Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,
MIỄN PHÍ
Số trang
37
Kích thước
7.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1545

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,

giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và

Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ

văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông nói chung và học sinh ở Trung học cơ

sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì

nhiêu. Người giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những

hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức.

Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý

nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh

cần phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt

khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn

học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ

môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách

giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn

kĩ năng làm văn cho học sinh.

I. Lí do chọn đề tài :

Đã từ lâu, tôi rất quan tâm đến kiểu bài Nghị luận trong chương trình Ngữ

văn. Đây là một kiểu bài khó trong chương trình Tập làm Văn của cấp Trung học

cơ sở. Tôi đã để tâm nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm rèn cho học sinh một số

kĩ năng để các em làm tốt hơn một bài văn nghị luận. Đặc biệt, trong năm học

này, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, năm học đầu tiên học

sinh được làm quen với kiểu bài nghị luận. Với học sinh lớp 7, tư duy lô-gic, tư

duy trừu tượng của các em còn non nớt, không muốn nói là còn hạn chế thì việc

học và làm văn nghị luận đối với các em là một việc vô cùng khó khăn. Với các

em, tôi đã rất băn khoăn trăn trở để tìm ra những cách khác nhau, trong đầu tôi

luôn đặt câu hỏi cho mình : Phải làm thế nào để giúp các em nắm được và thực

hành tốt được những kĩ năng của kiểu bài nghị luận, để các em có thể viết được

những bài văn nghị luận đạt yêu cầu ?

1.Cơ sở lí luận:

Con người muốn tồn tại trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng có yêu

cầu và cũng cần nhận thức về thế giới. Để nhận thức thế giới, con người không

chỉ dựa vào những hiểu biết do giác quan mang lại. Là động vật có tư duy, con

người còn biết các tri thức do giác quan mang lại mà phán đoán và suy luận để

nhận thức sâu hơn về thế giới. Dựa trên những phán đoán và suy luận chính xác,

con người đã phát hiện ra rất nhiều quy luật của tự nhiên và xã hội. Càng ngày

1

Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,

giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở

con người càng nắm chắc quy luật đó để làm chủ thế giới và cải tạo thế giới. Phán

đoán, suy luận – thao tác của tư duy nhận thức con người – là yêu cầu thường

xuyên và liên tục của tư duy nhận thức con người. Nhưng tư duy con người bao

giờ cũng gắn chặt với ngôn ngữ và tiến hành trên cơ sở ngôn ngữ. Do đó, văn

nghị luận cũng ra đời và phát triển theo yêu cầu nhận thức của con người.

Văn nghị luận có thể được xem là phương tiện giúp con người nhận thức

thế giới, nhận thức bằng tư duy lí tính, bằng trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nhận

thức con người ngày càng phát triển phong phú thì văn nghị luận cũng phát triển

phong phú và đa dạng.

Chúng ta thấy văn nghị luận trong những văn bản triết học xa xưa như

“Luận ngữ, Mạnh Tử” (Trung Quốc), trong những luận văn triết học của Hê-ra￾clit, A-ri-xtôt (Hi Lạp), chúng ta còn thấy văn nghị luận dưới dạng những tác

phẩm văn học như “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô đại cáo”

(Nguyễn Trãi)… Và chúng ta còn thấy văn nghị luận trong xã luận, bình luận trên

báo chí, trong các công trình nghiên cứu, phê bình văn học.

Như vậy, văn nghị luận đã hình thành cách chúng ta một khoảng thời gian

khá xa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng văn hóa nhân loại. Đến

ngày nay, văn nghị luận càng phát triển đến một tầm cao mới. Nó chính là một

thứ vũ khí khoa học, vũ khí tư tưởng vô cùng sắc bén có thể giúp con người nhận

thức đúng đắn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng giúp một phần không nhỏ

thúc đẩy mọi hoạt động thực tiễn của con người.

Chính vì vậy, văn nghị luận là một loại văn đã được đưa vào giảng dạy và

cũng trở thành một nội dung quan trọng trong việc dạy – học văn trong nhà

trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng, quan điểm về học thuật đòi

hỏi người học sinh phải tìm ra những hướng giải quyết và từ đó giúp cho các em

vận dụng tổng hợp các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn các kĩ

năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy lô-gic khoa học, nghĩa là có

phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các

sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó, các em được phát triển tư duy và hoàn

thiện nhân cách một cách toàn diện. Vì vậy, văn nghị luận ngày càng quan trọng

và chiếm một vai trò không nhỏ trong cuộc sống của con người.

Vậy nên hiểu về văn nghị luận như thế nào?

Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống

xã hội con người. Vì nó giúp cho con người rèn luyện năng lực tư duy biểu đạt

những quan điểm. những tư tưởng sâu sắc trong đời sống. Văn nghị luận thực

chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ, nhằm phát biểu những nhận định, tư

2

Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá,

giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở

tưởng, suy nghĩ, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận

phải có một khái niệm về một vấn đề, có quan điểm, chủ kiến, biết vận dụng khái

niệm, đồng thời biết tư duy lô-gic, biết vận dụng những thao tác phân tích, tổng

hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tư duy trừu tượng, có năng lực nghị luận là một

điều kiện để con người có thể thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

2. Cơ sở thực tiễn

a. Trong văn học trung đại :

- Có văn nghị luận cổ: được nhà vua Lí Thái Tổ sử dụng để ban “Chiếu dời đô”

(Thiên đô chiếu) với mục đích nêu lên một tư tưởng, một quan điểm lớn là chọn

nơi đóng đô để mưu toan nghiệp lớn, xây dựng một quốc gia độc lập, hùng

cường, tìm kế phát triển lâu bền cho nhân dân, xã tắc.

- Tiếp đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết bài văn nghị luận “Hịch

tướng sĩ” đúng lúc Tổ quốc bị lâm nguy trước nạn ngoại xâm của đế chế Mông

Nguyên vào thế kỉ XIII để khích lệ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc; để các

tướng sĩ đồng tâm hiệp lực đứng dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm.

- Rồi nữa, đến thế kỉ XV, sau khi Lê Lợi quét sạch không còn bóng dáng một tên

giặc Minh nào trên đất nước ta thì Nguyễn Trãi đã thay mặt ông viết bài văn nghị

luận “Bình Ngô đại cáo” (Cáo Bình Ngô) để tổng kết toàn bộ thắng lợi ấy và

tuyên bố nền độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt – một dân tộc có chủ quyền.

b. Trong văn học hiện đại :

- Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám – năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh viết

văn bản nghị luận “Tuyên ngôn độc lập” để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa.

- Khi nói về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh viết

văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 – tập II).

- Khi muốn bàn về sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt ta, nhà phê bình văn

học Đặng Thai Mai đã tôn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt bằng văn bản nghị luận “Sự

giàu đẹp của tiếng Việt” (Ngữ văn 7, tập II).

- Khi muốn bàn về sự vô giá của sách và tầm quan trọng của việc đọc sách đối

với đời sống con người và các phương pháp đọc sách để tích lũy kiến thức để

nâng cao tầm hiểu biết, nhà mĩ học, lí luận văn học Trung Quốc – Chu Quang

Tiềm đã dùng văn bản nghị luận “Bàn về đọc sách” (Ngữ văn 9 – tập II).

- Ngoài ra, trong cuộc sống, còn vô cùng nhiều những văn bản khác được viết

bằng phương thức nghị luận với mục đích trình bày những tư tưởng, quan điểm tư

duy trước thực tiễn cuộc sống xã hội của con người. Cho nên văn nghị luận là

một kiểu văn bản có một vị trí vô cùng quan trọng trong thực tế đời sống xã hội

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!