Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Kết quả thực hiện giải pháp tác nghiệp
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÁY TÍNH CẦM TAY MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện:
ThS. TRẦN VÕ TRINH
Năm học 2018 - 2019
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 21 tháng 02 năm 2019
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện giải pháp tác nghiệp
I- Sơ lược lý lịch tác giả.
- Họ và tên: TRẦN VÕ TRINH Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 16/07/1984.
- Nơi thường trú: ấp Thị 1, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: trường THPT Châu Văn Liêm.
- Chức vụ hiện nay: tổ phó chuyên môn.
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Hóa học.
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy.
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị.
1. Thuận lợi.
- Bản thân có thâm niên nhiều năm công tác nên đã tích lũy kinh nghiệm đáp
ứng công việc dạy học cũng như đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới
giáo dục.
- Trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin ngày càng được trang bị đầy đủ
hơn nên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể, hội phụ huynh học sinh quan tâm đến
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
- Tổ chuyên môn tạo điều kiện cũng như hỗ trợ về các mặt nhằm phát hiện và
bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi máy tính cầm tay đạt hiệu quả cao.
2. Khó khăn.
Một số học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học bồi dưỡng học sinh giỏi
đặc biệt là học sinh giỏi máy tính cầm tay do nội dung và hình thức chưa đồng nhất
với kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho nên học sinh chưa có nhiều động lực và
quyết tâm trong việc học bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay.
2
* Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi máy tính cầm tay môn hoá học ở trường THPT.
* Lĩnh vực: Giải pháp tác nghiệp.
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.
1.1. Thực trạng dạy học nói chung.
Thứ nhất, nội dung dạy học còn nhiều, chương trình còn dàn trải nhiều môn học
vì lẽ đó chưa thúc đẩy được việc học sinh tự phát huy năng lực của bản thân, vì lẽ đó
cho nên việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhận thức còn gặp nhiều khó
khăn.
Thứ hai, phương pháp dạy học đôi khi vẫn còn lạc hậu. Vẫn còn một bộ phận
giáo viên truyền đạt theo hướng thụ động chưa chú trọng đến năng lực tính toán.
Thứ ba, việc áp dụng máy tính vào trong dạy học đặc biệt chưa phát huy đầy đủ
các chức năng của máy tính để giúp cho việc dạy học hiệu quả hơn.
1.2. Thực trạng đối với dạy học hóa học.
Kiến thức hóa học nhiều, dàn trải mang nặng tính hàn lâm lại đi sâu vào một số
vấn đề chuyên môn nên gây khó khăn cho cả người dạy lẫn người học. Nhiều nội dung
chỉ mang nặng tính lý thuyết mà ít có các bài tập vận dụng.
Việc áp dụng máy tính vào việc giải các bài tập hoá học đôi khi còn hạn chế, học
sinh chưa nhận thức cụ thể việc khai thác các chức năng máy tính nhằm áp dụng vào
việc tính toán ở các bài tập hoá học.
Những năm gần đây đề thi THPT quốc gia có những câu hỏi vận dụng ở mức độ
cao đòi hỏi người học cần có kỹ năng cần thiết của việc sử dụng máy tính để thực hiện
các bài tập dạng này.
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tính toán
của học sinh còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đổi mới trong việc hình thành các năng
lực của học sinh. Quá trình hình thành năng lực nghiên cứu các kiến thức về hoá học
cho học sinh còn chưa được áp dụng một cách thường xuyên do hạn chế về thời gian.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.
Bài thi học sinh giỏi máy tính cầm tay đòi hỏi học sinh cần phải biết vận dụng
những kiến thức hóa học kết hợp với việc tính toán các thông số nhằm giải quyết các
vấn đề của hóa học. Việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay đòi hỏi người
3
giáo viên phải tìm tòi các phương pháp, cách thức phù hợp để giúp học sinh tiếp cận
các vấn đề hóa học theo hướng vận dụng các hình thức tính toán.
Trong những năm gần đây sự thay đổi của các phương pháp kiểm tra, đánh giá
mà đặc biệt là sự thay đổi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo hướng phân
hóa ở các bài tập với mức độ vận dụng cao cho nên việc giúp học sinh sử dụng máy
tính cầm tay giải quyết nhanh bài toán hóa học ngày càng trở nên quan trong hơn. Vì
những lý do trên tôi nhận thấy cần thiết áp dụng sáng kiến “Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay môn hoá học ở
trường THPT”.
3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tiến trình thực hiện.
Ngay từ khi có văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục và của trường, được sự phân
công của tổ chuyên môn tôi đã tiến hành chọn các học sinh có đủ điều kiện và có học
lực giỏi để bồi dưỡng. Trong quá trình bồi dưỡng tôi đã tiến hành nghiên cứu các dạng
bài tập tính toán, các đề thi từ các năm học trước để có các định hướng cũng như biên
soạn các tài liệu cụ thể để giảng dạy.
