Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

S
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
855.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1738

S

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----***-----

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

TRIẾT HỌC CỦA J.S. MILL

(Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh)

Chủ biên

PGS.TS. Trần Mai Ước

Thành viên tham gia

PGS.TS. Nguyễn Anh Cường

PGS.TS Đinh Thanh Xuân

TS. Nguyễn Thị Thùy Duyên

TS. Trần Thị Thủy

TS. Vũ Thị Thu Huyền

ThS. Thái Trần Quốc Bảo

ThS. Đoàn Thị Hồng Minh (TK)

ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

ThS. Dương Thị Bình

ThS. Phạm Thị Hải Yến

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 01

Chương 1:

ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART MILL ........................................... 02

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của nước Anh thế kỷ XIX với sự hình

thành tư tưởng triết học của John Stuart Mill....................................... 02

1.1.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................... 02

1.1.2. Điều kiện chính trị, văn hóa, khoa học ............................................. 06

1.1.3. Tiền đề lý luận . .................................................................................. 10

1.2. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill ............. 25

1.2.1.Cuộc đời. ............................................................................................ 25

1.2.2.Tác phẩm tiêu biểu............................................................................. 30

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 1.................................. 34

Chương 2:

NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART

MILL .......................................................................................................... 35

2.1.Nội dung về tự do ................................................................................ 35

2.2.Nội dung về hạnh phúc ....................................................................... 48

2.3. Nội dung về chủ nghĩa công lợi......................................................... 59

2.4. Hạn chế của triết học John Stuart Mill............................................ 73

2.5. Ý nghĩa cơ bản khi nghiên cứu và tìm hiểu về triết học của John

Stuart Mill.................................................................................................. 77

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 2.................................. 81

KẾT LUẬN................................................................................................ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 83

LỜI NÓI ĐẦU

-------o0o-------

John Stuart Mill (20/05/1806 – 08/05/1873) là một nhà triết học và

nhà kinh tế chính trị và là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước Anh. Ông

không những là một triết gia có đường lối tự do ảnh hưởng lớn ở phương

Tây thế kỷ XIX, mà còn được đánh giá là “nhà bách khoa” của thời đại. Tư

tưởng triết học của John Stuart Mill là khối thống nhất giữa các tác phẩm

trong các lĩnh vực triết học, logic học, đạo đức học và chính trị học; trong đó

tiêu biểu có bộ ba tác phẩm “Bàn về tự do”, “Chính thể đại diện” và “Thuyết

vị lợi”.

Triết học phương Tây với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa, gắn

với nhiều triết gia nổi tiếng. Là một hình thái lý luận của thế giới quan và

nhân sinh quan của giai cấp tư sản, triết học phương Tây là sự phản ánh thực

trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau.

Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây một

bức tranh nhiều màu sắc, với nhiều gam màu đa dạng và phong phú trong

cách tiến cận và thể hiện. Trong quá trình tiếp cận triết học Mác thì việc

nghiên cứu những xu hướng căn bản của triết học phương Tây là vấn đề có

ý nghĩa quan trọng, cấp thiết đối với trình độ sau đại học khối không chuyên

ngành triết học.

Tài liệu tham khảo cung cấp thông tin hữu ích cho người học trình độ

sau đại học khối không chuyên ngành triết học và quý vị quan tâm trong việc

tiếp cận triết học phương Tây nói chung, trong đó có triết học John Stuart

Mill nói riêng. Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng trong quá trình biên

soạn, song tài liệu tham khảo không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.

Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc và quý vị quan

tâm để tài liệu tham khảo được hoàn thiện hơn./.

CHƯƠNG 1

ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ

TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART MILL

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của nước Anh thế kỷ XIX với sự hình

thành tư tưởng triết học của John Stuart Mill

1.1.1. Điều kiện kinh tế

John Stuart Mill (20/05/1806 – 08/05/1873) là một nhà triết học và

nhà kinh tế chính trị học người Anh. Ông là một triết gia theo đường lối tự

do có ảnh hưởng lớn của thế kỉ XIX. John Stuart Mill sống vào thời đại mà

chủ nghĩa tư bản đang tiến những bước đi thần kỳ và đạt được những thành

tựu vượt xa những gì mà con người có thể tưởng tượng ra trong vài thế kỷ

trước đó. Vào đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã đi qua gần ba thế kỷ phát

triển, Anh quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu của

thế giới lúc bấy giờ. Xã hội nông nghiệp truyền thống đã bị thay thế hoàn

toàn bằng một xã hội công nghiệp bận rộn. Cuộc cách mạng công nghiệp ở

nước Anh đã giúp nền kinh tế nước Anh thực hiện được những bước đi thần

kỳ, tạo ra những tiền đề quan trọng làm biến đổi toàn bộ nước Anh cũng như

toàn bộ thế giới trong những năm sau đó.

