Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản phẩm du lịch đêm ở hội an từ trường hợp công viên văn hóa ấn tượng hội an
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1148

Sản phẩm du lịch đêm ở hội an từ trường hợp công viên văn hóa ấn tượng hội an

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ CƢƠNG TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài: SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN TỪ TRƢỜNG HỢP CÔNG

VIÊN VĂN HÓA ẤN TƢỢNG HỘI AN

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn

hóa – xã hội và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế - xã hội của

nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam, Hội An nổi lên như một

điểm sáng với các thế mạnh được thiên nhiên ban tặng mà ít nơi nào có được.

Với vị trí là vùng cửa sông - ven biển, nơi hợp lưu của các con sông lớn của xứ

Quảng, hệ thống thủy văn dày đặc đã tạo cho Hội An nhiều cảnh quan thiên

nhiên tươi sắc, hài hòa với nhiều thắng cảnh hấp dẫn. Bên cạnh đó, Hội An có

một bề dày văn hóa với những di tích lịch sử, công trình kiến trúc, làng nghề, lễ

hội truyền thống, ... Với những tiềm năng đó, du lịch Hội An thời gian qua đã có

những bước phát triển vượt bậc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách

khi đặt chân đến đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, vấn đề khai thác tiềm năng

du lịch ở Hội An vẫn còn những vấn đề nảy sinh trong yêu cầu của từng chặng

đường phát triển, đặc biệt là thực trạng chúng ta đã khai thác gần như là tận

dụng tuyệt đối các tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, về di tích văn hóa - lịch sử,

các làng nghề, lễ hội truyền thồng,… để thu hút du lịch. Trước tình hình đó, bài

toán đặt ra cho ngành du lịch Hội An nằm ở việc cần phải đa dạng hóa các sản

phẩm du lịch, tìm hướng đi mới trong phát triển du lịch bằng việc mở ra các loại

hình, sản phẩm du lịch kiểu mới như một quá trình tất yếu để làm mới mình hơn

nữa, thu hút nhiều đối tượng khách hơn nữa để đóng góp cho sự phát triển mạnh

mẽ hơn về văn hóa du lịch Hội An.

Mặt khác, về mảng văn hóa mong muốn tạo sự ấn tượng, quảng bá văn hóa

địa phương đối với du khách trong nước cũng như bè bạn quốc tế bằng những

phương pháp, hình thức mới mẻ hơn, nhanh chóng giây ấn tượng vẫn đang là

vấn đề trăn trở của những người làm công tác văn hóa. Với những yêu cầu đặt ra

trong giai đoạn phát triển mới, các vấn đề trên đang là một bài toán thu hút nhiều

sự quan tâm từ những người làm công tác nghiên cứu văn hóa cũng như kinh tế

du lịch. Với mong muốn góp phần vào việc phát triển văn hóa du lịch ở Hội An,

để địa phương có những bước phát triển hiệu quả và mạnh mẽ hơn trong tương

lai, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM Ở

HỘI AN TỪ TRƢỜNG HỢP CÔNG VIÊN VĂN HÓA ẤN TƢỢNG HỘI

AN”.

2. Mục đích nghiên cứu

Giới thiệu, phân tích, làm rõ tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển của

sản phẩm du lịch mới từ trường hợp Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội

An. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển mô hình du

lịch kiển mới này có hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm du lịch

ở Hội An nói chung và sản phẩm du lịch đêm nói riêng thúc đẩy sự phát triển

văn hóa, kinh tế - xã hội, đưa Hội An trở thành một trung tâm du lịch lớn của đất

nước.

Không những vậy, là một sinh viên chuyên ngành Văn hóa học, với mục

tiêu được đào tạo để trở thành những cán bộ nghiên cứu văn hóa, đề tài này đã

góp phần đánh dấu quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học từ hoạt

động thực tiễn của tôi. Tôi được vận dụng những kiến thức được thầy cô đã trao

truyền và kiến thức tự tổng hợp bước đầu đưa ra những sản phẩm khoa học riêng

của bản thân, mặt khác đóng góp vào việc nghiên cứu cũng như làm nghề sau

này. Điều này là động lực cũng như khơi gợi trong tôi nhiều cảm hứng cũng như

tâm huyết để thực hiện đề tài.

