Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản xuất thử giống mía VN84-422 và VN85-1427
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n
Trung t©m nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn mÝa ®−êng
_________________________________________________________
B¸o c¸o tæng kÕt dù ¸n SXTN ®éc lËp cÊp nhµ n−íc
M∙ sè DA§L 2003/06
S¶n xuÊt thö
gièng mÝa VN84-4137 vµ vn85-1427
Chñ nhiÖm dù ¸n: TS. §ç ngäc diÖp
6224
29/11/2006
Hµ Néi – 2006
TÓM TẮT
Dự án sản xuất thử giống mía VN84-422 và VN85-1427 thuộc Dự án sản
xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005 được thực hiện từ
tháng 01/2003 đến tháng 12/2005 tại 10 tỉnh (Đăk Nông, Bình Thuận, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang)
thuộc 3 vùng sinh thái Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Kết quả Dự án đã sản xuất được 100.000 cây con nuôi cấy mô sạch bệnh và
đồng nhất (giống cơ bản), 205 tấn giống kiểm định và 1059 tấn giống cấp 1 đạt tiêu
chuẩn song song với việc hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống mía sạch sâu bệnh
3 giai đoạn và quy trình thâm canh hai giống mía VN84-422 và VN85-1427 cho 3
vùng sinh thái Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Trên cơ sở đó, Dự án đã
xây dựng được 10 mô hình thâm canh (1 mô hình/tỉnh), trong đó có 7 mô hình đạt
năng suất >132 tấn 10 CCS /ha (đạt yêu cầu năng suất >120 tấn/ha và >11 CCS).
Riêng các mô hình tại Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Dương chỉ đạt yêu cầu về
chất lượng, không đạt yêu cầu về năng suất vì không có điều kiện tưới bổ sung đầy
đủ trong mùa khô. Như vậy, đối với chân đất gò cao, không tưới bổ sung trong mùa
khô, khả năng cho năng suất của cả 2 giống đều bị hạn chế, chỉ đạt 80 – 82 tấn/ha
đối với VN84-422 và 83 – 90 tấn/ha đối với VN85-1427. Tuy nhiên, năng suất của
2 giống VN84-422 và VN85-1427 trong điều kiện không tưới vẫn vượt xa so với
năng suất bình quân trong sản xuất đại trà (55 tấn/ha).
Ở một số vùng đất thấp Tây Nam bộ, chất lượng của hai giống VN84-422 và
VN85-1427 không cao, cụ thể VN84-422 chỉ đạt >10,5 CCS ở Sóc Trăng, Kiên
Giang và VN85-1427 chỉ đạt >10 CCS ở Kiên Giang. Tuy vậy, chất lượng của cả 2
giống đều được người trồng mía chấp nhận.
VN84-422 có ưu thế về tăng trưởng, mọc mầm, khả năng trỗ cờ, chống chịu
đổ ngã; ít nhiễm sâu bệnh; hàm lượng đường cao ở đầu vụ; năng suất cao; đặc biệt
là thích nghi được chân đất phèn trũng nhưng giống có nhược điểm đẻ nhánh ít, dễ
mất gốc trên đất gò cao, không tưới. VN85-1427 có ưu điểm về chất lượng tốt (kể
cả ở đầu vụ ép) và ổn định, năng suất cao, mọc mầm nhanh, đẻ nhánh mạnh, lưu
gốc và biểu hiện chịu hạn tốt, thích nghi với chân đất phèn thoát nước tốt, ít đổ ngã,
ít mẫn cảm sâu bệnh, nhất là các bệnh trên lá nhưng dễ nhiễm rầy, rệp sáp, trỗ cờ
khá, dễ mọc rễ thân, vươn lóng chậm trong giai đoạn đầu.
VN84-422 và VN85-1427 đều tỏ ra thích hợp với các vùng sinh thái Tây Nguyên,
Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, đặc biệt trong điều kiện thâm canh cao, đủ nước, giống phát
huy tốt tiềm năng cho năng suất và chất lượng cũng như gia tăng hiệu quả kinh tế.
