Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2018- 2019
TÊN SÁNG KIẾN:
PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Giáo viên: 1. Lê Trâm Anh
2. Vũ Thị Yến
Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Ninh Bình, tháng 5 năm 2019
1
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2018 - 2019
I. Tên sáng kiến
Phản biện trong văn nghị luận.
II. Đồng tác giả sáng kiến
1. Vũ Thị Yến
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác : trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ Ngữ văn
Email: [email protected]
Số điện thoại: 01689445274
2. Lê Trâm Anh
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT chuyênLương Văn Tụy
Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Ngữ văn
Email: [email protected]
Số điện thoại: 0984961912
2
1. Giải pháp cũ thường làm
Trong phương pháp dạy truyền thống, phần lớn giáo viên thường nghiêng
về cách dạy truyền đạt một chiều, thày đọc trò chép, học sinh thụ động theo
những lối mòn của tư duy. Kết quả là không phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh. Học sinh ngày càng có xu hướng “không mặn mà” với môn
Văn, thiếu hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giờ học.
2. Giải pháp mới cải tiến
Trong dạy văn hiện nay, việc phát huy tư duy phản biện đã được chú
trọng.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và
đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm
làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Những nghiên cứu gần
đây cho thấy, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập
trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Ngày nay, nhiều nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới đã coi trọng tư duy phản biện trong dạy học. Ở Mĩ, người
ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học phát huy khả
năng phản biện. Hệ thống giáo dục Anh thì coi tư duy phản biện như một môn
học chính quy. Ở Việt Nam, trong thời đại công nghệ số và thế giới phẳng, khi
từng khắc từng giờ con người phải đối diện với sự bùng nổ thông tin, đôi khi là
nhiễu loạn thông tin, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy
phản biện cho học sinh, giúp các em có nhận thức đúng đắn và vững vàng hơn,
để lựa chọn phương hướng, hành động đúng đắn trong cuộc sống.
Phát huy khả năng phản biện của học sinh còn là một cách đề cao, coi
trọng tính dân chủ trong giáo dục. Theo John Dewey – nhà giáo dục Mĩ : nền
giáo dục biết coi trọng tính dân chủ là một nền giáo dục tiến bộ. Do đó, phát huy
khả năng phản biện của học sinh là một yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ trong giáo
dục. Đây cũng đã và đang là mong muốn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục.
3
Xu hướng đề thi THPTQG những năm gần đây, Bộ GD và ĐT có xu
hướng ra đề mới: Ở câu 4 phần đọc hiểu (thang điểm là 1,0) thường là câu hỏi:
“Suy nghĩ của anh chị…” về một vấn đề được nêu ra ở văn bản (đoạn trích đọc
hiểu ở trên). Đây là câu hỏi để học sinh có thể phát triển được tư duy phản biện.
Phương hướng đáp án có thể là: đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một
phần tùy theo quan điểm chính kiến của học sinh.
Đặc biệt, trong kì thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn cũng đánh giá
rất cao những bài học sinh thể hiện tư duy phản biện sắc sảo, đưa ra được dẫn
chứng và lý lẽ thuyết phục, để phản bác những quan điểm sai, thiếu căn cứ. Rõ
nhất là ở ý học sinh nêu ra được phản đề, đưa ra ý kiến trái ngược với vấn đề của
đề bài, thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Minh chứng rõ nét nhất là đề thi
HSGQG năm 2019, câu nghị luận văn học yêu cầu như sau: “Rồi đây, có thể
xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn
là độc quyền của con người"?Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày
quan điểm của mình. Rõ ràng để giải quyết được tốt đề bài trên, học sinh không
thể thiếu được tư duy phản biện.
Hơn nữa, “văn học là nhân học”, dạy chữ phải đi đôi với dạy người. Trong
mỗi giờ văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc giúp các em khám phá cái hay
cái đẹp của văn chương nghệ thuật; mà còn phải trau dồi cho học sinh những kỹ
năng cần thiết như kỹ năng tranh luận, giao tiếp, bộc lộ tư tưởng, tình cảm… Vì
vậy, việc vận dụng tư duy phản biện trong văn nghị luận là một phương pháp
hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy bên cạnh quá trình giúp học sinh
chiếm lĩnh kiến thức về các tác phẩm văn học, thì việc rèn kỹ năng làm bài cho
học sinh là một khâu then chốt quyết định chất lượng. Triết lý về con cá và cần
câu luôn luôn đúng đắn, giúp học sinh trở thành một chủ thể độc lập và sáng tạo.
Đây cũng chính là một trong những đích cần đạt tới của giáo dục Việt Nam hiện
nay. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh có ý nghĩa quan thiết.
4