3. Lịch sử vấn đề

Đây là một đề tài mới, chưa có công trình nghiên cứu mang tính khoa học

chính thống nào được đưa ra. Một phần do đây là một sản phẩm du lịch mới, chỉ

mới vừa được đưa và khai thác hoạt động từ tháng 3 năm 2018. Khi công viên

văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An mới đưa vào khai thác đặc biệt là hạng mục

sân khấu ngoài trời đã gây xôn xao dư luận và nhận rất nhiều ý kiến cả cổ vũ cả

trái chiều từ các nhà làm công tác nghiên cứu cũng như các đối tượng du khách,

nhân dân địa phương. Báo chí cũng có rất nhiều bài viết khai thác về vấn đề ra

đời công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An với nhiều góc nhìn, hướng tiếp

cận khác nhau. Những thông tin phản ánh từ báo chí tuy chưa trực tiếp nghiên

cứu chuyên sâu vấn đề, song nó giúp chúng tôi có nhiều góc nhìn trực quan, sinh

động hơn về đối tượng chúng tôi muốn hướng đến nghiên cứu và là nguồn thông

tin, tài liệu rất bổ ích để chúng tôi kế thừa, phục vụ cho việc đưa ra những vấn

đề lý luận liên quan đến đề tài này.

Cụ thể Báo Người lao động đã có bài đăng “Ngắm công viên Ấn tượng

Hội An” vào ngày 02/08/2018. Bài viết truyền tải chi tiết các thông tin liên quan

đến Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An với nhiều chuỗi hoạt động, sự kiện sôi

động diễn ra trong mô hình từ những ngày đầu ra mắt công chúng. Bài viết nhận

được sự quan tâm đông đảo của độc giả, bước đầu cung cấp cho người đọc

thông tin cơ bản về địa điểm du lịch mới hấp dẫn này. Ngoài ra các trang

Baomoi.vn, Nông nghiệp Việt Nam cũng có nhiều bài đăng đề cập đến những

quan điểm ý kiến đồng thuận cũng như trái chiều từ khán giả cũng như giới

chuyên gia về mô hình sản phẩm du lịch đêm này. Bên cạnh đó, các chương

trình truyền hình như Cà phê sáng VTV3 (27/4/2018) đã cập nhật bản tin “Kí ức

Hội An – Chương trình thuật chở đầy văn hóa” với những bình luận sinh động

về mô hình này. Đặc biệt chương trình thời sự lúc 19h trên kênh VTV1 – Đài

truyền hình Việt Nam (24/3/2019) đã phát sóng bản tin “Hãng Reuters đưa tin:

"Ký ức Hội An" đang trở thành hiện tượng toàn cầu” thu hút rất lớn sự quan

tâm của khán giả xem chương trình.

Nhận thấy đây thực sự là vấn đề mới, được sự quan tâm của các nhà làm

công tác lãnh đạo, báo chí truyền thông, người làm công tác văn hóa cũng như

đông đảo dư luận nhân dân địa phương, chúng tôi quyết định đi sâu khảo sát,

nghiên cứu để có những hiểu biết chuyên sâu hơn về sản phẩm du lịch văn hóa

giải trí mang tính mới này. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan, khoa học và đề xuất

các giải pháp cho các giai đoạn, chặng đường phát triển xa hơn về sau của sản

phẩm.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Loại hình sản phẩm du lịch đêm Công viên văn hóa

chủ đề Ấn tượng Hội An

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài trực tiếp khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng

phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa giải trí Công viên văn hóa chủ đề Ấn

tượng Hội An tại địa điểm phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, tỉnh Quảng

Nam.

Về thời gian: Đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu khảo sát, điền dã về

các sản phẩm du lịch ở Hội An và trực tiếp nhất là sản phẩm du lịch văn hóa

kiểu mới Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An trong khoảng thời gian từ

khởi phát nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2018 đến năm tháng 4/ 2019. Bên cạnh

đó, đề tài còn tham khảo sử dụng những tư liệu đã viết về đối tượng nghiên cứu

này trong lịch sử tiếp cận từ báo chí, truyền thông ở thời gian trước khởi phát

nghiên cứu.