Trong dạy học tôi chú ý phát huy năng lực tự học, tự khám phá của các em trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành ở các em năng lực tự khám phá, tìm tòi, sáng
tạo trong các cách thức hoạt động. Tôi chú trọng bồi dưỡng phương pháp, cách thức
giải từng bài toán theo các dạng toán cụ thể để học sinh có thể áp dụng một cách thích
hợp vào quá trình giải quyết vấn đề sao cho đạt hiệu quả cao. Sau khi truyền đạt các
phương pháp giải quyết vấn đề tôi tiến hành cho học sinh giải các đề thi mẫu từ đó
hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề, trình bày bài giải và thể hiện kết quả sao
cho đạt điểm cao nhất. Trước khi học sinh bước vào kỳ thi tôi chuẩn bị cho các em tâm
lý thật vững vàng để không bỡ ngỡ với các dạng bài tập tính toán cũng như có tính
sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề theo hướng tốt nhất.
3.2. Thời gian thực hiện.
Đề tài được áp dụng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay năm
học 2017 – 2018, được thực hiện bồi dưỡng đối với 02 học sinh lớp 12 năm học 2017 -
2108: em Phạm Ngọc Dự lớp 12A2 và em Nguyễn Thị Phương Thảo lớp 12A4.
3.3. Biện pháp tổ chức.
3.3.1. Chọn và thành lập đội tuyển.
4
Khi có kế hoạch tôi tiến hành cho học sinh đăng ký trên tinh thần tự nguyện với
điều kiện học lực giỏi và hạnh kiểm tốt (theo kế hoạch đã ban hành). Trên cơ sở số
lượng học sinh đăng ký, qua quá trình bồi dưỡng tiến hành cho học sinh thi sơ tuyển
để chọn đội tuyển gồm 02 em học sinh dự thi cấp tỉnh. Kết quả đã chọn được 02 học
sinh để đăng ký dự thi cấp tỉnh gồm em Phạm Ngọc Dự lớp 12A2 và em Nguyễn Thị
Phương Thảo lớp 12A4.
3.3.2. Xây dựng kế hoạch.
Ngay từ khi nhận kế hoạch của nhà trường và được sự phân công của tổ chuyên
môn tôi tiến hành xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng học sinh với chỉ tiêu có ít nhất 01
giải cấp tỉnh. Kế hoạch bồi dưỡng được chia thành 02 phần chính với thời lượng 30
tiết giảng dạy (theo kế hoạch nhà trường) gồm: các dạng bài tập tính toán của hoá học
(hoá vô cơ, vô cơ; hoá hữu cơ) và giải các đề thi tham khảo. Trên cơ sở định hướng
của kế hoạch tôi định hướng thời gian thích hợp để bồi dưỡng học sinh theo các tài
liệu đã chuẩn bị.
3.3.3. Nội dung bồi dưỡng.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học tôi đã thấy rằng cần xây dựng đề tài “Một
số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm
tay môn hoá học ở trường THPT” sẽ khơi dậy niềm đam mê, hứng thú trong học tập;
giúp học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa của hóa học. Để thực hiện được vấn đề này
người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Chính vì lẽ đó tôi đã tiến hành xây dựng những giải pháp nhằm bồi dưỡng học
sinh đạt hiệu quả trong kỳ thi học sinh giỏi máy tính cầm tay. Giải pháp được thực
hiện thành 02 phần: phần thứ nhất các dạng bài tập tính toán cụ thể để bồi dưỡng học
sinh dự thi máy tính cầm tay; phần thứ hai một số đề thi thử để học sinh trải nghiệm.
3.3.3.1. Các dạng toán bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay.
Dạng 1: Bài tập về cấu tạo nguyên tử.
Bài 1. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố M và
X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa
, trong phân tử của hợp chất
đó có tổng số proton của các nguyên tử bằng 77.
a/ Hãy cho biết 4 số lượng tử ứng với electron cuối của M và X.
b/ Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
5
c/ Xác định công thức phân tử của MXa
.
Hướng dẫn giải
a) Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tử X là Z, N, E theo đầu bài ta có :
Z + N + E = 52 (Vì nguyên tử trung hòa điện Z = E)
2Z + N = 52 N = 52 – 2Z
Đối với các nguyên tố bền (trừ hidro) : Z < N < 1,52 Z Z < 52 – 2Z < 1,52 Z
3Z < 52 < 3,52Z
3
52 Z
3,52
52
14,77 < Z < 17,33
Vậy Z có ba giá trị : 15 ; 16 và 17.
Z = 15 N = 22 ; tỷ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47
Z = 16 N = 20 ; tỷ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25
Z = 17 N = 18 ; tỷ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06
X thuộc chu kỳ 3, các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có tỷ lệ : N : Z < 1,22 . Vậy
chọn Z = 17, X là Clo.
Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tử M là Z‟, N‟, E‟ theo đầu bài ta có :
2Z‟ + N‟ = 82 N‟ = 82 – 2Z
3Z‟ < 82 < 3,52Z‟
Theo đầu bài : Z‟ = 77 – 17a
3
82 77 17a
3,52
82
2,92 < a < 3,16 , a nguyên do đó chọn a = 3
Z‟ = 77 – 17.3 = 26. Vậy M là Fe.
Vậy cấu hình electron của Clo : 1s2
2s2
2p6
3s2
3p5
⇅ ⇅ ⇅ ↑
* Bốn số lượng tử e chót của Clo là : n = 3 ; l = 1 ; m = 0 ; s = -1/2
* Vị trí của clo trong BTH : - Chu kỳ 3 ; phân nhóm chính nhóm VII
Vậy cấu hình electron của Fe : 1s2
2s2
2p6
3s2
3p6
3d6
4s2
⇅ ↑ ↑ ↑ ↑ ⇅
* Bốn số lượng tử e cuối của Fe là : n = 3 ; l = 2 ; m = -2 ; s = -1/2
* Vị trí của Fe trong BTH : - Chu kỳ 4 ; phân nhóm phụ nhóm VIII
c) Công thức phân tử là : FeCl3
6
Bài 2: Hợp chất A tạo bởi 2 ion M2+ và
XOm
. Tổng số hạt electron trong A là 91.
trong ion
XOm
có 32 electron. Biết trong M có số nơtron nhiều hơn số proton là 6 hạt.
X thuộc chu kỳ 2 và có số nơtron bằng số proton.
Xác định công thức phân tử của A.
Hướng dẫn giải
A: M(XOm)2
ZM + 2ZX + 16m = 91 (1)
ZX + 8m = 31 (2)
(1)(2) ZM = 29
mà NM=29 + 6 = 35
Vậy M là Cu
Do X Chu kỳ 2: 3 ZX 10 (3)
(2), (3) 3 31 – 8m 10 2, m 3,
m = 3 ZX=7=NX
AX = 7+7 = 14 X là N
Vậy CTPT A: Cu(NO3)2
Bài 3: Hợp chất A có công thức là MXx trong đó M chiếm 46,67% về khối
lượng. M là một kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có N – Z = 4
và của X có N‟ = Z‟. Tổng số proton trong MXx là 58.
Xác định công thức phân tử của A.
Hướng dẫn giải
M = Z + N = N – 4 + N = 2N – 4
Khối lượng nhóm xX = x (Z‟ + N‟) = 2Z‟x
% X = 100% - 46,67% = 53,33%
(1)
Z + xZ‟ = 58
xZ‟ = 58 – Z = 58 – (N – 4) = 62 – N (2)
Thế (2) vào (1) => N = 30 Z = 30 – 4 = 26 (Fe)
(2) => Z‟ =
0,875
53,33
46,67
2 '
2 4
Z x
N
0,875
2(62 )
2 4
N
N
x x
62 30 32
AM= 29 + 35 = 64
7
x 1 2 3 4
Z‟ 32 16 10,7 8
Vì X thuộc chu kì 3, nên chọn Z‟ = 16=> X là lưu huỳnh
CTPT của A : ..... FeS2
Bài 4. A được tạo thành từ Cation X+
và Anion Y-
. Phân tử A chứa 9 nguyên tử
gồm 3 nguyên tố phi kim. Tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2 : 3 : 4. Tổng số
proton trong A là 42 và trong Ychứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm
chính liên tiếp.
a) Viết công thức phân tử, công thức e, công thức cấu tạo và gọi tên A.
b) Cho 2,5 g X (A + tạp chất) trộn với (Al, Zn) dư rồi nung nóng với NaOH dư
khí thoát ra cho hoàn toàn vào 100 ml H2SO4 0,15M. Trung hoà H2SO4 dư cần 35 ml
NaOH 0,1M. Viết phương trình, tính khối lượng A trong X.
Hướng dẫn giải
a) Số proton trung bình của 3 nguyên tố :
4,67
9
42 Z
Có một nguyên tố phi kim có Z < 4,67 nguyên tố H
2 phi kim còn lại trong Y ở một chu kì và 2 phân nhóm chính liên liếp nên
số proton tương ứng là (Z) và (Z + 1).
Xét 3 trường hợp:
1. A có 2 nguyên tử H: 2 + 3Z + 4(Z+1) = 42
Z = 5,14 loại
2 + 3(Z+1) + 4Z = 42
2. A có 3 nguyên tử H: 3 + 2Z + 4(Z+1) = 42 Z= 5,8 loại
3 + 2(Z+1) + 4Z = 42 Z= 6,17 loại
3. A có 4 nguyên tử H 4 + 2(Z+1) + 3Z = 42 Z = 7,2 loại
4 + 2Z + 3(Z+1) = 42 Z = 7
Và (Z +1) = 8 Đó là nguyên tố 7N và 8O.
Công thức phân tử A: H4N2O3 hay NH4NO3 (AmoniNitrat).
Công thức cấu tạo A:
H + O -
HNH ON
H O
b) Phương trình phản ứng có thể xảy ra