Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy bài vẽ tranh “Đề tài mẹ của em” (Mĩ thuật 6)
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
727.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1466

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy bài vẽ tranh “Đề tài mẹ của em” (Mĩ thuật 6)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới giáo dục được đề ra và luôn được

sự quan tâm của các cấp, các ngành, vì đây là một vấn đề then chốt để nâng cao

chất lượng dạy và học nhằm phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện về :

Đức - Trí - Thể - Mĩ. Để đổi mới giáo dục thì quá trinh dạy học môn Mĩ thuật

cũng phải có sự thay đổi cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học

của học sinh tức là chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học tích

cực của học sinh . Theo tôi để giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động

trong học tập đòi hỏi người giáo viên ngoài vốn kiến thức cơ bản phục vụ cho bài

dạy của mình cần có kiến thức toàn diện ở những môn có sự liên quan chặt chẽ đến

môn Mĩ thuật như Âm nhạc, Ngữ văn, Giáo dục công dân…để làm cho giờ dạy trở

nên sinh động hấp dẫn và từ đó tào ra hứng thú học tập cho các em. Qúa trình ấy

chính là quá trình vận dụng phương pháp dạy theo hướng tích hợp liên môn.ần phải

tiến hành đồng bộ từ khâu soạn giảng đến lên lớp và đặc biệt đó là sự kết hợp kiến

thức xuyên suốt liền mạch giữa các môn học với nhau, nhằm tạo sự liên kết mạch

lạc củng cố hỗ trợ cho nhau.

Mục đích môn Mĩ Thuật đó là góp phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm

mĩ cho học sinh, từ giáo dục thẩm mĩ hình thành nên tình cảm, cảm xúc tốt đẹp của

bản thân đối với thiên nhiên, con người, sự vật xung quanh …từ đó nhận thức được

cái đẹp và biết quý trọng những giá trị của cuộc sống.

Một bài vẽ đẹp là một bài vẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về bố cuc, nội

dung, hình vẽ, màu sắc và đặc biệt là cảm xúc của người vẽ chính là cái hồn của

bức tranh. Đối với bài vẽ của học sinh, các em có thể vẽ hoàn thành được theo yêu

cầu về bố cục, về hình, về màu nhưng nhìn chung trong tranh lại thiếu cảm xúc,

tình cảm của người vẽ. Do đó dạy học theo hướng tích hợp liên môn giúp khơi gợi

cảm xúc, tình yêu, tình cảm của học sinh.

Đặc biệt trong chương trình Mĩ thuật lớp 6 bài vẽ tranh về “Đề tài mẹ của

em” có nội dung rất gần gũi với các em, cũng như liên quan đến một số môn học

khác như Âm nhạc, Giáo dục công dân, Ngữ văn. Thông qua bài học, học sinh

không những biết cách vẽ tranh về mẹ mà còn cảm nhận và khắc ghi tình cảm, công

lao của mẹ, hình thành nên lòng biết ơn và thấu hiểu những vất vả của mẹ. Với bài

học này học sinh không những biết cách vận dụng những kiến thức của môn học

khác vào môn học Mĩ thuật mà còn biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào

các môn học khác.

Xuất phát từ những mục đích trên, trong quá trình giảng dạy bài “Đề tài mẹ

của em” tôi đã vận dụng một số kiến thức liên môn và đã có được một số kết quả

khả quan. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: Một số kinh

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!