Về nội dung: Giới thiệu những nét đặc sắc, tiêu biểu, phân tích và làm rõ

tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển của sản phẩm du lịch đêm kiểu mới từ

trường hợp Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Từ đó khai thác những

giá trị độc đáo này như là một tài nguyên du lịch văn hóa mới để làm phong phú

và đặc sắc thêm cho các sản phẩm du lịch nói riêng cũng như ngành du lịch

thành phố Hội An nói chung.

Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp cận tìm hiểu, thu thập tài liệu, khảo sát

điền dã Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An và các vấn đề sản phẩm du

lịch đêm nói chung ở Hội An. Đồng thời chúng tôi thực hiện thống kê số liệu

liên quan đến du lịch, điều tra và phỏng vấn du khách. Từ đó có những thông số

đánh giá tiềm năng thu hút và thỏa mãn nhu cầu khách du lịch khi đến với sản

phẩm du lịch đêm Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Qua đó làm nổi

bật được tầm quan trọng của việc đầu tư, hoạch định đưa ra các sản phẩm mới

mẻ hơn trong vấn đề phát triển văn hóa du lịch địa phương trong tương lai.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Bản thân người thực hiện luận văn chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài rất

thú vị và hữu ích. Đề tài có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như khá gần

gũi với thực tiễn. Về mặt lý luận, luận văn góp phần nhận diện, tiếp cận nghiên

cứu và làm rõ thêm tiềm năng về du lịch văn hóa giải trí ở Hội An trực tiếp từ

sản phẩm du lịch đêm kiểu mới Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Về

mặt thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc xây dựng, tìm ra các hướng

đi mới trong kinh doanh du lịch và quảng bá văn hóa dân tộc cũng như ở cấp độ

địa phương. Tiếp cận nghiên cứu từ thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp nâng

cao giá trị sản phẩm du lịch đêm ở Hội An góp phần đưa ngành du lịch Hội An

có nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa trong tương lai

6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

Với nội dung chủ yếu đề cập trực tiếp tới nghiên cứu sản phẩm du lịch đêm

kiểu mới Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, đề tài “SẢN PHẨM DU

LỊCH ĐÊM Ở HỘI AN TỪ TRƢỜNG HỢP CÔNG VIÊN VĂN HÓA ẤN

TƢỢNG HỘI AN” được chúng tôi thực hiện trên cơ sở hệ thống các lý luận về

du lịch văn hóa và đánh giá nhu cầu du lịch văn hóa, du lịch giải trí trên địa bàn

thành phố Hội An, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch văn

hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố. Để làm được điều này, chúng tôi đã vận

dụng bốn phương pháp nghiên cứu chính.

Thứ nhất là phương pháp khảo sát thực địa. Đề tài nghiên cứu nào cũng vậy,

muốn có tính ứng dụng vào thực tiễn cao thì việc đi điền dã, khảo sát là một

trong những công việc không thể thiếu của người nghiên cứu vì vậy chúng tôi đã

đến tận nơi khảo sát, nghiên cứu về Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An. Thông

qua đó, chúng tôi tiếp cận gần gũi hơn nhằm nắm bắt được hiện trạng hoạt động

tại các điểm du lịch địa phương, qua đó giúp công việc đánh giá tiềm năng, hiện

trạng phát triển du lịch văn hóa tại địa điểm khảo sát cũng như trên địa bàn

thành phố Hội An được chính xác và khách quan hơn.

Thứ hai là phương pháp thu thập và xử lý tài liệu. Trên cơ sở thu thập thông

tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới du lịch văn

hóa ở Hội An, chúng tôi đã xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, nhằm

có một cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm du lịch mới này.

Thứ ba là phương pháp thống kê, phân loại, so sánh. Trong khuôn khổ đề tài

này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch văn hóa ở

thành phố Hội An, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018 sẽ được

thu thập, thống kê trong theo quy chuẩn chung của ngành Du lịch làm cơ sở cho

việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.