1
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP NHÀ NƯỚC
TÊN DỰ ÁN: SẢN XUẤT THỬ GIỐNG MÍA
VN84-422 VÀ VN85-1427
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, từ lâu công tác nghiên cứu giống mía đã được quan tâm
thường xuyên. Chính nhờ vào các giống mía mới có năng suất cao, giàu đường,
chống chịu tốt các điều kiện bất lợi của tự nhiên mà nền sản xuất mía đường ở Úc,
Braxin, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan,… đã phát triển mạnh và có hiệu quả cao.
Ở Ấn Độ, năm 1993 có 65 giống mía được đưa vào sản xuất theo cơ cấu
giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn làm gia tăng năng suất, đạt 68,4
tấn/ha ở vụ mía 1998 – 1999. Mục tiêu của Ấn độ đưa năng suất lên 100 tấn/ha trên
diện tích 4,15 triệu ha vào năm 2020 (Singh and Sinha 1992 [73], Baboo, 1993 [33]
và Buzzanell 1996 [40]).
Ở Đài Loan, trong thời gian qua và hiện nay, các giống mía mới ROC có
năng suất cao giàu đường, thời gian chín khác nhau và đặc tính canh tác khác nhau
được đưa vào sản xuất thay thế hết các giống mía cũ 10 năm 1 lần đã góp phần đưa
Đài Loan thành nước có ngành sản xuất mía đường phát triển (Taiwan Sugar
Research Institute, 2000 – 2001) [79].
Công tác nghiên cứu giống mía ở nước ta trong thời gian qua, kể từ thời kỳ
đổi mới (năm 1986) cho đến nay đã có những kết quả đáng kể, đặc biệt là sau khi có
Chương trình 1 triệu tấn đường ra đời (năm 1995). Từ kết quả các chương trình, đề
tài, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ đã tuyển chọn được các giống mía sản
xuất từ nguồn giống nhập nội như ROC10, ROC16, K84-200, QĐ11, VĐ86-368,
R570,…và từ nguồn giống được tạo chọn trong nước là VN84-4137, VN84-422,
VN85-1427, VN85-1859,... Thông qua các chương trình khuyến nông, phát triển
sản xuất giống, diện tích các giống mía mới trong cơ cấu ngày càng nâng cao, đã
góp phần tăng năng suất chất lượng mía từ 42,8 tấn/ha; 9,2 CCS ở vụ mía 2001 –
2
2002 lên 48,6 tấn/ha; 9,9 CCS ở vụ mía 2002 – 2003. Tuy nhiên, so với các nước
trồng mía khác ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, năng suất và chất lượng
mía ở nước ta vẫn còn ở mức khá thấp. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu giống
mía phải được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa vì hầu hết các vùng mía nguyên liệu
tập trung vẫn còn thiếu giống mía tốt, chưa có cơ cấu giống hợp lý cũng như chưa
thiết lập được hệ thống sản xuất và cung cấp mía giống đạt tiêu chuẩn.
Để ngành mía đường có thể tồn tại và phát triển, đem lại hiệu quả cao trong
thời gian tới thì việc bổ sung và mở rộng diện tích các giống mía mới có năng suất
cao, chất lượng tốt, hoàn thiện các quy trình về nhân giống mía sạch sâu bệnh, kỹ
thuật thâm canh mía cũng như chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật này đến cán bộ
khuyến nông, người trồng mía và góp phần xây dựng cơ cấu giống hợp lý cho từng
vùng mía nguyên liệu là rất cấp thiết. Xuất phát từ các cơ sở trên cũng như để kế
thừa và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã được
đánh giá và nghiệm thu về 2 giống mía mới VN84-422 và VN85-1427 tại các vùng
sinh thái Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ (Viện Nghiên cứu Mía
Đường, tháng 8/2000 [25]; 2001 [26] và tháng 3/2002 [27]) (2 giống VN84-422 và
VN85-1427 đã được công nhận tạm thời ở các tỉnh phía Nam theo Quyết định số
3295 QĐ/NN-KHCN do Thứ Trưởng Nguyễn Quang Hà ký ngày 15/11/2000), Dự
án sản xuất thử giống mía VN84-422 và VN85-1427 được tiến hành nhằm phổ biến
giống mía mới đi kèm kỹ thuật canh tác thích hợp cho sản xuất, góp phần thực hiện
các yêu cầu trên.
2. Mục tiêu của Dự án
- Hoàn thiện quy trình nhân giống mía sạch sâu bệnh ba giai đoạn và kỹ thuật
thâm canh mía.
