Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

sáng kiến kinh nghiệm hai văn bản thể loại kí: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?
MIỄN PHÍ
Số trang
36
Kích thước
264.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1045

sáng kiến kinh nghiệm hai văn bản thể loại kí: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

THIẾT KẾ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY VÀ ÔN TẬP

CHỦ ĐỀ KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (NGỮ VĂN 12)

I. Tác giả sáng kiến

II. Lĩnh vực áp dụng

Phương pháp dạy học môn Ngữ văn

III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

1. Thực trạng ban đầu

Khi giảng dạy hai văn bản Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã

tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) cũng như các văn bản đọc hiểu khác

trong chương trình Ngữ văn THPT tôi nhận thấy những thực trạng sau:

- Đa số học sinh (HS) chưa hứng thú trong học tập, các em chuẩn bị bài mới

chưa thật chu đáo. Nhiều HS còn thụ động trong soạn bài mới thường coi đó là

nhiệm vụ bắt buộc khi lên lớp. Một số em khi kiểm tra vở soạn thì rất đầy đủ, sạch

đẹp, trình bày khoa học nhưng thực chất là những bài sao chép trong sách Để học

tốt Ngữ văn hoặc hướng dẫn soạn trên mạng Internet. Điều này tôi đã gặp ở nhiều

năm, nhiều lớp học sinh.

- Các câu hỏi hướng dẫn học bài còn chung chung, không có phần hướng dẫn

tìm hiểu chung về tác giả, câu hỏi tìm hiểu tác phẩm thường không khớp với tiến

trình bài dạy của giáo viên (GV) trên lớp.

- Nội dung hai văn bản kí tương đối dài, đa phần HS đều cảm thấy khó đọc,

khó cảm nhận do thể loại kí vốn có những đặc trưng riêng, HS ít được tiếp cận. Và

bản thân hai nhà văn đều là những tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo. Vừa

khai thác được đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, vừa làm rõ phong

cách nghệ thuật của mỗi tác giả là thử thách đối với cả GV và HS. Khi học và ôn

tập hai văn bản này vô tình đã trở thành một áp lực đối với HS. HS không nhớ được

dẫn chứng; việc cảm nhận ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết… trong văn bản

còn mơ hồ, chưa làm nổi bật được phong cách nghệ thuật của tác giả. Vì vậy, HS

khá lúng túng khi giải quyết các đề nghị luận có liên quan đến hai văn bản kí trong

quá trình ôn tập và kiểm tra.

2. Giải pháp đã sử dụng

2

Hai văn bản này cũng nằm trong trọng tâm ôn tập cuối học kì I và ôn thi tốt

nghiệp THPT. Vì vậy, trong nhiều năm đứng lớp, bản thân luôn trăn trở tìm phương

pháp dạy học phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, tôi đã áp

dụng một số phương pháp sau đây:

- Yêu cầu HS đọc văn bản, soạn bài trước khi đến lớp.

- Dạy học tích hợp liên môn lịch sử, địa lí, văn hóa, hội họa, âm nhạc, điện

ảnh… Tuy nhiên, số lượng địa chỉ tích hợp nhiều, lượng kiến thức tích hợp sâu

rộng nên khó truyền tải hết trong thời gian dạy học trên lớp.

- Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy

học hiện đại như phát vấn, đàm thoại, thuyết giảng, thảo luận nhóm…

Tuy nhiên, sau khi áp dụng kết hợp các phương pháp trên, tôi nhận thấy hiệu

quả vẫn chưa được như mong muốn. Để khắc phục thực trạng này, trước hết phải

hướng dẫn học sinh soạn bài mới ở nhà. Với thời gian dạy học trên lớp, để thực

hiện được kế hoạch dạy học đã chuẩn bị, nếu chỉ có nỗ lực từ phía GV thì cũng khó

đạt được kế hoạch đề ra. Mỗi hoạt động dạy học đều cần sự hợp tác từ phía HS. Đối

với những tiết dạy học văn bản, sự hợp tác lớn nhất là HS đọc, soạn bài trước ở

nhà. Tôi thấy rằng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thông qua thiết

kế hệ thống câu hỏi và bài tập cho HS đạt được hiệu quả khá tốt trong dạy đọc hiểu

các văn bản văn học. Do đó, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Thiết kế câu hỏi và

bài tập nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh trong giảng dạy và ôn tập

chủ đề kí hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 12)" nhằm góp phần nâng cao chất lượng

dạy – học môn Ngữ văn tại trường THPT Thông Nông.

IV. Mô tả bản chất sáng kiến

1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học

Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học trong nội dung sáng kiến được bản

thân tôi áp dụng lần đầu tại đơn vị từ năm học 2021-2022. Sáng kiến tập trung vào

những vấn đề trọng tâm sau:

- Định hướng phương pháp giúp HS khai thác văn bản kí bám sát văn bản,

bám sát đặc trưng thể loại kí, làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản trên

cơ sở hệ thống câu hỏi đọc hiểu và bài tập vận dụng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng diễn đạt, và kĩ năng làm văn

nghị luận cho HS thông qua quá trình HS trả lời câu hỏi và hoàn thành các đề văn

nghị luận.

- Rèn luyện và phát triển năng lực tự học của HS thông qua sự tác động qua

lại và hỗ trợ của năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Năng lực tự học được rèn

luyện cả quá trình từ trước, trong và sau quá trình học. Điều này phù hợp với mục

tiêu đặt ra trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ giáo dục và đào tạo.

3

Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học được trình bày cụ thể ở những nội

dung sau:

1.1. Năng lực tự học và phương pháp tự học môn Ngữ văn

1.1.1. Năng lực

Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc

sống xã hội.

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tiếng Việt

“Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một

hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả

năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Vấn đề năng lực cũng được nhiều nhà tâm lí học trên thế giới nghiên cứu. Từ

điển tâm lý học đưa ra khái niệm, năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất

của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực

hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Năng lực của con người không chỉ là kết

quả của sự phát triển và giáo dục mà còn là kết quả hoạt động của các đặc điểm

bẩm sinh hay còn gọi là năng khiếu. Năng lực đó là năng khiếu đã được phát triển,

có năng khiếu chưa có nghĩa là nhất thiết sẽ biến thành năng lực. Muốn vậy phải có

môi trường xung quanh tương ứng và phải có sự giáo dục có chủ đích.

Trong các giáo trình tâm lý học các tác giả cũng đã đưa ra khá nhiều quan

niệm về năng lực. Trong đó đa số đều quan niệm năng lực là tổ hợp các thuộc tính

độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm

bảo cho hoạt động có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của hoạt

động, năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng

lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. Theo quan điểm của Tâm lý học

Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ.

Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ

người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt

động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động

chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy… Năng lực của học sinh là

một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không

chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở

tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những

điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.

Trong chương trình giáo dục tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành

tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 đã đặt ra 10 năng lực cốt

lõi, chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên

môn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!