Cuối cùng là phương pháp điều tra xã hội học. Muốn có tính ứng dụng vào

thực tiễn cao thì việc đi điều tra xã hội học, khảo sát nhu cầu thực tế của đối

tượng du khách là vô cùng cần thiết. Mặt khác, các số liệu còn đóng vai trò như

những con số biết nói góp phần đánh giá tính khoa thực tiễn của đề tài. Thông

qua đó, chúng tôi tiếp cận gần gũi hơn nhằm nắm bắt được hiện trạng hoạt động

tại điểm du lịch, giúp công việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển của sản

phẩm du lịch văn hóa giải trí trên địa bàn thành phố Hội An được khách quan,

khoa học hơn.

7. Bố cục công trình

Đề tài gồm 90 trang, ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham

khảo; và Phụ lục; Nội dung chính của đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận của đề tài

Chương 2: Khai thác sản phẩm du lịch đêm ở Hội An từ trường hợp Công

viên văn hóa Ấn tượng Hội An

Chương 3: Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch đêm ở Hội An từ trường hợp

Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Du lịch

Phần này chúng tôi đề cập đến khái niệm du lịch ở nhiều cách tiếp cận khác

nhau từ cách hiểu thông thường và cách hiểu mang tính hàn lâm.

Và dù có nhiều khái niệm về du lịch vậy nhưng tổng hợp lại một khái niệm du

lịch luôn hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.

Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các

cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. (Chủ yếu là

nghỉ dưỡng, trải nghiệm, thư giãn, tiêu tiền cho các dịch vụ du lịch)

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm

phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời, và các nhu cầu khác của cá

nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cuộc hành

trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục

đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.

1.1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó

là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên

cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng

thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du

lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).

Sản phẩm du lịch gồm các dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung cấp

cho người du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự

nhiên xã hội với việc sử dụng các nguồn lực từ cơ sở vật chất kỹ thuật và lao

động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và

vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ

và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch là tất cả hàng hóa dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng

trong chuyến đi của họ. Sản phẩm du lịch văn hóa thực chất là các sản phẩm du

lịch nhưng được nhấn mạnh hơn bởi đặc tính văn hóa của nó. “Sản phẩm văn hóa

là những sản phẩm trong lĩnh vực tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến

trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích và

nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng người” [1;tr14].

1.1.3. Công viên văn hóa

Khái niệm công viên theo chủ đề (theme park) được biết đến như các công

viên giải trí thường gặp. Điểm khác biệt ở đây là các mô hình kiến trúc, trò vui

chơi giải trí được xây dựng và thiết kế dựa trên một chủ đề chính, ví dụ tôn giáo,

văn hóa hay khoa học, nghệ thuật…

Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra định nghĩa “công viên

văn hóa” là một khu vực cố định rộng lớn để giải trí công cộng, với các hoạt

động giải trí, tổ chức các trò chơi có cả nhà hàng, khu nghỉ dưỡng v.v., Tất cả các

yếu tố đó được kết nối với một chủ đề duy nhất liên quan đến lĩnh vực văn hóa

đã được nhà đầu tư thiết kế, lên ý tương xây dựng dự án.

1.2. Tổng quan về du lịch thành phố Hội An

1.2.1. Tiềm năng và tốc độ phát triển du lịch

1.2.1.1. Các yếu tố tự nhiên và xã hội

 Vị trí địa lý và lãnh thổ

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên là

61,71 km², nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách quốc lộ 1A khoảng 9 km

về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành

phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.

Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km² (chiếm 74,9% tổng

diện tích tự nhiên toàn thành phố)

Về hành chính: Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm

Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh

Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao

Chàm).

 Điều kiện tự nhiên

Về địa hình, Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,

độ dốc thoải trung bình 0,015°, phân thành 2 dạng địa hình sau: địa hình vùng

đồng bằng và địa hình hải đảo

Về khí hậu, do phía Bắc được ngăn bởi dải Bạch Mã, phía Tây được che

bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng

Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm

gió mùa vùng Nam Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven biển Miền Trung, nóng

ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh

hưởng của gió mùa đông.

Về thủy văn, Hội An là vùng cửa sông - ven biển, nơi hội tụ của các con

sông lớn của xứ Quảng.

