Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản xuất dầu nhờn sinh học từ phụ phẩm mẫu cá da trơn :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Sản xuất dầu nhờn sinh học từ phụ phẩm mỡ cá da trơn
Mã số đề tài: 171.4091
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần thị Hồng
Đơn vị thực hiện: Khoa Công Nghệ Hóa học
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên
cứu đã tham gia thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Phan Minh Tân, với vai
trò là Thầy, cố vấn chuyên môn, người đã cho nhóm những ý tưởng khoa học và đã
định hướng nghiên cứu cho đề tài.
Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong bộ
môn Công nghệ Hóa Dầu, Ban Lãnh Đạo Khoa cùng toàn thể Quý thầy cô Khoa Công
Nghệ Hóa Học, Trường Đại Học CN TP.HCM đã hỗ trợ về thời gian, thiết bị, phòng
thí nghiệm…để chúng tôi thực hiện đề tài này. Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn
sự hỗ trợ từ Quý thầy cô thuộc Bộ Môn Kỹ thuật Chế Biến Dầu Khí -Khoa Kỹ Thuật
Hóa Học – ĐHBK.Tp.HCM.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Phòng QLKH&HTQT - Trường Đại
Học Công Nghiệp Tp.HCM đã hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục nghiệm thu đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Trường.
Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Công Nghiệp
Tp.HCM đã hỗ trợ về kinh phí thực hiện đề tài này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2019
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên và chữ kí)
Trần Thị Hồng
ii
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Sản xuất dầu nhờn sinh học từ phụ phẩm mỡ cá da trơn
1.2. Mã số: 171.4091
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 ThS. Trần Thị Hồng Khoa Công nghệ Hóa học,
ĐHCNTP.HCM
Chủ nhiệm
2 TS. Đỗ Quý Diễm Khoa Công nghệ Hóa học,
ĐHCNTP.HCM
Cố vấn khoa học
3 PGS.TS. Phan Minh Tân Viện nghiên cứu Năng
Lượng Bền Vững, ĐHQG
TP.HCM
Cố vấn khoa học
4. KS. Phùng Minh Trí Phòng thí nghiệm dầu khí,
Trung Tâm 3
Thành viên
5 KS. Lê Nguyễn Phúc Thiên Phòng thí nghiệm Biomass,
ĐHQG TP.HCM
Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018.
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 12 năm 2018
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 08 năm 2019.
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 35,000.000 đồng (Số tiền bằng chữ:
ba mươi lăm triệu đồng chẵn).
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Hiện tại, chúng ta đang sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là các sản phẩm hóa
thạch như khí đốt, than đá và đặc biệt là dầu mỏ, chúng không thể tái tạo được và
theo một số dự báo thì nguồn dầu mỏ sẽ dần cạn kiệt trong vòng vài chục năm nữa.
iii
Bên cạnh đó, những tác hại đến môi trường như ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô
nhiễm đất, ô nhiễm không khí….từ việc sử dụng các sản phẩm hóa thạch này ngày
càng trầm trọng. Do đó, việc nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế,
các sản phẩm có thể tái tạo, thân thiện môi trường, đi từ nguồn sinh học như xăng
sinh học, dầu sinh học, dầu nhờn sinh học… đang được các nhà khoa học quan tâm.
Hòa chung với xu hướng chung trên thế giới và khu vực, hiện nay chính phủ Việt
Nam đã triển khai rộng rãi trên toàn quốc về việc sử dụng xăng sinh học E5 và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển các quá trình
sản xuất năng lượng sạch, tái tạo, thay thế, không phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm dầu mỏ nói chung hay dầu nhờn ở Việt Nam tăng
cao do nền kinh tế của nước đang phát triển như Việt Nam, cần nhiều máy móc
công nghiệp nặng hoạt động, cần nhiều phương tiện giao thông để vận chuyển hàng
hóa, đi lại. Theo quy hoạch của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020 về nhu cầu sử
dụng xe máy và xe ôtô tại Việt Nam là con số không nhỏ, với khoảng 33 triệu xe
máy và 3,5 triệu xe ô tô nên nhu cầu sử dụng dầu nhờn sẽ rất lớn, trong khi đó Việt
Nam lại chưa sản xuất được dầu gốc khoáng và phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước
ngoài.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy hải sản lớn trên thế
giới. Một trong những sản phẩm chính trong mặt hàng thủy hải sản là phi lê cá tra.
Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, nước ta sẽ chế biến từ 1,8 – 1,9
triệu tấn cá tra, cá basa. Do mặt hàng xuất khẩu là cá phi lê chỉ chiếm khoảng 1/3
khối lượng cá, phần còn lại là phụ phẩm như mỡ, da, đầu, xương…. Nên lượng phụ
phẩm mỡ cá này rất lớn, hàng năm có thể thu gom hơn 400.000 tấn mỡ. Trước đây,
phần lớn mỡ cá thường không tiêu thụ được, bị bỏ đi hoặc làm thức ăn gia súc nên
giá trị kinh tế mang lại rất thấp, gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.. Các tính
chất hóa lý cần quan tâm khi lựa chọn nguyên liệu mỡ cá là độ nhớt, chỉ số độ nhớt,
chỉ số acid… Quan trọng nhất là chỉ số acid của mỡ cá phải có giá trị nhỏ hơn
5mgKOH/g mỡ cá dựa theo kết quả các báo cáo khoa học trong và ngoài nước. Mỡ
cá được chọn lựa sử dụng, theo kết quả phân tích của chúng tôi, có chỉ số acid là
iv
3,5 mgKOH/g mỡ nằm trong khoảng giá trị đề nghị. Những năm gần đây, có một số
nghiên cứu sử dụng mỡ cá để chế biến biodiesel, tuy kết quả khả quan trong quy
mô pilot nhưng ứng dụng trong thực tế của biodiesel rất khiêm tốn, do quy mô sản
xuất nhỏ, cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng đến động cơ diesel khi sử dụng
biodiesel cũng như hệ thống phân phối chưa rộng khắp, tâm lý người tiêu dùng…
Hiện nay, cũng có một số nhà máy dùng mỡ cá để sản xuất dầu ăn, trích ly omega
3, 6, 9,… Tuy nhiên thị phần còn khiêm tốn do một số nhà máy mới đưa vào hoạt
động, cũng như người tiêu dùng đã quen sử dụng dầu ăn làm từ dầu thực vật.
Có một số đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng các loại dầu thực vật làm
dầu gốc sinh học, mỡ bôi trơn sinh học và qua một số thực nghiệm của nhóm
nghiên cứu chúng tôi và các nhóm nghiên cứu khác cho thấy rằng, thành phần mỡ
cá và các loại dầu thực vật tương tự nhau, chủ yếu đều là triglyxerit của các axit
béo.
Vậy với nguồn nguyên liệu mỡ cá khá dồi dào, có các tính chất hoá lý phù hợp để
sản xuất dầu gốc sinh học nên có thể nhận định rằng, mỡ cá tra là nguồn nguyên
liệu hoàn toàn phù hợp cho quá trình sản xuất dầu gốc sinh học. Trên cơ sở này,
chuyên đề "nghiên cứu xử lý vật lý mỡ cá tra làm dầu gốc sinh học" được đề xuất
và thực hiện.
2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát : Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu sản xuất dầu
nhờn sinh học từ mỡ cá.
b. Mục tiêu cụ thể: Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi đặt ra các mục tiêu
cụ thể bao gồm:
- Xử lý vật lý mỡ cá
- Pha chế dầu nhờn sinh học từ mỡ cá qua xử vật lý với dầu gốc khoáng và phụ
gia
3. Phương pháp nghiên cứu
v
- Khảo sát các tính chất cơ bản của nguyên liệu mỡ cá như chỉ số iod, trị số axit,
độ nhớt và chỉ số độ nhớt, tỷ trọng, điểm chớp cháy cốc hở, điểm chảy và thành
phần axit béo.
- Thực nghiệm khảo sát các quá trình xử lý mỡ cá thu dầu cá tinh chế.
- Phân tích các tính chất đặc trưng của dầu cá tinh chế theo tiêu chuẩn ASTM và
TCVN từ đó đánh giá chất lượng dầu cá tinh chế.
- Xây dựng công thức pha chế dầu nhờn sinh học từ dầu cá tinh chế, dầu gốc
khoáng và phụ gia.
- Phân tích các tính chất đặc trưng của dầu nhờn sinh học theo tiêu chuẩn ASTM
và TCVN từ đó đánh giá chất lượng sản phẩm dầu nhờn sinh học.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã đã đạt được những kết quả cơ bản sau:
- Khảo sát thực nghiệm các quá trình xử lý tinh chế mỡ cá tra. Phân tích sự ảnh
hưởng của các thông số công nghệ của quá trình thủy hóa, tách sáp và trung hòa
mỡ cá tra trên hệ thống thiết bị quy mô phòng thí nghiệm. Đề xuất điều kiện tối
ưu cho các quá trình xử lý tinh chế mỡ cá tra trên hệ thống thiết bị phòng thí
nghiệm.