Trong thế kỷ XIX, sự mở rộng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

được thực hiện chủ yếu được thực hiện chủ yếu qua việc thiết lập nền công

nghiệp cơ giới hóa. Các “xưởng máy” mà người ta thấy nảy sinh ở Anh vào

cuối thế kỷ XVIII tăng lên gấp bội: ở Anh cũng như ở Bỉ, ở Pháp, ở Thụy Sĩ,

ở Đức, ở Hoa Kỳ; sự phát triển của chúng đặc biệt được thấy rõ trong các

khu vực “động lực” thời đó, dệt và luyện kim. Những công trường thủ công

và thương nhân cũ, cũng như con cái của thợ thủ công, của các đốc công, trở

thành những nhà chế tạo và, với mong muốn thu được tiền lãi đến mức tối

đa, đã sử dụng một nhân lực trở nên nhàn rỗi do sự biến đổi của các vùng

nông thôn hoặc do nhập cư. Chính trong những điều kiện nghèo khổ và áp

bức không thể chịu nổi ấy, đã hình thành những hạt nhân đầu tiên của các

giai cấp công nhân.

Sự vận động này kéo dài sự vận động đã diễn ra ở Anh trong thế kỷ

trước đó, nhưng với một gia tốc rõ rệt khiến cho có thể nhìn thấy rõ sự gia

tăng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của công nghiệp thế giới. Đối với thời kỳ

1780 – 1880, ba ngành công nghiệp có một trọng lượng, một tỷ lệ tăng trưởng

và một hiệu quả hấp dẫn có thể goi là “động lực” là: các ngành công nghiệp

bông, đúc gang, đường ray xe lửa; chính ở nước Anh, sự phát triển của chúng

diễn ra sớm nhất và nổi bật nhất.

Việc sử dụng than trắng và các động cơ hơi nước cho phép đem lại

hiệu suất đầy đủ cho cơ giới hóa cũng như cho việc sử dụng nhân lực dồi

dào, hoàn toàn tay không và ít tốn kém: những số lượng sản xuất đã tăng lên

mạnh mẽ. Sự tiến trước của Anh là nổi bật nhất trong cả nửa đầu thế kỷ, và

vẫn còn quan trọng sau 1850, dù một số ngành sản xuất bị giảm sút.

Sự phát triển công nghiệp này mở đầu rồi đẩy sâu sự đoạn tuyệt với

hàng nghìn năm sản xuất nông nghiệp là chủ yếu của các xã hội nông thôn

là chủ yếu. Tất nhiên ở những thành phố hay những nước nhỏ, trọng lượng

một thành phố đã có thể chiếm ưu thế bằng những hoạt động chế biến và

thương mại của nó. Nhưng điều này lại xảy ra lần đầu tiên ở một nước lớn:

nước Anh, trước khi mở rộng ra các nước khác, nhất là Pháp và Đức.

Nước Anh của John Stuart Mill vào thời điểm đó đang ở dưới sự trị vì

của Nữ hoàng Victoria (1837-1901), người đã tạo ra một thời kỳ phát triển

rực rỡ cho nước Anh. Kiểu cách, sự đàn áp, hay cả sự lỗi thời,… này vẫn còn

được nhắc đến cho tới tận ngày nay để gợi nhớ một thời đại huy hoàng,

những sự liên tưởng này có một số cơ sở trong thực tế, nhưng chúng không

cho thấy đầy đủ bản chất phức tạp và nghịch lý của thời đại trị vì của nữ

hoàng Victoria. Giống như Elizabeth, Victoria đã tạo ra một thời đại có phát

triển tuyệt vời cho nước Anh về sự giàu có, quyền lực, và văn hóa.