Về sinh vật, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Hội An là 739,53 ha gồm rừng

đặc dụng và rừng phòng hộ. Rừng ở Hội An rất đặc thù, với hệ động vật - thực

vật phong phú, được xếp vào chủng loại có giá trị đa dạng sinh học và giá trị dự

trữ sinh quyển cao.

 Lịch sử hình thành và phát triển

Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội An

ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên.

Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất Hội

An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại) và

Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng trên con

đường hàng hải quốc tế.

Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất bản

hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, một bộ phận cư dân

Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã dừng bước lưu

dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng.

Từ giữa thế kỷ XVI, sau một thời kỳ suy thoái, các “Chiêm cảng” ở miền

Trung vốn có truyền thống từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý

thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn

nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo,

thoáng mở… nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều

thuyền buôn nước ngoài tấp nập đến giao thương.

Từ cuối thế kỷ XIX, những thay đổi về mặt chính trị đã diễn ra một cách

mạnh mẽ, Hội An dần dần mất vai trò và nhường chỗ cho sự nổi lên của những

cảng khác dọc bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nhờ có sự việc này mà Hội An

đã tránh được những nhân tố bất lợi từ quá trình hiện đại hoá có thể gây hại đến

diện mạo và những giá trị văn hoá quý báu của nó, đồng thời, có khả năng được

bảo tồn nguyên vẹn như chúng ta thấy ngày nay.

Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 28/3/2008, Hội An chính thức được công nhận là thành phố cấp ba

trực thuộc tỉnh Quảng Nam, bao gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô,

Tân An, Cửa Đại, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam và 3 xã: Tân Hiệp, Cẩm

Thanh, Cẩm Kim.[5]

Đặc điểm về kinh tế

Năm 2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực hoàn

thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà thành phố đã đề ra: giá trị

sản xuất theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 8.653,951 tỷ đồng, tăng 16,56%; trong

đó, nhóm ngành du lịch – dịch vụ - thương mại tăng 17,19%; ngành công nghiệp –

tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 19,97%; ngành nông – lâm – ngư nghiệp

tăng 2,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,97 triệu đồng, tăng 4,19 triệu

đồng so với năm 2016.[23]

Kết quả này là khá toàn diện và được thể hiện cụ thể trên từng lĩnh vực.

Đặc điểm về văn hóa - xã hội

 Dân cƣ và lao động

Theo hiện trạng dân số năm 2015 (số liệu mới nhất mà chúng tôi tiếp cận

được) thì mật độ dân số Hội An tập trung cao tại các phường trung tâm, chiếm trên

30% tổng dân số thành phố. Minh An có 9.980 người, Sơn Phong 6.130 người, Cẩm

Phô 8.836 người/km2

,... trong khi đó, mật độ dân số bình quân cả nước là 243

người/km2

, thành phố HCM 3.400 người, Hà Nội 2.000 người, Đà Nẵng 70

người/km2

. Điều này gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng cận khu phố cổ và tình trạng ô

nhiễm môi trường, nguồn nước.

Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân

số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham

quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn

bán làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ...

đến nghiên cứu, công tác.

 Văn hóa

So với các đô thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc điểm lịch sử và

địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời và là nơi gặp

gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở văn hóa

Hội An chính là tính đa dạng.

Một đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Hội An là tính bình dân. Khác

với Huế, kinh thành cũ, nơi nhiều di sản văn hóa mang tính chất cung đình, hệ

thống di tích của Hội An là những thiết chế văn hóa cổ truyền của cuộc sống đời

thường. Ở Hội An, văn hóa phi vật thể vẫn đang sống và tương thích với hình thái

văn hóa vật thể.

1.2.1.2. Tốc độ phát triển du lịch

Đô thị cổ Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới (1999) là dấu mốc thay

đổi mọi mặt đời sống của người dân ở đây. Một năm sau khi trở thành Di sản văn

hoá Thế giới, du lịch Hội An đã phát triển mạnh mẽ cả về lượng du khách, thu nhập

du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch.[2;tr77]

Lượng du khách đến Hội An ngày càng tăng. Trong năm 2007, Hội An đã

chào đón vị khách thứ 1 triệu, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình phát

triển của du lịch ở một thị trấn nhỏ, nhưng nổi tiếng và ngày càng trở nên nổi tiếng

trên thế giới. Trong năm 2013, Hội An đón 1.610.000 lượt khách, trong đó có

1.170.000 lượt khách tham quan. Trong năm 2014, Hội An đón tiếp khoảng hơn

1,7 triệu khách, tăng gần 8% so với năm 2013 [13].