- Mở rộng diện tích nhân 2 giống mía VN84-422 và VN85-1427 có năng suất
và chất lượng cao.
- Đào tạo và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nhân giống và kỹ thuật
thâm canh mía cho cán bộ kỹ thuật của các nhà máy đường và nông dân trồng mía.
- Giảm nhẹ tình hình sâu bệnh hại, góp phần tăng năng suất và chất lượng
mía, tạo sức cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành mía đường.
3
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Giai đoạn trước năm 1986, công tác nghiên cứu cây mía nói chung, giống
mía nói riêng ở nước ta chủ yếu mang tính chất thừa kế các thành tựu khoa học trên
thế giới, thăm dò và ứng dụng thực nghiệm. Các đề tài nghiên cứu về giống chủ yếu
tập trung vào việc điều tra, thu thập, xây dựng tập đoàn quỹ gen và bước đầu tiến
hành lai tạo. Mặc dù đã có một số giống mía mới được kết luận, bổ sung vào sản
xuất, song cơ cấu giống mía ở các vùng, miền trên cả nước vẫn còn rất đơn điệu và
chủ yếu bao gồm các giống mía địa phương, các giống nhập nội cũ như POJ28-78,
POJ30-16, NCo310, F134, VĐ54-134, F146, Co715,… một số dòng lai trong nước
gồm VN65, VN66, VN70, VN72 cũng được tạo ra nhưng công tác chọn dòng và
phóng thích giống vào sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Nhìn chung, trong giai đoạn
này, năng suất và chất lượng thấp, sản xuất mía kém hiệu quả. Do vậy, diện tích và
năng suất mía bình quân cả nước gần như không tăng trong nhiều năm liên tục.
Công tác nghiên cứu giống mía ở nước ta trong thời gian kể từ thời kỳ đổi
mới (năm 1986) cho đến nay đã có những kết quả đáng kể, đặc biệt là sau khi có
Chương trình 1 triệu tấn đường ra đời (năm 1995). Các đề tài, dự án, chương trình
nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ về nghiên cứu giống mía ở thời kỳ này tập trung
vào các nội dung chính sau:
- Thu thập, nhập nội và trao đổi giống để bổ sung và đa dạng hóa nguồn gen
cây mía, xây dựng, bảo quản tập đoàn quỹ gen cây mía kết hợp đánh giá đặc điểm
hình thái, các đặc tính nông nghiệp và công nghiệp của giống.
- Lai tạo, chọn dòng, khảo nghiệm, khu vực hóa và phóng thích các giống
mía mới được tạo chọn trong nước (giống VN).
- Nghiên cứu tuyển chọn các giống mía mới, năng suất và chất lượng cao,
phù hợp với các vùng sinh thái từ nguồn giống lai tạo trong nước và nhập nội.
- Nghiên cứu các quy trình thâm canh đi kèm các giống mía mới.
- Nghiên cứu các phương pháp nhân nhanh (nuôi cấy mô, tách mầm, hom
một mắt mầm,…), xây dựng các quy trình sản xuất mía giống sạch sâu bệnh.
- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu giống mía phù hợp, rải vụ, hiệu quả kinh tế
cao cho các vùng mía nguyên liệu tập trung.
4
- Phục tráng một số giống mía có tiềm năng cho năng suất và chất lượng cao
nhưng đã bị thoái hóa để tiếp tục sử dụng cho sản xuất như F134 cho phía Bắc và
Trung bộ, NCo310 cho Trung bộ, My5514 cho nhiều vùng mía trong cả nước, F156
cho Trung bộ và Đông Nam bộ, Comus cho Tây Nam bộ.