Sức mạnh của nền kinh tế Anh được chứng minh thông qua những con

số như sau: năm 1848, Anh đã trở thành nước sản xuất sắt nhiều nhất thế

giới, sản lượng than của Anh chiếm 2/3 sản lượng than của thế giới, và sản

lượng bong vải thì chiếm đến ½ sản lượng toàn thế giới… Những con số vừa

liệt kê đã chứng minh sự vượt trội của nền công nghiệp nước Anh so với

phần còn lại của thế giới, chứng minh sức mạnh kinh tế và sự giàu có của

nước Anh những năm giữa thế kỷ XIX. Cách mạng công nghiệp đã biến nước

Anh thành trung tâm kinh tế thế giới. Hồi giữa thế kỷ XIX, nước Anh được

mệnh danh là “Công xường của thế giới”; hàng hóa Anh chiếm địa vị độc

quyền trên thị trường thế giới. Bộ mặt của nước Anh thay đổi theo đà phát

triển Công nghiệp. Các thành phố công nghiệp với những rừng ống khói dần

dần thay thế màu xanh nên thơ của đồng ruộng.

Dân số tăng nhanh theo đà phát triển của công nghiệp. Sự tăng trưởng

dân số vào thời kỳ đó, đến lượt nó, thúc đẩy đáng kể sự phát triển của sức

sản xuất và mở rộng thị trường cho chủ nghĩa tư bản. Thành công của cách

mạng công nghiệp là sự thắng thế của nhà máy đối với thủ công nghiệp và

công trường thủ công. Chính cuộc cách mạng công nghiệp đã dọn sạch đường

cho sự thống trị toàn diện của chủ nghĩa tư bản. Giá thành sản phẩm công

nghiệp giảm đáng kể nhờ sự phát triển tiến bộ của lực lượng sản xuất. Công

xưởng tỏ rõ ưu thế của nó do hàng hóa giá rẻ. K.Marx và F.Engels đã đánh

giá: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ

đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản

xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Sự chinh phục những lực lượng

thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công

nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy

điện báo, việc khai phá lục địa nguyên vẹn…, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ

rằng có những lực lượng sản xuất như thế nằm tiềm tàng trong lòng lao động

xã hội?”1

.

Sự phát triển lớn mạnh của đế quốc Anh là minh chứng cho những ưu

thế vượt trội của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến trước đó. Cho

đến những nămm 70 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thực tế đã trở thành

một hiện tượng toàn cầu. Trải qua 300 năm đấu tranh, giai cấp tư sản không

ngừng lớn mạnh, từng bước giành thắng lợi hoàn toàn sau khi khẳng định ưu

thế tuyệt đối về kinh tế. Chế độ tư sản mới được thiết lập ở châu Âu, châu

Mĩ và một số nước châu Á, nhưng với ưu thế tuyệt đối về kinh tế, về mậu

dịch và hàng hải, với một hệ thống thuộc địa được thành lập ở khắp nơi và

không ngừng bành trướng, nó đã cuốn hầu như cả thế giới vào guồng quay

tư bản chủ nghĩa.

Cách mạng công nghiệp không chỉ đơn thuần là cách mạng công cụ

- tạo ra những máy móc, nguyên vật liệu mới, mà nó còn gây ra nhưng biến

đổi lớn lao trong quan hệ xã hội và cấu tạo giai cấp. F.Engels nhận xét:

“Hơi nước và máy công cụ đã biến công trường thủ công thành đại công

nghiệp hiện đại và, do đó, đã cách mạng hóa toàn bộ nền móng của xã hội

tư sản”2

.

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ cũng đã làm biến

đổi kết cấu xã hội của nước Anh lúc bấy giờ. Những giai cấp cũ như nông

dân, thợ thủ công bị thu hẹp lại và cùng với đó là sự ra đời và tăng lên nhanh

chóng về số lượng của một giai cấp mới, giai cấp công nhân. Về tầng lớp thợ

thủ công, việc sản xuất bằng máy móc cơ giới hiện đại trong nhiều ngành

nghề, lĩnh vực của đời sống đã khiến rất nhiều thợ thủ công bị mất việc làm,

1 C.Mác và Ph.Ăng ghen (1980), Tuyển tập, Nxb.Sự Thật, Hà Nội, tập 1, tr. 547

2 C.Mác và Ph.Ăng ghen (1980), Tuyển tập, Nxb.Sự Thật, Hà Nội, tập 1, tr. 376

thất nghiệp hoặc số còn việc thì gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc

sống. Về người nông dân, nhà xưởng đã thay thế dần cho những khu vực

canh tác trước đây, mất đất đai nông nghiệp để canh tác, kiếm sống, người

nông dân nhanh chóng lâm vào tình cảnh khốn khổ, cuộc sống bấp bênh,

người nông dân và gia đình của họ bị đẩy ra ngoài xã hội mà không có một

tư liệu sản xuất nào để mưu sinh, kiếm sống.

