Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh
PHỤ LỤC
TT Kí hiệu trong văn bản Chú thích
1 THCS Trung học cơ sở
2 SGK Sách giáo khoa
3 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
4 HS Học sinh
5 GV Giáo viên
6 đvC Đơn vị cacbon
7 KHHH Kí hiệu hóa học
8 NTK Nguyên tử khối
9 PTK Phân tử khối
10 NXB Nhà xuất bản
11 CTHH Công thức hóa học
Năm học 2016 - 2017 1
SKKN: Phân dạng và định hướng giải các bài tập cơ bản trong chương I Hóa học lớp 8
nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh của đề tài:
Trong giai đoạn toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ cho học sinh, thì phương pháp
dạy học được xem là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ
chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy
học.
Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể hiện nay, để việc dạy học đạt
hiệu quả với các phương pháp dạy học mới đang được các nhà quản lý giáo dục
và giáo viên vận dụng linh hoạt vào trong chương trình giáo dục hiện hành. Ở
bậc THCS môn Hóa học là môn học mà các em được tiếp cận muộn nhất so với
các môn học khác, nhưng môn Hóa học lại có vai trò rất quan trọng trong học
tập cũng như thực tiễn cuộc sống. Chính vì lẽ đó người giáo viên dạy hóa học
lớp 8 phải làm sao để học sinh bước vào môn học một cách yêu thích, hứng thú
qua mỗi bài học đây là điều trăn trở và thôi thúc người giáo viên luôn tìm tòi đổi
mới và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả nhất đối với học
sinh.
II. Lí do chọn đề tài
Hoá học là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự
nhiên và xã hội khác. Cách tiếp cận với môn học đòi hỏi phải có tư duy (bao
gồm cả tư duy thực tế và tư duy trừu tượng). Cho nên sau khi học xong chương
trình lớp 7 các em mới có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức của môn học này.
Mặc dù là môn học mới, có nhiều kiến thức hay gắn liền với những hiện
tượng trong đời sống, có những tiết thực hành thí nghiệm lí thú nhưng đối với
hóa học lớp 8 nhiều bài lí thuyết. Nên học sinh say mê học môn hóa học ngay từ
lớp 8 chưa nhiều, có một bộ phận học sinh chán học môn hóa do không nắm
được kiến thức cơ bản không biết vận dụng lí thuyết vào giải bài tập, kĩ năng
giải bài tập của học sinh còn hạn chế, phần lớn học sinh khi giải bài tập thường
cảm thấy khó khăn lúng túng, bế tắc và lâu dần trở nên chán nản khi phải làm
bài tập hóa học.
Nguyên nhân chính là trong 1 tiết học chúng ta thường quan tâm nhiều đến
việc truyền đạt hết nội dung kiến thức lí thuyết, thời gian dành cho việc hướng
dẫn làm bài tập rất ít. Bài tập đưa ra khi có một số học sinh giải được là giáo
viên yêu cầu một em lên giải và nhận xét đúng sai, ít khi phân dạng và rút ra các
Năm học 2016 - 2017 2