Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học chương 4, phần 2.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Sáng kiến: Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học chương 4, phần 2. Tạo lập
doanh nghiệp
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh, nền kinh tế với xu thế hội nhập, thực trạng thanh niên rất
khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh rất quan
trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng dạy và học, đi đôi với việc nâng cao chất lượng nội
dung sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu hết sức
cần thiết.
Giới thiệu kiến thức kinh doanh vào trường học là cơ sở để giúp các em có
thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai, tìm kiếm việc làm hoặc kích thích
các em thành lập doanh nghiệp riêng cho mình.
Xuất phát từ thực tiễn dạy và học tại trường trung học phổ thông Lê Qúy
Đôn tỉnh Quảng Ngãi, xuất phát từ việc dạy học môn Công Nghệ lớp 10, tôi
nhận thấy:
Thứ nhất: Với suy nghĩ của Học sinh, môn Công Nghệ là môn phụ, các em
học theo cách đối phó với thầy cô.
Thứ 2: Hầu hết Giáo viên dạy môn Công Nghệ lớp 10 là Giáo viên được
đào tạo chuyên ngành Sinh học, không được học chuyên sâu vào môn Công
nghệ nên một số kiến thức còn thiếu sót. Mặt khác, môn Công Nghệ 10, đặt biệt
là phần Tạo lập doanh nghiệp rất ít tài liệu tham khảo, chỉ có tài liệu chuẩn kiến
thức kỹ năng và sách giáo viên.
Với mong muốn của bản thân, mỗi tiết học mang lại niềm vui, sự hứng thú
cho các em, giúp các em yêu thích môn Công nghệ hơn. Tôi đã trăn trở tìm ra
một số biện pháp nhằm tăng cường sự hứng thú của các em đối với môn Công
nghệ 10, đặt biệt là phần Tạo lập doanh nghiệp. Năm học vừa qua tôi đã thực
hiện và đối chứng thì thấy kết quả khả quan, có nhiều Học sinh rất hứng thú,
chất lượng tiết học được cải thiện. Vì vậy, trong năm học 2018-2019, tôi mạnh
dạn đưa ra Sáng kiến “Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học
chương 4, phần 2. Tạo lập doanh nghiệp” nhưng còn nhiều hạn chế về thời gian
nên tôi chỉ gói gọn tập trung áp dụng vào chương 4, phần 2 Tạo lập doanh
nghiệp- Công nghệ 10, nhằm mục đích trao đổi cùng các thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp về một số phương pháp mà tôi đã áp dụng tại ngôi trường tôi đang công
tác với hy vọng Sáng kiến được bổ sung, hoàn thiện và được nhân rộng.
Người thực hiện: Võ Thị Thúy Hằng – Trường THPT Lê Quý Đôn Trang 1
Sáng kiến: Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học chương 4, phần 2. Tạo lập
doanh nghiệp
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Thời gian thực hiện:
Từ 9/2018 đến tháng 5/2019.
2. Đánh giá thực trạng:
Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn có 11 lớp 10 với khoảng 440 Học
sinh. Tất cả các lớp đều học chương trình cơ bản. Hầu hết các em đều xem nhẹ
môn Công nghệ, học theo kiểu đối phó với thầy cô, không có hứng thú, yêu
thích môn học này.
Từ thực trạng trên tôi làm 1 cuộc khảo sát nhỏ trên 4 lớp: 10C8, 10C9,
10C10, 10C11 bằng phiếu điều tra về mức độ hứng thú đối với môn học. Nội
dung này tôi thực hiện trong 2 tuần trong năm học 2017-2018 với 4 mức độ:
không hứng thú, bình thường, hứng thú và rất hứng thú. Sau khi thu thập số liệu
và xử lí tôi đã có được bảng số liệu sau:
Lớp SS
Không hứng thú Bình thường Hứng thú Rất hứng thú
SL % SL % SL % S
L
%
10C8 38 18 47,4% 18 47,4% 2 5,2% 0 0%
10C9 40 20 50% 18 45% 2 5% 0 0%
10C10 42 16 38,1% 20 47,6% 6 14,3% 0 0%
10C11 40 17 42,5% 18 45% 5 12,5% 0 0%
Như vậy qua bảng khảo sát ta thấy: Số lượng Học sinh không hứng thú với
môn học chiếm tỉ lệ rất cao, không có Học sinh nào rất hứng thú với môn Công
nghệ.
Trước thực trạng đó, là một Giáo viên yêu nghề, tôi muốn cho Học sinh của
mình có sự yêu thích, hứng thú với môn học, tôi đã tìm ra một số phương pháp
dạy học tích cực để giúp cho các em yêu thích môn học này hơn và đạt kết quả
tốt hơn.
Người thực hiện: Võ Thị Thúy Hằng – Trường THPT Lê Quý Đôn Trang 2