Từ kết quả các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ
kể trên, thông qua các chương trình khuyến nông, phát triển sản xuất giống, diện
tích các giống mía mới trong cơ cấu ngày càng nâng cao (trên 70% diện tích), nhờ
đó, năng suất, chất lượng mía cũng ngày càng được cải thiện (đạt năng suất bình
quân 51,8 tấn/ha trên diện tích 280000 ha trong vụ mía 2004/2005 so với năng suất
30 tấn/ha trước năm 1986, tiêu hao mía/đường là 9,9 trên diện tích 287000 ha trong
vụ mía 2003/2005 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005) [2]). Cơ cấu
giống hợp lý cũng được khuyến cáo cho từng vùng mía nguyên liệu nhằm đảm bảo
rải vụ, kéo dài thời gian chế biến và đạt hiệu quả kinh tế cao, hài hòa cho cả người
chế biến và người trồng mía. Tính đến năm 2004, đã có 29 giống mía mới được
công nhận tạm thời hoặc chính thức cho các vùng mía trong cả nước, cụ thể là
C819-67, F154, Ja60-5, My5514, F156, Co6806, VN84-4137, CP34-79, VĐ81-
3254, ROC1, ROC10, VĐ63-237, VN72-77, VN84-196, VN84-2611, ROC16,
K84-200, QĐ11, R570, R579, VĐ79-177, VN84-422, VN85-1427, VN85-1859,
DLM24, ROC9, VĐ86-368, QĐ15 và ROC22 (Đỗ Ngọc Diệp, 2005(a) [4]; Đỗ Ngọc
Diệp, 2005(b) [5]). Tuy nhiên, hiện nay đa số các giống mía sản xuất kể trên đã bị
thoái hóa dẫn đến khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường
kém, năng suất và chất lượng thấp hoặc bộc lộ rõ nhược điểm như ROC10 bị bệnh
trắng lá, nhiễm sâu đục thân, nhiễm rệp, trỗ cờ sớm; các giống VĐ79-177 và VĐ86-
368 nhiễm bệnh than, ROC16 bị thối đỏ; K84-200 bị rệp hại; VĐ81-3254, ROC22,
R570 và R579 nhiễm sâu đục thân; VN84-4137 bị vàng và khô lá ở một số nơi ;…
trong khi yêu cầu đòi hỏi của sản xuất và chế biến về giống mía ngày càng cao,
đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
Có nhiều phương pháp nhân giống mía được biết đến như nhân bằng hom 2
hoặc 1 mắt mầm trồng thưa, trồng hom 1 – 2 mắt mầm (Có hoặc không ủ hom trước
khi trồng và trồng mía bầu (STP: phương pháp Space Transplanting của Ấn Độ),
chặt tỉa và nhân liên tục, tách nhánh, trồng thật dày (phương pháp Nhật Bản), hom
cả cây và chặt dần, trồng hàng kép, trồng thông thường kết hợp sử dụng hệ thống
5
các biện pháp kỹ thuật tối ưu như nuôi cấy mô tế bào (phương pháp in-vitro) (Lê
Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997) [8]. Nuôi cấy in-vitro phục vụ mục đích
nhân nhanh giống mía đã được nhiều tác giả quan tâm (Phan Gia Tân, 1983 [15];
Nguyễn Văn Uyển, 1993 [19], 1994 [20]; Chu Thị Tý, Hồ Hữu Nhị và Mai văn
Quắc, 1994 [18]). Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cây mía có thể
được nhân dễ dàng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Phương pháp này có rất
nhiều ưu điểm so với các phương pháp nhân khác như hệ số nhân giống rất cao
trong thời gian ngắn, có nghĩa là tạo được hàng triệu cây/năm (Nguyễn Văn Uyển,
1993 [19], 1994 [20]). Mặt khác, nhân giống mía bằng nuôi cấy in-vitro còn chủ
động được thời vụ, điều khiển được điều kiện môi trường sống và loại bỏ được
những yếu tố bất lợi của tự nhiên trong quá trình nhân giống, cây con sinh trưởng
mạnh, đẻ nhánh khỏe, độ đồng đều cây cao, đúng giống và sạch bệnh (Lê Trần
Bình, Hồ Hữu Nhị và Lê Thị Muội, 1997) [1]. Tuy nhiên, nó đòi hỏi kỹ thuật cao và
giá thành cũng cao. Do đó, phương pháp nhân mía giống để cung cấp cho sản xuất
hiện nay chủ yếu là nhân thông thường và trồng hàng kép.
Các nghiên cứu về quy trình kỹ thuật canh tác mía ở Việt Nam chủ yếu mang
tính chất nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học thế giới.
