Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số minh hoạ Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Toán THPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SKKN: Một số ví dụ minh hoạ sử dụng sơ đồ dạy học trong môn toán THPT
I. Đặt vấn đề
Thực tế giảng dạy cho thấy môn Toán học trong trường phổ thông là
một trong những môn học khó, phần lớn các em học môn Toán rất yếu đặc
biệt là hình học không gian, nếu không có những bài giảng và phương pháp
dạy phù hợp đối với thế hệ học sinh thì dễ làm cho học sinh thụ động trong
việc tiếp thu, cảm nhận. Nhiều học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, học
vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng nhanh quên. Nhiều học sinh còn
chưa xác định kiến thức trọng tâm, không nắm được sự nổi bật của bài học
hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho
mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng
một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò vẫn còn
nhiều. Do đó phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người
cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, còn học sinh không chủ động trong
quá trình lĩnh hội tri thức-kiến thức.
Xuất phát từ mục đích dạy - học phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh nhằm giúp các em xây dựng các kiến thức, kỹ năng, thái độ
học tập cần thiết, kỹ năng tư duy, tổng kết, hệ thống lại những kiến thức, vấn
đề cơ bản vừa mới lĩnh hội giúp các em củng cố bước đầu, khắc sâu trọng tâm
bài học, thì sơ đồ tư duy, sơ đồ khối là một biểu đồ được sử dụng để thể hiện
từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ hay các mục được liên kết và sắp xếp tỏa tròn
quanh từ khóa hay ý trung tâm.
Một trong các biện pháp khắc phục có hiệu quả cao là việc sử dụng các mô
hình, các sơ đồ minh họa một cách trực quan. Từ đó, tôi đã mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “Một số minh hoạ Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Toán
THPT” và đã ứng dụng thực tế đề tài này tại trường THPT Vũ Duy Thanh.
Với mong muốn thay đổi cách giảng dạy truyền thụ tri thức một chiều sang
cách tiếp cận kiến tạo kiến thức và suy nghĩ. Ý tưởng là “sơ đồ” được xây
dựng theo quá trình từng bước khi người dạy và người học tương tác với
Giáo viên: Trần Văn Huy 1 Trường THPT Vũ Duy Thanh
SKKN: Một số ví dụ minh hoạ sử dụng sơ đồ dạy học trong môn toán THPT
nhau. Vì đây là một hoạt động vừa mang tính phân tích vừa mang tính nghệ
thuật nó làm cho học sinh gợi nhớ các kiến thức vừa mới học hoặc đã được
học từ trước. Để thực hiện được điều như trên, bản thân tôi xác định phải luôn
bám sát các nguồn tư liệu như: chuẩn kiến thức, kĩ năng; sách giáo khoa; sách
giáo viên và các sách tham khảo khác. Ngoài ra còn luôn chuẩn bị một hệ
thống câu hỏi và bài tập dựa trên mục tiêu của từng bài, từng chương cụ thể,
giúp học sinh định hướng và nắm được kiến thức trọng tâm bài học. Thông
qua đó học sinh nắm vững kiến thức cũ, lĩnh hội kiến thức mới nhanh hơn.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu việc vận dụng sơ đồ trong việc
giảng dạy nói chung và cụ thể trong bộ môn Toán chương trình THPT. Mục
tiêu nhằm giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách đơn giản trực quan nhất,
giúp học sinh biết khắc sâu kiến thức trọng tâm, biết liên tưởng kiến thức và
giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tốt nhất.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bài dạy môn Toán cho học sinh THPT.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu và sưu tầm các cơ sở lí luận về hiệu quả của việc
sử dụng sơ đồ kiến thức.
Tìm các phần kiến thức nào, các hoạt động dạy học nào có thể áp dụng
sơ đồ trong giảng dạy. Áp dụng thực tế trong tiết học. Điều tra phân tích hiệu
quả.
Giáo viên: Trần Văn Huy 2 Trường THPT Vũ Duy Thanh
SKKN: Một số ví dụ minh hoạ sử dụng sơ đồ dạy học trong môn toán THPT
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận
Sơ đồ khối, sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là
hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa
một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng
thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt
đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí,
có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng
màu sắc, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người
có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ theo một cách riêng, do đó việc lập sơ
đồ phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Sơ đồ dạy học chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên
tưởng, các hướng phân tích. Có thể vận dụng sơ đồ vào hỗ trợ dạy học kiến
thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức
sau mỗi chương, mỗi học kì...
Sơ đồ dạy học giúp học sinh học có được phương pháp học tập chủ động, tích
cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh vẽ sơ đồ có ưu điểm
là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát huy khả năng phân tích giả
thiết tìm lời giải, các em tự “ sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ thể hiện rõ cách
hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh.
Sơ đồ dạy học đặc biệt là sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép rất hiệu quả. Do
đặc điểm của sơ đồ tư duy nên người thiết kế sơ đồ tư duy phải chọn lọc
thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic. Vì
vậy, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép
hiệu quả.
Giáo viên: Trần Văn Huy 3 Trường THPT Vũ Duy Thanh