Ngành Du lịch Hội An trong năm 2010 đã tạo việc làm cho khoảng 7.200

người lao động trực tiếp [19], tăng 2,11 lần so năm 2006 (3.411) người [11, tr. 54].

Du lịch và các dịch vụ thương mại khác đóng góp phần lớn giá trị tăng thêm

(GDP) của thành phố Hội An năm 2012, chiếm 66,59% tổng GDP toàn thành phố.

Những năm gần đây, Đô thị cổ Hội An đã trở thành một điểm đến văn hóa

nổi tiếng trên thế giới. Hội An liên tục được bình chọn là điểm đến có sức hấp dẫn

lớn trong khu vực và trên thế giới.

1.2.2. Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch

Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân TP.Hội An cho biết, 6 tháng đầu năm

2018 tổng lượng khách tham quan, lưu trú trên địa bàn ước đạt 2,68 triệu lượt,

tăng 69% so với cùng kỳ (khách quốc tế khoảng 2 triệu lượt, tăng hơn 23%;

khách nội địa đạt 680 nghìn lượt, đạt hơn 95% so với cùng kỳ). Vài năm trở lại

đây thị trường khu vực châu Á, chủ yếu là Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc) bắt đầu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách; thị trường khách nội

địa chủ yếu đến từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.[20]

Năm 2018 ngành du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi

nhận, tổng lượt khách đến Quảng Nam ước đạt 6,5 triệu lượt khách, tăng 24,29%

so với 2017 (trong đó khách quốc tế 3,8 triệu lượt khách tăng 36,5%), thu nhập

xã hội từ du lịch ước đạt 11.100 tỷ đồng, tăng 24% so với 2017.[20] Cơ sở hạ

tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được tăng cường đầu tư . Nhiều sản phẩm du

lịch, khu vui chơi giải trí có quy mô ra đời và nâng cấp, đưa vào phục vụ khách

du lịch. Thương hiệu du lịch Hội An và một số doanh nghiệp được ghi nhận từ

nhiều tạp chí uy tín về du lịch trong nước và quốc tế bình chọn. Có thể thấy

những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh.

1.2.2.1. Sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch tự nhiên

 Tiềm năng phát triển du lịch đường sông:

Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An là một vùng cửa sông ven biển. Với

vị trí địa lý như vậy, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống đường sông tại Hội An

(với hệ thống luồng lạch gồm 43 km luồng chính, 11 km luồng phụ) đang trở

thành một tiềm năng du lịch chiến lược của địa phương

Đứng trước lợi thế như vậy, những năm qua, chính quyền và cộng đồng

doanh nghiệp, doanh nhân thành phố đã khai thác tiềm năng du lịch đường sông.

Một điển hình về du lịch đường sông ở Hội An khác phải kể đến là tuyến đường

thủy sông Hoài, gắn liền với khu phố cổ. Năm 2014, Hội An được bầu chọn là

một trong mười thành phố đẹp, có kênh đào nổi tiếng thế giới.

Du lịch đƣờng sông trên sông Hoài

Du thuyền trên sông Hoài là một trong những hoạt động giải trí đặc trưng

thu hút du khách khi du lịch Hội An.

Dịch vụ đi thuyền trên sông Hoài phục vụ du khách từ lúc sáng sớm cho

đến tối khuya. Mỗi thời điểm đi thuyền sẽ có những điều thú vị riêng.

Người dân Phố cổ ngoài việc mưu sinh bằng nghề thủ công, bằng các gánh

hàng rong thì chèo thuyền đưa khách thăm quan khi du lịch Hội An Đà Nẵng

cũng chiếm một phần lớn. Hội An đẹp nhất là khi về đêm – đó là điều không ai

có thể phủ nhận khi đã từng du lịch Hội An về đêm.