Cây mía khác với những cây trồng khác về độ dài sinh trưởng biến động theo vùng
và có tổ hợp gen lớn để giải thích cho sự khác nhau về khả năng hấp thu dinh
dưỡng, khả năng chống chịu sâu bệnh, sức sinh trưởng và tiềm năng cho năng suất,
chất lượng của giống. Vì sự khác nhau này, các thông tin về sự hấp thu dinh dưỡng
và kỹ thuật canh tác mía không phải lúc nào cũng có ý nghĩa, thậm chí trong một
vùng. Do đó, trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu trong nước được tiến
hành. Riêng các nghiên cứu về các yếu tố vi lượng hầu như không được công bố.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Để đạt năng suất 70 – 80 tấn/ha cần bón N
cho vụ tơ 175 – 200 kg /ha, vụ gốc bón tăng 15 – 20% lượng này. Đạm không nên
chia nhỏ nhiều lần mà chia 3 lần bón với lượng bằng nhau vào lúc trồng, đẻ nhánh
và đầu thời kỳ làm lóng – vươn cao. Đối với mía gốc nên bón N vào 2 thời điểm là
khi xử lý gốc và đầu thời kỳ làm lóng – vươn cao. Lượng P được khuyến cáo bón
cho mía tối thiểu là 90 kg/ha. Cách bón lân thông thường là bón sâu lấp kín và chỉ
bón một lần, lót vào rãnh mía khi trồng hoặc bón vào rãnh cày xả một trong hai mép
của hàng mía rồi cày lấp đất. Lượng K thích hợp là 120 – 150 kg/ha. Cách bón K
6
cũng như bón N, bón sâu và lấp kín, chia làm 2 lần bón: lót 50 % và thúc ở đầu thời
kỳ làm lóng 50 %. Đối với mía gốc, bón K lần đầu khi cày xả xử lý gốc và lần 2 lúc
mía bắt đầu làm lóng. Thông thường đối với mía, bón phân chuồng 10 – 20 tấn/ha
vào lúc trồng, không bón cho vụ gốc. Các thí nghiệm bón bùn lọc trên đất cát bạc
màu cho thấy với nền N-P-K có bón 10, 15 và 20 tấn bùn lọc năng suất mía lần lượt
là 54,4; 62,1 và 67,9 tấn/ ha so với nền N-P-K không bón bùn lọc có năng suất mía
là 48,6 tấn/ ha (Nguyễn Huy Ước, 1994) [21]. Để đạt được năng suất 60 tấn/ha trên
đất xám bạc màu Đông Nam bộ, canh tác nhờ nước trời trong điều kiện 6 tháng mùa
khô và 6 tháng mùa mưa trong năm, lượng N-P-K cần bón là 150, 70, 150 kg/ha
(Viện Nghiên cứu Mía Đường, 1995) [22]. Lượng phân bón hiện đang được khuyến
cáo cho vùng Đông Nam bộ là phân hữu cơ 10 – 20 m3
/ha, vôi 1 tấn/ha, đạm 180
kg/ha, lân 90 kg/ha và kali 180 kg/ha đối với vụ tơ; vụ gốc bón tương tự vụ tơ riêng
vôi không bón, phân hữu cơ có thể không hoặc bón ít và lượng đạm tăng từ 10 –
15% so với vụ tơ (Viện Nghiên cứu Mía Đường, 2000) [24]. Đối với vùng đất phèn
Tiền Giang, lượng phân bón được khuyến cáo là 250 kg N, 100 kg P2O5 và 150 kg
K2O (Nguyễn Văn Hà, 1991) [10]. Trên loại đất xám điển hình (Haplic acrisol)
nghèo dinh dưỡng phía Bắc Việt Nam, tỷ lệ các loại N:P:K thích hợp là 2:1:2 tương
ứng 200 kg N, 100 kg P2O5 và 200 kg K2O (Trần Công Hạnh, 1999) [11].
