Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰMTẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
766.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1636

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰMTẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

Tôi là: Đinh Thị Thanh Huyền

Sinh ngày: 08/11/1977

Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Me

Chức vụ: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Toán

1.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng.

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰMTẠO HỨNG THÚ VÀ

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH THCS”.

Lĩnh vực áp dụng

Sáng kiến áp dụng trong việc giảng dạy môn Toán cho học sinh cấp Trung học

cơ sở.

Vấn đề mà sáng kiến giải quyết đó là sử dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú

và nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh Trung học cơ sở.

2. Nội dung.

a. Giải pháp cũ thường làm

a.1. Nội dung giải pháp cũ thường làm:

Chương trình Toán THCS hiện nay theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng của

Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy đã có giảm tải song nhìn chung để học tốt môn Toán vẫn

là điều khó khăn đối với nhiều học sinh. Một bộ phận học sinh vẫn cho rằng môn

Toán là một môn “khô khan” không tạo được nhiều hứng thú, say mê cho các em, các

bài tập trong sách giáo khoa dạng trò chơi học tập vẫn còn ít và hình thức chưa phong phú.

Giáo viên khi giảng dạy thường rất trung thành với nội dung có trong sách giáo

khoa, chỉ đơn thuần hướng dẫn học sinh làm các bài toán dạng trò chơi đã có sẵn trong

sách giáo khoa mà chưa biết cách sáng tạo thêm trò chơi. Đặc biệt cũng chưa biết cách tổ

chức trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học.

Việc vận dụng các phương pháp dạy học đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt,

nhiều tiết học chưa tạo ra được sự lôi cuốn hấp dẫn trong giờ học, việc tổ chức các

hoạt động học tập của học sinh có khi còn mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả dạy

học chưa được như mong muốn.

a.2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp cũ

* Ưu điểm:

Giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, thời gian dạy trên lớp.

Học sinh được quan sát trực tiếp giáo viên làm trên bảng.

* Nhược điểm:

Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hứng thú với việc học tập bộ môn Toán,

biểu hiện qua việc:

Học tập một cách thụ động, thiếu phương pháp và động cơ học tập, chưa tích

cực, chủ động tham gia vào quá trình tự tìm tòi lĩnh hội kiến thức;

Rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng;

Mất tập trung thậm chí làm việc riêng hoặc ngồi lì trong giờ học;

Không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị bài mới, thiếu đô dùng học tập;

Không hồ hởi, hay căng thẳng, lo lắng khi đến giờ học, thấy học Toán là một

gánh nặng, có cảm giác sợ giờ Toán thậm chí dẫn đến hiện tượng nghỉ học với lí do

không chính đáng.

* Trước khi áp dụng sáng kiến tỉ lệ học sinh không mấy hứng thú với việc học

tập môn Toán là khá cao trên 50% ở tất cả các khối lớp, trong đó có đến 20,5% học

sinh của cả trường không thích học Toán điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

dạy học môn Toán tại đơn vị.

Có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó: do kiến thức tiền đề của

các em ở các lớp dưới không tốt (mất gốc) chiếm 29,1%; ham chơi, chưa quyết tâm

kiên trì học tập chiếm 19%; kiến thức môn Toán khó, khô khan và kém hấp dẫn chiếm

31,5% ; hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội tác động chiếm 5%; giáo viên dạy khó

hiểu chiếm 16,8%; các nguyên nhân khác chiếm 3,6%.

Thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến các em chưa hứng thú với việc học tập

môn Toán chủ yếu là do các em bị mất gốc và thấy kiến thức môn học khó và khô

khan kém hấp dẫn (chiếm 61,6%).

Từ thực trạng nói trên dẫn đến chất lượng học tập môn Toán còn thấp, kết quả

chất lượng môn Toán hai năm học gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi Toán là khá

khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 25%), trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu môn Toán khá cao

so với mặt bằng chung chất lượng của toàn huyện.

b. Giải pháp mới cải tiến

b.1. Giải pháp 1: Hiểu được phương pháp trò chơi trong học tập

b.1.1. Hứng thú và kết quả học tập của học sinh

Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai

trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói

riêng, hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng

hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc ở mỗi

người. Trong họat động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh khám

phá tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học tập học sinh sẽ tập

trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và

chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy

sẽ tích cực hơn, óc tưởng tượng sẽ phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say

sưa trong quá trình tìm đến với tri thức, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào

giải các bài tập một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Nhờ đó mà kết quả học tập của các

em sẽ ngày càng nâng cao, năng lực từng bước được hình thành, phát triển một cách

tích cực.

b.1.2. Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học

Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình

hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.

Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò

chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi,

luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.

Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến

thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh

khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận

dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do đó học sinh

được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong

trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.

Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh THCS, có thể nói nó quan trọng

như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và

tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức

tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi

thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ,

bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình.Vì tập thể mà

các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm

trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã

tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú

ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh

tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức

đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.

Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử

dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn

hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương

pháp giáo dục học sinh.

b.1.3. Đặc điểm của phương pháp trò chơi trong học tập

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho người học tìm hiểu một vấn

đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ,

những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động

được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc

điểm sau:

- Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc

một bài học cụ thể.

- Trò chơi học tập thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định

của một giờ học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!