
nhiên, rất ít học sinh biết cách xử lí các bài toán ngược lại. Tức là, khai thác tính
chất nghiệm của phương trình để giải quyết bài toán tính giá trị của biểu thức.
- Ở lớp 9 và lớp 10, học sinh đã biết cách áp dụng định lý Viét để tính giá
trị của một số biểu thức đơn giản. Tuy nhiên nếu bậc của biểu thức cao hoặc có
cấu tạo phức tạp (Chứa căn thức, phân thức bậc 2, …) thì việc vận dụng ngay
định lý Viét sẽ phức tạp, đôi lúc không thực hiện được.
- Ý tưởng của phương pháp này là khai thác đẳng thức 0
f x( ) 0 = một cách
khéo léo trong từng bài toán cụ thể làm đơn giản các phép tính toán (Hạ bậc, khai
căn, bẻ cong thành thẳng, biến đổi mẫu thức,…)
2. Lý do chọn đề tài.
- Tính giá trị của biểu thức chứa các nghiệm của phương trình là một bài
toán hay, khó và thường gặp trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10, tuyển sinh đại
học, cao đẳng và các kì thi học sinh giỏi. Đứng trước bài toán này, học sinh
thường lúng túng khi lựa chọn phương pháp. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa
ra một kĩ thuật đơn giản (đó là sử dụng đẳng thức 0
f x( ) 0 = ) nhưng có hiệu quả
khi giải quyết một lớp bài toán về tính giá trị của biểu thức chứa các nghiệm của
phương trình.
- Trong sách giáo khoa, sách bài tập và các tài liệu tham khảo, loại bài tập
này khá nhiều song chỉ dừng ở việc áp dụng định lý Viét (những bài tính giá trị
đơn giản), chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách tổng quát vấn đề này, đặc biệt
là vấn đề áp dụng tính chất nghiệm.
- Đa số học sinh đều ngại tính toán, chính vì vậy, khi dạy cho các em phần
này, các em đều hứng thú, có tác dụng phát triển tư duy cao. Nhiều học sinh còn
tự sáng tạo ra các bài toán.
1
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh giỏi
b) Phạm vi nghiên cứu: Các bài toán về tính giá trị của biểu thức chứa các
nghiệm của phương trình trong chương trình toán học phổ thông đã giảm
tải.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Khai thác tính chất nghiệm của phương trình làm đơn giản các phép tính
toán trên các nghiệm của nó.
- Phân loại các dạng toán liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Rèn luyện kỹ năng tính giá trị của biểu thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo
từ đó gây hứng thú cho người học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tập các bài toán liên quan đến đề tài từ các tài liệu, đề thi tuyển sinh
đại học, đề thi học sinh giỏi từ đó phân loại các dạng toán.
- Đề xuất các bài toán mới
- Thực nghiệm giảng dạy cho học sinh
6. Một số điểm mới của vấn đề nghiên cứu
- Đưa ra những kỹ thuật sử dụng tính chất nghiệm của phương trình trong
các dạng toán khác nhau.
- Hệ thống bài tập minh họa được sắp xếp một cách lôgic xuyên suốt vấn đề
nghiên cứu.
- Đề xuất những dạng toán mới.
2