- Phân tích các tính chất của dầu cá tinh chế theo tiêu chuẩn chất lượng dầu gốc
khoáng. Đánh giá chất lượng dầu cá tinh chế so với dầu gốc khoáng.
- Xây dựng công thức phối trộn dầu nhờn sinh học từ dầu cá tinh chế, dầu gốc
khoáng và phụ gia tối ưu.
- Phân tích các tính chất của các sản phẩm dầu nhờn sinh học theo tiêu chuẩn
chất lượng dầu nhờn khoáng SAE 20W50.
5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Nghiên cứu đã xử lý mỡ cá tra thành dầu cá tinh chế. Phân tích sự ảnh hưởng
của các thông số công nghệ của quá trình thủy hóa, tách sáp và trung hòa mỡ cá
vi
tra và đã đề xuất các điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý tinh chế mỡ cá tra
trên hệ thống thiết bị phòng thí nghiệm. Dầu cá tinh chế được phân tích các tính
chất theo tiêu chuẩn chất lượng dầu gốc khoáng. Các kết quả phân tích cho thấy
rằng, dầu cá tinh chế có thể sử dụng làm dầu gốc sinh học. Tuy nhiên khả năng
làm việc tại nhiệt độ thấp và khả năng bền oxy hóa của dầu cá tinh chế thấp hơn
so với dầu gốc khoáng SN500. Công thức phối trộn dầu nhờn sinh học từ dầu cá
tinh chế, dầu gốc khoáng và phụ gia đã được xây dựng. Các sản phẩm phối trộn
dầu nhờn sinh học đã được phân tích chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng dầu
nhờn khoáng SAE 20W50. Giống như tính chất của dầu cá tinh chế, các mẫu dầu
nhờn sinh học tại các tỉ lệ pha chế của dầu cá tinh chế / dầu gốc khoáng (30/90 ÷
50/50) có khả năng làm việc tại nhiệt độ thấp và khả năng bền oxy hóa chưa đáp
ứng được theo tiêu chuẩn chất lượng dầu nhờn khoáng SAE 20W50 mặc dù đã
bổ sung các phụ gia trong công thức pha chế. Quan trọng nhất là khi tăng lượng
dầu cá tinh chế vào công thức pha chế dầu nhờn sinh học đã góp phần giải quyết
lượng phụ phẩm mỡ cá trong quá trình chế biến cá tra xuất khẩu. Điều này vừa
nâng cao tính kinh tế cho người nuôi cá tra, vừa giải quyết vấn đề môi trường mà
hiện nay con người đang hướng tới nguồn năng lượng xanh, sạch và bền vững.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Nghiên cứu đã xử lý mỡ cá tra thành dầu cá tinh chế. Quá trình thủy hóa thực
hiện theo 2 phương án là thủy hóa trên thiết bị khuấy cơ và thực hiện trên thiết bị
khuấy cavitation. Hiệu quả quá trình thủy hóa mỡ cá bằng nước (2% khối lượng
mỡ cá) thực hiện trên thiết bị khuấy cavitation đã mang lại hiệu quả cao. Cụ thể
độ giảm trị số axit1 giảm 1.03% chỉ trong 3 phút, 40oC, 60psi. Điều kiện tối ưu
của quá trình tách sáp là nhiệt độ làm lạnh là 9
oC và thời gian làm lạnh 7 giờ, kết
quả nhiệt độ chảy mềm của mỡ cá sau tách sáp giảm từ 21 xuống 9oC. Kết quả
phân tích các tính chất cơ bản của dầu cá tinh chế theo tiêu chuẩn chất lượng dầu
gốc khoáng cho thấy rằng, hầu hết các tính chất của dầu cá tinh chế có thể đáp
vii
ứng theo tiêu chuẩn chất lượng dầu gốc khoáng. Nghiên cứu đã tiến hành pha
chế dầu nhờn sinh học từ dầu cá tinh chế, dầu gốc khoáng và phụ gia. Trên cơ sở
công thức pha chế dầu nhờn khoáng SAE 20W50, cố định lượng phụ gia, thay
đổi lượng dầu gốc khoáng bằng dầu cá tinh chế tại các tỉ lệ (kl/kl) của dầu cá tinh
chế/dầu gốc khoáng là 10/90, 20/80, 30/70, 40/60 và 50/50. Từ các kết quả phân
tích cho thấy dầu nhờn sinh học tại tỉ lệ phối trộn của 80% (kl) dầu gốc khoáng
và 20%(kl) dầu cá tinh chế với phụ gia có thể đáp ứng được theo tiêu chuẩn chất
lượng dầu nhờn khoáng SAE 20W50. Các kết quả của đề tài cho thấy mỡ cá tra
là nguồn nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam có thể sử dụng làm dầu gốc sinh học
pha chế dầu nhờn sinh học. Điều này vừa góp phần nâng cao kinh tế cho người
nuôi cá tra vừa góp phần bảo vệ môi trường.
