Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản xuất các sản phẩm công nghiệp nặng cần nhiều nhân công và vấn đề chi phí trong kế toán pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
trang1
Lời mở đầu
Trên những kiến thức chúng ta đã học, giờ đây được sự giúp đỡ, hướng dẫn của
lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo chuyên ngành cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của
các cô chú tại Xí nghiệp May Điện Bàn đã tạo điều kiện cho em hoàn thành hiệm vụ
trong thời gian thực tập, đi vào công việc thực tế của mình. Đồng thời qua đợt thực
tập này cũng giúp em phân biệt biệt được sự khác nhau giữa việc học lý thuyết và
thực hành, biết được tầm quan trọng của ngành kế toán tài chính.
Như chúng ta đã biết, hiệu quả kinh tế luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do vậy làm thế nào để hiệu quả đạt cao nhất luôn là vấn đề vô cùng quan
trọng đối với nhà quản lý kể cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong nền kinh tế thị
trường, vấn đề hiệu quả không chỉ đơn thuần quyết định đến sự sống còn của doanh
nghiệp mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế đất nước bởi
những tác động dây chuyền của nó.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển cũng đều phải nghĩ đến việc tổ chức mọi hoạt động sản xuất và nâng cao tay
nghề sao cho hiệu quả lợi nhuận ngày một tăng, bù đắp chi phí. Ở chế độ ta, lợi
nhuận dùng để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống mọi thành viên trong xã hội.
Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có một trình độ quản lý nhất định. Để nâng cao
hiệu quả kinh tế thật sự thì các cơ sở kinh doanh thực hiện quyền tự chủ của mình
đã tích cực đẩy mạnh nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm. Điều này rất quan trọng và là vấn đề mấu chốt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
trang2
Nhận thức được tầm quan trọng trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp May Điện
Bàn, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của Xí nghiệp. Dựa vào thực tế công tác sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp,
kết hợp với kiến thức được trang bị trong nhà trường em đã chọn chuyên đề: “KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ
NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN”
Mặc dù em rất cố gắng nhưng với khả năng hạn chế, điều kiện thời gian tìm hiểu có
hạn, kinh nghiệm thực tiển còn ít nên chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý bổ sung của tổ kế toán và Ban lãnh
đạo xí nghiệp nói chung cũng như phòng kế toán Xí nghiệp May Điện Bàn nói riêng
để bản chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ Kế toán và Ban lãnh đạo
phòng kế toán tài vụ, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Quản trị kinh doanh xí
nghiệp May Điện Bàn đã giúp em nắm chắc hơn về mặt lý luận lẫn thực tiễn và
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
Điện Bàn ngày 01 tháng 4 năm 2004
Học sinh thực tập
Đỗ Thị Kim Phượng
ĐẶC ĐIỂM CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN
BÀN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN
BÀN:
trang3
Xí nghiệp May Điện Bàn là trụ sở đóng tại xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh
Quảng Nam. Xí nghiệp May Điện Bàn là đơn vị sản xuất công nghiệp trực thuộc Sở
Công nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) nay là tỉnh QuảngNam.
Qua ký kiến của tỉnh Quảng Nam và Bộ Công nghiệp nhẹ, Xí nghiệp May Điện Bàn
được thành lập số 2696/QĐUB ngày 15/10/1987 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng (cũ) . Ban đầu chỉ có Ban Giám đốc, xí nghiệp đã tiến hành đầu tư và xây
dựng cơ sở: nhà xưởng, mua sắm thiết bị, đồng thời nghiên cứu thị trường công
nghiệp, cho đến 1989 xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất.
Đến năm 1992 thực hiện Nghị quyết 388/CP của Chính phủ Xí nghiệp được thành
lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 3499/QĐUB ngày 25/12/1992
của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) với ngành kinh tế chính là hàng may
mặc.
Xí nghiệp May được đầu tư xây dựng cơ bản từ tháng 11/1987 nhập thiết bị với 4
dây chuyền công nghệ may. Xí nghiệp được xây dựng trên khu đất rộng 12.000m2
tại thôn Viêm Tây - xã Điện Thắng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam. Nằm trên
trục đường Quốc lộ 1A. Từ năm 1987 - 1989 Xí nghiệp May Điện Bàn đi vào sản
xuất kinh doanh.