Thời vụ trồng mía ở nước ta chủ yếu phụ thuộc vào sự phân bố mưa của từng
vùng sinh thái. Đối với khu vực Nam bộ và Tây Nguyên có 2 thời vụ trồng mía là
vụ trồng từ tháng 10 – tháng 12 (vụ chính) và vụ trồng từ tháng 4 – tháng 6. Khu
vực Trung bộ thời vụ trồng mía từ tháng 4 – tháng 6 (vụ chính) và vụ trồng từ tháng
8 – tháng 10 hoặc từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Khu vực miền Bắc
cũng có 2 thời vụ là vụ trồng từ tháng 1– tháng 3 (vụ chính) và vụ trồng từ tháng 7
– tháng 9. Khoảng cách hàng được khuyến cáo là từ 1 – 1,2 m nhưng thực tiễn sản
xuất vẫn còn tập quán trồng quá dày – đây là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng mía. Đối với vùng Đông Nam bộ, tưới nước có
thể làm tăng năng suất 100% so với không có tưới (Nguyễn Huy Ước, 1994) [21].
Tuy nhiên, việc tìm ra yếu tố giới hạn của tính thời vụ cho từng giống mía ở từng
vùng sinh thái, vai trò của thời vụ trồng trong việc kéo dài vụ ép và rải vụ cũng như
việc đánh giá hiệu quả tưới, các phương pháp tưới còn chưa được quan tâm nghiên
cứu đầy đủ.
7
Theo Đỗ Ngọc Diệp, Ngô Văn Khu và cộng sự (1987) [6], ở miền Đông
Nam Bộ có 30 loài bệnh hại mía, chủ yếu là bệnh thối đỏ (Glomerella
tucumanensis), bệnh than (Ustilago scitaminea) và một số loại bệnh đốm lá khác
như bệnh đốm vàng (Cercospora koepkei Kriiger), bệnh đốm mắt én,... Còn trước
đó, vào khoảng đầu những năm 1960, theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
Việt Nam – Đài Loan trong khuôn khổ dự án hợp tác về nghiên cứu phát triển cây
lúa, cây mía, cây rau và các cây trồng khác ở miền Nam Việt Nam thì ở khu vực
miền Trung và Nam Việt Nam có 11 loài bệnh hại mía, trong đó, bệnh đốm vàng,
bệnh đốm đỏ, bệnh than là những bệnh hại chủ yếu. Gần đây cùng với sự ra đời và
phát triển nhanh chóng của chương trình mía đường Quốc gia, nhiều giống mía mới
đã du nhập vào nước ta bằng các con đường khác nhau, chính thức và không chính
thức. Tuy nhiên, hầu như tất cả các giống mía nhập nội trong thời gian qua đều
không được kiểm dịch một cách chặt chẽ (phải được trồng trong khu vực cách ly
và theo dõi trong vòng ít nhất là 1 năm trước khi đưa vào hệ thống khảo kiểm nghiệm,
công nhận và phổ biến giống). Chính vì vậy, cùng với việc phát triển nhanh chóng
của các giống mía này, một số bệnh hại mía trước đây chỉ thấy xuất hiện cục bộ,
gây hại ít thì nay xuất hiện phổ biến, gây hại nặng như bệnh than trên các giống VĐ
(của Trung Quốc), bệnh thối đọt trên các giống ROC (của Đài Loan), bệnh thối đỏ
trên các giống Co (của Ấn Độ). Đặc biệt, ở một số vùng trồng mía tập trung như
Đồng Nai, Thanh Hóa,... gần đây đã xuất hiện 1 loài bệnh hại mới rất nguy hiểm, 1
đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới, đó là bệnh trắng lá. Điển hình ở
Đồng Nai trong vụ mía 1998/1999 có khoảng 5.000 ha bị nhiễm bệnh trắng lá, trong
đó khoảng 300 ha bị hại nặng (Viện Nghiên cứu Mía Đường, 1999) [23]. Các loài
bệnh hại mía như bệnh thối đỏ, bệnh than, bệnh đốm vàng lá, bệnh trắng lá, bệnh
thối đọt,... cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm thoái hóa
nhanh chóng các giống mía mới, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng mía nguyên
liệu. Mặc dù vậy, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu trong nước về biện
pháp phòng trừ bệnh hại mía. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các loại thuốc trừ
nấm tỏ ra ít có hiệu quả khi sử dụng phun lên bộ lá để phòng trừ các bệnh hại thân
như bệnh than, bệnh thối đỏ,... Hiện nay có 2 biện pháp phòng trừ bệnh hại mía có
tính khả thi hơn cả là trồng giống mía chống chịu bệnh và xử lý hom giống trước
khi trồng. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp và cộng sự (2000) [7] cho thấy