Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 56 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1034

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ 56 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình

Tôi ghi tên dưới đây:

TT Họ và tên Ngày tháng

năm sinh

Nơi công

tác Chức vụ Trình độ

chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng

góp vào việc

tạo ra sáng kiến

1 Vũ Thị Mận 20/7/1966 Mầm non

Ninh vân HT ĐH 100

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số kinh

nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân”.

Lĩnh vực áp dụng: Trong Trường Mầm non Ninh Vân và trong các Trường

Mầm non trong huyện Hoa Lư.

2. Nội dung

2.1 Giải pháp cũ thường làm:

2.1.1. Dạy trẻ biết phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra:

- Nhằm giúp trẻ nhận thức được tình huống xảy ra hoả hoạn. Tôi đưa ra

được một số nguyên nhân gây cháy ở trong trường: Có rất nhiều nguyên

nhân khác nhau như do cháy lan từ nơi khác đến, do vi phạm quy định về

PCCC; do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, do chập

điện... Do sử dụng gas là chất rất dễ cháy, nổ nên khi sử dụng nếu bếp đun

không đảm bảo an toàn và người sử dụng thiếu ý thức( không khoá bình gas

sau khi đun nấu xong) và thiếu kiến thức PCCC cũng gây ra cháy nổ.

- Cách phòng chống hoả hoạn: Không được để trẻ nghịch lửa, diêm,

các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.

2.1.2: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:

Hiện nay, trên khắp địa bàn của tỉnh đều có trường học ở các cấp khác

nhau như: Trường mầm non, trường trung học và trường tiểu học... Trong

xây dựng và phát triển các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới

hoặc được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh

hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều

1

khu riêng biệt như: khu vui trơi giải trí, khu học tập (phòng học); khu phục

vụ sinh hoạt (phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ sinh…), khu vực chế biến

thức ăn (bếp nấu, kho chăn màn,…), khu vực để xe. Trường MN là nơi tập

trung số lượng lớn học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ, một khối

lượng lớn cơ sở vật chất để thực hiện và phục vụ quá trình CSGD trẻ. Trong

trường chủ yếu là các chất dễ cháy như: chăn, màn, giường chiếu, quần áo,

bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng dạy học... Trong từng bộ phận của nhà trường mà

có những chất dễ bắt cháy như xăng trong khu vực ga ra xe, khí gas trong

khu vực bếp ăn.

Vì vậy nhà trường mong muốn các bậc phụ huynh không hút thuốc lá

trong khu vực trường, không tự ý sử dụng điện khi chưa có sự đồng ý của

giáo viên. Khi PH phát hiện dấu hiệu của cháy ở bất kỳ khu vực nào trong

trường cần hô hoán, báo động để sử lý tại chỗ kip thời. không cho con em

mình nghịch diêm hoặc đem diêm, bật lửa đến trường.

- Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

+ Ưu điểm: Giải pháp cũ tôi đã cung cấp cho trẻ biết đựơc một số nguyên

nhân gây ra hoả hoạn ở trong trường, cách phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra

và đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh về tình hình cơ sở vạt chất của

nhả trường có liên quan đến cháy. Từ đó hướng cho PH cùng với nhà trường tham

gia phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra.

+ Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

. Giải pháp cũ tôi đưa ra một số nguyên nhân xảy ra cháy chỉ trong phạm

vi của trường, còn xa vời, khó hiểu với trẻ và chỉ dừng lại ở nguyên nhân, phòng

cháy thôi chưa nêu tác hại và dạy trẻ các kỹ năng thoát nạn khi có hoả hoạn,

không tích hợp vào các hoạt động của trẻ mà thông thường qua trò chuyện khi

đón trẻ, trả trẻ.

. Nội dung tuyên truyền còn đang tập trung vào nguyên nhân dẫn đến hoả

hoạn, chưa phối hợp với phụ huynh dạy trẻ cách thoát hiểm.

2.2. Giải pháp mới cải tiến:

2.2.1. Cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu của hỏa hoạn:

- Được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục

phát triển thể chất, Giáo dục phát triển nhận thức, Giáo dục phát triển thẩm mỹ,

Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội,… vào các hoạt động trong ngày

của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm

lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi không xa lạ, gắn với thực trạng tình hình

2

thực tế của địa phương, phương pháp đảm bảo tự nhiên linh hoạt nhẹ nhàng đan

xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động nhằm giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là

những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các

hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định

và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân

trường.

* Ví dụ: Chủ đề : Giao thông - lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ.

Đề tài: Thơ Xe chữa cháy.

Yêu cầu:

- Trẻ biết dấu hiệu hỏa hoạn: đám cháy, lửa bốc cao kèm theo khói.

- Trẻ biết được xe cứu hỏa dùng để chữa cháy .

- Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm thể hiện sự mạnh mẽ.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động .

Chuẩn bị:

- Đoạn phim về hình ảnh lửa cháy ở nhà cao tầng, xe cứu hộ đang chữa cháy.

- Tranh minh họa thơ: Xe chữa cháy.

Tiến hành:

*Hoạt động 1: Xem video về hoả hoạn và xe chữa cháy.

- Tổ chức cho trẻ xem phim về hỏa hoạn xảy ra ở nhà cao tầng khu chung cư

và công tác chữa cháy của các chú cứu hỏa.

+ Các con nhìn thấy gì trong đoạn video vừa rồi?

+ Khi có cháy xảy ra ai sẽ làm nhiệm vụ chữa cháy?

+ Phương tiện giao thông dùng để chữa cháy đó là gì?

Cô và các con hãy tặng cho các chú cảnh sát cứu hỏa thêm một chiếc xe

chữa cháy, để các chú làm nhiệm vụ nào!

*Hoạt động 2: Đọc thơ “ Xe chữa cháy”.

*Hoạt động 3: Chơi tô màu xe chữa cháy. ……

* Kết thúc: Cả lớp cùng hát bài: “Chúng tôi là lính cứu hỏa”

- Ngoài ra tôi còn trò chuyện cùng trẻ, tổ chức cho trẻ xem tranh (hoạt động

đón, trả trẻ).

+ Con nhìn thấy gì qua bức tranh này? Lửa có màu gì?

+ Khi nào thì mình biết là có cháy?

*Trò chuyện về vốn sống của trẻ?

+ Con có nhìn thấy hỏa hoạn chưa? ở đâu?

+ Tác hại của cháy, hỏa hoạn đối với con người?

+ Nếu có cháy, hỏa hoạn xảy ra thì cần phải làm gì?

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!