Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm THPT rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của học
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
234.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1874

Sáng kiến kinh nghiệm THPT rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tên đề tài:

“RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO, TỰ HỌC, TỰ TÌM TÒI

NGHIÊN CỨU CỦA HỌC SINH QUA VIỆC HOÀN THÀNH BÀI TẬP VỀ

NHÀ PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM”

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................3

5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3

6. Giả thuyết khoa học......................................................................................3

7. Những đóng góp của đề tài............................................................................3

8. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4

8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.................................................................4

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................4

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4

Phần 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn......................................................................4

1. Cơ sở lí luận..................................................................................................4

2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................7

Phần 2. Áp dụng đề tài vào một số bài học cụ thể.............................................8

1. Các bước tiến hành để áp dụng đề tài vào một bài học..................................8

2. Giáo án thể nghiệm.......................................................................................9

Giáo án số 1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li (Lớp 11).......9

Giáo án số 2: Bài 5. Glucozơ (Lớp 12)...........................................................14

Giáo án số 3: Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hóa - khử (Lớp 10)...............16

Phần 3. Thực nghiệm sư phạm.....................................................................19

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................22

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................22

PHỤ LỤC...........................................................................................................24

0

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nền kinh

tế tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu

mới đối với giáo dục đào tạo trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Khoa học và công

nghệ đang phát triễn như vũ bão trên quy mô toàn cầu, tri thức nhân loại không ngừng

tăng lên. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tri thức và đào tạo

nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Để đáp ứng những đòi hỏi này của xã hội, giáo dục Việt Nam đã và đang tập trung

đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong

khu vực và trên thế giới. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ

chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là

từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận

dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện

thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang

dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và

phẩm chất cho học sinh.

Trong các loại kĩ năng cần hình thành cho học sinh, thì kĩ năng thực tế, kĩ năng

hợp tác rất quan trọng. Các môn khoa học tự nhiên như hóa học sẽ góp phần hình

thành kĩ năng này qua hoạt động nhóm và thực hành thí nghiệm. Tầm quan trọng của

giáo dục bậc phổ thông nói chung và thực hành thí nghiệm nói riêng cũng được hội

nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)

khẳng định “…Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,

truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,

vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích

học tập suốt đời…”

Những năm gần đây vấn đề thực hành thí nghiệm đã được đưa vào đề thi THPT quốc

gia. Đặc biệt năm 2019 có những câu thực hành rất khó. Để làm được các bài tập thực

nghiệm đó thì học sinh cần được tích lũy kiến thức về thực hành thí nghiệm của nhiều

năm trước đó – ngay từ lúc mới làm quen với hóa học. Sở GD và ĐT Hà Tĩnh cũng đã rất

quan tâm đến vấn đề thực hành thí nghiệm. Hai năm gần đây Sở đã tổ chức thi HSG phần

thực hành đối với các môn KHTN tại các trường phổ thông; nhằm mục đích kiểm tra cơ

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!