Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 1 – hướng dẫn hs khai thác kênh hình trong bài dạy miền địa lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 1 – hướng dẫn hs khai thác kênh hình
trong bài dạy miền địa lý tự nhiên Việt Nam
Địa lý: Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong bài dạy miền địa lý tự
nhiên Việt Nam
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các thành phần tự
nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên.
Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự
phân hoá nội bộ, tạo thành các miền tự nhiên khác nhau. Dựa vào sự khác biệt cơ
bản của các thành phần tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, sinh
vật… các nhà địa lý Việt Nam chia cảnh quan tự nhiên nước ta thành ba miền địa
lý tự nhiên. Khi dạy các miền địa lý tjư nhiên Việt Nam có thuận lợi là học sinh đã
bước đầu làm quen với việc nghiên cứu tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa các
thành phần tự nhiên ở mức độ đơn giản, nhưng tìm ra nét đặc trưng cơ bản của
từng miền, giải thíchkỹ năng so sánh chúng dựa trên các mối quan hệ nhân quả,
tác động dây chuyền giữa các thành phần tự nhiên… thì còn yếu. Làm thế nào để
giúp các em khai thác triệt để lược đồ, biểu đồ trong sách giáo khoa, Atlat địa lý
Việt Nam, bản đồ treo tường, kết hợp nội dung sách giáo khoa, tranh ảnh, thực
tiễn cuộc sống… đạt hiệu quả cao trong bài học các miền địa lý tự nhiên Việt
Nam?
Qua thực tế giảng dạy bộ môn, tôi muốn cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi một số
kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong bài dạy các miền
địa lý tự nhiên.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Dạy – học địa lý giờ cũng gắn liền với vấn đề sử dụng bản đồ, biểu đồ. lược đồ,
Atlat, phân tích bảng số liệu, hình ảnh, tư liệu… đây là nét đặc trưng của bộ môn.
Lược đồ trong sách giáo khoa là một giáo cụ trực quan cụ thể cần thiết bổ sung
cho bản đồ treo tường mang tính khái quát chung.
Trong sách giáo khoa lớp 8, các hình 41.1, 42.1 và 43.1 để hướng dẫn học sinh xác
định vị trí, phạm vi, lãnh thổ, nghiên cứu đặc điểm địa hình miền địa lý tự nhiên sẽ
có hiệu quả cao đặc biệt đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu.
Muốn khai thác có hiệu quả kênh hình thì hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy phần xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ có giờ tôi chỉ hỏi: Dựa vào hình 41.1 xác định vị trí và giới hạn miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ.
Học sinh nhìn vào kênh chữ đọc luôn, và khi gọi học sinh chỉ bản đồ, xác định
giới hạn miền các em chỉ khoanh một vòng là xong.
Nay, tôi vận dụng câu hỏi trên nhưng tôi gợi ý các em: Xác định sông Hồng và
xem theo dòng nước chảy miền nằm bên trái hay bên phải sông Hồng. Dựa vào
bảng chú giải xem miền có mấy khu vực địa hình? Dựa vào lược đồ hình 41.1 tiếp
giáp với miền, biển, khu vực nào và nằm giữa các vĩ độ bao nhiêu?
Với gợi ý dẫn dắt vấn đề như trên, cả học sinh trung bình dưới cũng xác định đúng
trên bản đồ vị trí, phạm vi lãnh thổ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: gồm khu vực
đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. Đối với học sinh khá, giỏi,