The study treated Catfish fat to refined Catfish oil. The hydration process
performed in both mechanical stirrer reactor and cavitator reactor. The yield of
hydration of catfish fat carried out in cavitator was higher than that of it carried
out in mechanical stirrer reactor. using water at 2wt.% catfish fat, the optimal
conditions of hydration of catfish fat carried out in mechanical stirrer reactor was
55 oC, 40 minutes and the acid value decreased 0.21% while the optimal
conditions of hydration of catfish fat carried out in cavitator was 40 oC, 3
minutes and the acid value decreased 1.03%. The optimum condition of the wax
extraction process is the cooling temperature of 8 oC and the cooling time of 7
hours and the pour point of product of the wax decreased significantly, form 21
oC of Catfish fat material down to 9 oC. From the analysis results show that,
most of the properties of refined Catfish oil can meet the quality standards of
mineral base oil. The study blended the bio-lubricants from refined Catfish oil,
mineral base oil and additives. Based on SAE 20W50 mineral lubricant formula,
fixing the amount of additives, changing the amount of mineral base oil by
refined Catfish oil at the ratior (kl / kl) of refined Catfish oil / mineral oil at 10 /
viii
90, 20/80, 30/70, 40/60 and 50/50. From the analysis results show that, biolubricant blend at the ratio of 80% (kl) mineral base oil and 20% (kl) refined
Catfish oil with additives can meet nearly the quality standards of SAE 20W50
lubricant. The results of the research show that Catfish fat can an available
material source in Vietnam that can be used as bio-based oil for blending biolubricants. This has both contributed to improving the economy for Catfish
farmers and contributing to environmental protection.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
TT
Tên sản
phẩm
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt được
1 Dầu gốc sinh
học Đạt các chỉ tiêu cơ bản
theo tiêu chuẩn chất
lượng dầu gốc
Đạt các chỉ tiêu cơ bản theo
tiêu chuẩn chất lượng dầu gốc
như độ nhớt, chỉ số độ nhớt, tỷ
trọng, nhiệt độ chớp cháy cốc
hở, hàm lượng kim loại…
2 Dầu nhờn
sinh học
Đạt các chỉ tiêu cơ bản
theo tiêu chuẩn chất
lượng dầu nhờn động cơ
Đạt các chỉ tiêu cơ bản theo
tiêu chuẩn chất lượng dầu nhờn
động cơ như độ nhớt, chỉ số độ
nhớt, tỷ trọng, nhiệt độ chớp
cháy cốc hở, trị số kiềm tổng,
hàm lượng kim loại…
ix
… Quy trình xử
lý vật lý mỡ
cá
- Đơn giản, dễ thực hiện,
ổn định
- Hạn chế sử dụng hóa
chất
- Quá trình thủy hóa
- Quá trình tách sáp
Công thức
sản xuất dầu
nhờn sinh
học
- Đơn công nghệ phải rõ
ràng về thành phần từng
chất
- Bảng hướng dẫn thực
hiện sản xuất phải chi tiết,
dễ hiểu, dễ thực hiện.
-
Bài báo Bài báo quốc tế Scopus về
vấn đề “Pha chế dầu nhờn
sinh học từ phụ phẩm mỡ
cá da trơn”
Bài báo đã gửi cho tạp chí chí
“RASAYAN Journal of
Chemistry” và đã được đăng
Vol.12, No. 4, 10-12, 2019.
DOI:
http://dx.doi.org/10.31788/RJC
.2019.1245289
Kết quả tham
gia đào tạo
đại học
04 khóa luận hoặc đồ án
tốt nghiệp Đại học
Hoàn thành 04 khóa luận/đồ án
tốt nghiệp Đại học K9, K10