Tháng 4/1988 xí nghiệp sản xuất các sản phẩm như hàng nội địa, đến tháng 01/1989
xí nghiệp mới bắt đầu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như áo y tế, áo sơ mi... cho
Liên Xô, CHDC Đức theo chương trình nghị định thứ 19/5 giữa Nhà nước Việt
Nam với Xô Viết.
Bước sang năm 1990 xí nghiệp may vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh, sản xuất các
sản phẩm cho các nước khu vực I mà trực tiếp là thực hiện hợp đồng với Liên Hiệp
trang4
sản xuất nhập khẩu hàng dệt (Textime) hàng may (Confextimex) và Nhà máy Dệt
Nam Định, sản lượng đạt từ 300.000 sản phẩm đến 350.000 sản phẩm.
Cuối tháng 10/1990 chương trình thực hiện theo Nghị định 19/5 kết thúc các Xí
nghiệp may trong nước nói chung và Xí nghiệp May Điện Bàn nói riêng đã gặp
nhiều khó khăn, không có thị trường tiêu thụ, khách hàng chưa có nên xí nghiệp đã
hoạt động 1 cách khó khăn trong năm th áng đầu tiên của năm 1991.
Trước những biến động về tình hình thế giới, thực tế khó khăn trong nước đã ảnh
hưởng trực tiếp đến ngành may mặc. Xí nghiệp May Điện Bàn đã tìm ra biện pháp
mới là thay đổi mẫu mã hàng phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Trong
những năm qua xí nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho
250 lao động, đảm bảo cuộc sống góp phần đóng góp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước
và tích luỹ xí nghiệp. Đến tháng 10 năm 1999 xí nghiệp được sáp nhập vào Tổng
Công ty Dệt may Quảng Nam theo quyết định số 54/1999/QĐ-BCN ngày 20/8/1999
của Bộ Công nghiệp thuộc chi nhánh Tổng Công ty Dệt May Việt Nam tại Đà
Nẵng.
Đến tháng 8/2001 xí nghiệp được bàn giao về Công ty Dệt May Hoà Thọ thuộc
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam mọi phương thức hoạt động kinh doanh độc lập
và có con dấu riêng tại quyết định số 554/QĐ-TCHC ngày 24/8/2001 của Tổng
công ty Dệt may Việt Nam.
Trong những năm gần đây hoạt động trong cơ chế thị trường xí nghiệp đã gặp nhiều
khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, song do sự tác động mạnh mẽ của cơ
chế thị trường. Vì sự cố gắng nổ lực của cán bộ công nhân viên xí nghiệp may đã tự
cứu được mình và từng bước sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sản phẩm hàng may
trang5
mặc của Xí nghiệp May Điện Bàn đã có uy tín trên thị trường thế giới, với đà phát
triển này xí nghiệp đã khẳng định mình trong cơ chế mới. Hiện nay, đồng thời xí
nghiệp không ngừng bố trí, sắp xếp đội ngũ lao động trong từng khâu cho công
nhân đi vào đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Xí nghiệp được đầu tư xây dựng từ tháng 11/1989 với tổng số vốn ban đầu do ngân
sách Nhà nước cấp bao gồm:
Vốn cố định : 397.962.837 đồng.
Vốn lưu động : 8.205.306 đồng.
Năng lực sản xuất : gồm 4 dây chuyền sản xuất.
Nhà xưởng:
- Phân xưởng chiếm : 1.584m2.
- Văn phòng làm việc : 417m2.
Lao động: 400 người.
- Lao động trực tiếp : 365 người.
- Lao động gián tiếp : 35 người.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA XÍ NGHIỆP:
1. Chức năng của Xí nghiệp May Điện Bàn:
Xí nghiệp May Xuất khẩu Điện Bàn là doanh nghiệp Nhà nước của UBND Tỉnh
Quảng Nam. Đóng trên địa bàn huyện Điện Bàn, đặc dưới sự quản lý của Sở Công
nghiệp Quảng Nam. Xí nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Điện Bàn
với chức năng chính.