Du lịch sinh thái – nghỉ dƣỡng

Rừng dừa Bảy Mẫu (Cẩm Thanh, Hội An) là điểm du lịch sinh thái hấp

dẫn, được ví như “Nam Bộ trong lòng phố Hội” với không gian xanh mát của bạt

ngàn dừa nước, trải rộng tới tận Cửa Đại.

Rừng dừa Bảy Mẫu có hệ sinh thái ngập mặn gần biển trù phú, là nơi cư trú,

sinh sống của nhiều loài động vật có giá trị, nhất là tôm, cua, cá và các loài động vật

thân mềm, cùng một số loài chim. Nơi đây còn đóng vai trò như một máy lọc sinh

học, giúp làm trong sạch nguồn nước. Đến với khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy

Mẫu sẽ là dịp để bạn hòa mình vào không gian trong lành, và tham gia nhiều hoạt

động trải nghiệm thú vị.

Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo

 Cù lao Chàm; Các bãi tắm

Cù Lao Chàm thuộc vùng biển Hội An, cách Cửa Đại khoảng 21 km. Đây là

một nhóm gồm 7 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mô, Hòn Khô mẹ,

Hòn Khô con. Tổng diện tích trên 15km², trong đó rừng chiếm khoảng 90% , Hòn

lớn nhất là Hòn Lao, nhỏ nhất là Hòn Khô con.

Thực vật trên Cù Lao Chàm khá phong phú, đa dạng. Động vật hoang dã chủ

yếu là khỉ, thỏ, trăn, một số loài chim, đặc biệt là chim yến trụ ở các hang (hang

Khô, hang Cả, hang Tò Vò, hang Chân Rêu...) người dân làng Thanh Châu đã khai

thác nó thành yến sào quý hiếm từ thế kỷ XVII. Vùng biển quanh đảo có nhiều loại

cá, tôm, cua, mực, ốc... là ngư trường khai thác rất lý tưởng

Cù lao Chàm còn có một số đình, chùa, miếu có giá trị về lịch sử - văn hóa

như chùa Hải Tạng ở bãi Làng, miếu thờ Tổ nghề Yến ở bãi Hương, có những cảnh

đẹp như suối Tình, suối Ông, ao Thuyền...

1.2.2.2. Sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch nhân văn/ văn hóa

 Di tích lịch sử - văn hóa:

Trong thực tiễn quản lý di sản, Hội An còn đưa ra một số cách phân loại hệ

thống di sản văn hóa của mình đáp ứng yêu cầu của từng mảng hoạt động. Trong

công tác bảo tồn và tu bổ di tích, các công trình kiến trúc cổ được phân loại theo giá

trị bảo tồn và tùy từng loại, địa phương có các biện pháp tương ứng với giá trị bảo

tồn đó.

Về Nhà Cổ, Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.068 nhà cổ

nhưng trong quá trình thăm quan du khách thường chọn một trong ba nhà cổ nối

tiếng và đặc trưng nhất của Hội An đó là: Nhà cổ Tân Ký, địa chỉ 101 Nguyễn

Thái Học; Nhà cổ Quân Thắng, số 77 Trần Phú; Nhà cổ Phùng Hưng, số 4 đường

Nguyễn Thị Minh Khai,…

Di tích Chùa, Ở vùng Hội An có hai dạng chùa đó là chùa làng gắn liền

với khu dân cư và sự hình thành phát triển của làng; một dạng chùa khác nằm

tách biệt ngoài khu dân cư, thuần túy là nơi tu hành của các tu sĩ. Hầu hết các

chùa ở Hội An theo dòng Phật giáo Lâm tế của Tịnh Độ Tông, từ Trung Quốc

truyền sang vào thế kỷ XVII.

Nhìn chung, Phật giáo ở Hội An hình thành và phát triển khá sớm trong

lịch sử. Nhiều ngôi chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính truyền thống,

lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử - văn hóa như bia ký, chuông,

tượng, kinh Phật, mộc bản in kinh Phật và trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa -

tín ngưỡng của nhân dân, trong đó một số chùa được công nhận là di tích lịch sử

văn hóa cấp quốc gia như chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức,

chùa Viên Giác, chùa Hải Tạng. Hệ thống chùa, tịnh xá góp phần làm phong phú

thêm loại hình di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Hội An.