Tất cả những thợ thủ công mất việc, người nông dân mất ruộng đã

nhanh chóng được biến thành giai cấp mới của xã hội, những người công

nhân. Người công nhân đã xuất hiện trong lịch sử với tư cách là sản phẩm

trực tiếp của nền đại công nghiệp. Và cùng với sự phát triển ngày càng nhanh

chóng của cách mạng công nghiệp, giai cấp công nhân cũng gia tăng nhanh

chóng về số lượng và quy mô. Người công nhân vào giai đoạn đầu thế kỷ

XIX phải làm việc trong một môi trường lao động hết sức hà khắc, khổ cực,

thời gian lao động kéo dài, tiền công thấp, điều kiện làm việc thiếu an toàn…

Tình trạng đó đã khiến giai cấp công nhân có những đòi hỏi rất bức thiết về

quyền lợi kinh tế, và quyền lợi chính trị.

Trái ngược với sự bần cùng hóa nhanh chóng của các giai cấp khác

trong xã hội thì xã hội tư bản cũng chứng kiến sự giàu lên nhanh chóng của

một giai cấp khác, giai cấp tư bản, họ chính là những chủ xưởng. Họ là những

người đã tranh thủ được địa vị kinh tế và chính trị của mình đề làm giàu

thông qua việc bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Tư sản công

nghiệp – bộ phận mới của gia cấp tư sản, con đẻ của cách mạng công nghiệp

– ngày càng phát triển, thâu tóm các quyền lực kinh tế và dần dần vươn lên

trong lĩnh vực chính trị. Tư sản công nghiệp Anh, từ đầu thế kỷ XIX, đã tiến

hành cuộc đấu tranh đòi cải cách tuyển cử, thực chất là đòi quyền tham gia

quản lý đất nước, vốn là đặc quyền của quý tộc mới từ sau cách mạng. Ba

cuộc ải cách tuyển cử (1832, 1867 và 1884) đã đưa giai cấp tư sản lên địa vị

thống trị ở Anh. Ở các nước châu Âu lục địa, giai cấp tư sản cũng củng cố

thế lực của mình, giành thắng lợi cho chủ nghĩa tư bản.

Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa tư bản chống chế độ phong kiến từ đầu

thế kỷ XVI diễn ra quyết liệt và trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đã đem lại

những thắng lợi từng bước cho giai cấp tư sản. Có thể nói rằng, chính cuộc

cách mạng công nghiệp đã khởi đầu ở Anh và sau đó lan ra các nước khác

đã góp phần quyết định thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của chủ

nghĩa tư bản trong thế kỷ XIX gắn liền với những thành quả của cuộc cách

mạng công nghiệp.

1.1.2. Điều kiện chính trị, văn hoá, khoa học

Cho đến những năm 50-60 của thế kỷ XIX được coi là thời kỳ xác lập

và thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Thắng lợi của chủ

nghĩa tư bản là toàn diện, cả về kinh tế và chính trị.

Nước Anh, sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp, trở thành nước

tư bản hàng đầu thế giới. Là chủ của “Công xưởng của thế giới”, giai cấp tư

sản Anh nêu cao khẩu hiệu “tự do mậu dịch”, vì thực tế họ nắm độc quyền

thị trường thế giới và giữ quyền bá chủ trên biển. Đồng thời, nhờ sự phát

triển sớm với những ưu thế về mậu dịch và hàng hải, nước Anh tư bản chủ

nghĩa đã thiết lập một hệ thống thuộc đại bao la từ châu Á sang châu Mĩ; sự

bóc lột thuộc địa càng làm nước Anh thêm giàu mạnh. Trong khoảng thập

niên 30 đến 60 của thế kỷ XIX, đã diễn ra một biến đổi quyết định trong cấu

thành tài sản quốc dân: những thành phần khác nhau của tài sản này gắn với

sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (tài sản hải ngoại, đường xe lửa, tư bản

công nghiệp, thương mại và tài chính, them vào đó là một phần bất động sản)

trở thành vượt trội hẳn so với tài sản đất đai truyền thống (đất đai và nông

trại).

Sự tiến hóa này nói lên sự lùi bước tương đối về cơ sở kinh tế của giai

cấp thống trị cũ (quý tộc và gentry) so với cơ sở giai cấp đang lên: giai cấp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!