Về Hội quán, đây là công trình kiến trúc tôn giáo của cộng đồng người

Hoa ở Việt Nam. Người Hoa sống ở Hội An đã nhiều thế kỷ, là chủ sở hữu tập

thể của những công trình kiến trúc này.

Hiện nay, trong khu phố cổ Hội An còn 5 hội quán của người Hoa đó là:

Trung Hoa Hội Quán (1741); Phước Kiến Hội Quán (1697); Triều Châu Hội Quán

(1845); Hải Nam Hội Quán (1875); Hội quán Quảng Triệu (1885).

Các hội quán người Hoa là những công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo.

Các lễ hội, phong tục tập quán của người Hoa... cũng góp phần làm đa dạng phong

phú loại hình văn hoá ở di sản văn hoá Hội An.

Di tích Miếu – Lăng, Hội An hiện có 16 ngôi miếu và lăng. Các di tích

này có kiến trúc và quy mô khá khác nhau. Một số những miếu vừa và nhỏ khác

như miếu Ngũ Hành, Thái Giám, Nam Diêu thường nằm ở ngoài làng, hoặc giữa

các cánh đồng lúa. Nói chung, một ngôi miếu thường có ba gian, gian giữa có bàn

thờ và là nơi thờ cúng các vị tiền nhân, người hình thành nên cộng đồng người

Minh Hương ở Việt Nam, tổ nghề (bắt tổ yến, nghề gốm, mộc,…), có vị trí xây

dựng nằm ngay trong khu dân cư hoặc ở đầu làng (xóm).

Di tích giếng Chăm, có 10 cái giếng Chăm vẫn đang được sử dụng hiện

nay ở Hội An (hai cái ở làng Thanh Chiếm, hai cái ở làng An Bang, một ở Trà

Quế, một ở Cù Lao Chàm và năm hoặc sáu cái ở gần hồ Trung Phương) [28,

tr.118]. Những giếng này mang đặc trưng của người Chăm. Cho đến nay các giếng

Chăm vẫn đang được sử dụng và được bảo vệ tốt.

 Lễ hội

Lễ hội là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống tiêu biểu

nhất của người Việt. Theo số liệu từ một nghiên cứu điều tra tổng thể của Viện

Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam vào năm 2004, Hội An có tổng số là 60 lễ hội với

quy mô và đặc điểm khác nhau trên toàn bộ 12 phường xã của thị xã vào thời

điểm đó.[6]

Các lễ hội ở Hội An được chia thành nhiều loại như lễ hội nghề, lễ hội

nông nghiệp, lễ hội mùa, lễ hội tín ngưỡng,… Đối với người dân Hội An, lễ hội

có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của họ. Lễ hội truyền thống cũng chính là

dịp để con người giao lưu, đồng cảm và trao truyền những khát vọng về đạo lí,

mĩ tục, tình cảm chân thành. Đồng thời là cầu nối giữa quá khứ và cuộc sống

hiện tại, tăng cường tinh thần cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước và

niềm tự hào chính đáng về nguồn gốc dân tộc mình.

 Làng nghề

Có thể nói các làng nghề truyền thống ở Hội An là một bộ phận rất quan

trọng và không thể tách rời khởi kho tàng di sản văn hóa Hội An.

Ngày nay với sự phát triền của lịch thì một số làng nghề nổi tiếng ở Hội

An đã tham gia vào phát triển du lịch trong số đó phải kể đến:

Làng mộc Kim Bồng; Làng rau Trà Quế; Làng gốm Thanh Hà; làng đúc

đồng Phước Kiều,…

Các làng nghề và những làng nghề truyền thống này đóng góp một phần

không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, đồng thời tạo công ăn việc

làm cho người dân trong các làng nghề và cùng lúc bảo vệ được những tri thức

cổ truyền cho thế hệ hiện nay và cho cả những thế hệ người dân tiếp sau.

1.3. Quá trình hình thành và phát triển Công viên văn hóa Ấn

tƣợng Hội An

Dự án Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (gọi tắt là Gami Hội

An) do Công ty cổ phần Gami Hội An làm chủ đầu tư. Từ ban đầu, tháng 3/2008,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!