Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ruộng bậc thang, một phương thức canh tác đặc trưng tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
309.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
925

Ruộng bậc thang, một phương thức canh tác đặc trưng tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trần Lê Duy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 56 - 60

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

RUỘNG BẬC THANG, MỘT PHƢƠNG THỨC CANH TÁC ĐẶC TRƢNG

TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

Trần Lê Duy *

, Dƣơng Thu Phƣơng

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên.

TÓM TẮT

Với diện tích đất nơi đây đa phần là đồi núi, có độ dốc cao. Bà con huyện Mù Cang Chải (hầu hết

là bà con dân tộc Mông) canh tác chủ yếu một loại cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực đó là lúa

nƣớc ruộng bậc thang. Hiện nay Mù Cang Chải đã có 2.276 ha lúa ruộng, trong đó có gần 600 ha lúa

cấy 2 vụ/năm. Nguồn thu từ lúa bậc thang của hộ nơi đây trung bình là 7,5 triệu đồng/hộ/năm. Bình

quân mỗi hộ có số vốn từ 7.300.000 đến 9.700.000 đồng/hộ. Với diện tích canh tác của các hộ có

dƣới 1 ha thì bình quân giá trị sản xuất tạo ra là 341.252,584 đồng/sào và với các hộ có diện tích trên

1 ha thì giá trị sản xuất tạo ra là 418.445 đồng/sào. Lúa ruộng bậc thang mang lại nguồn thu cao nhất

so với các loại cây trồng khác trên đất dốc. Vì vậy, việc canh tác lúa nƣớc trên ruộng bậc thang tại

Mù Cang Chải nên giữ gìn, phát triển và nhân rộng kết hợp với nâng cao trình độ canh tác.

Từ khóa: Ruộng bậc thang, đất dốc, phương thức canh tác, Mù Cang Chải, Yên bái.

 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Việt Nam với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi

núi, việc sử dụng đất đồi núi, đặc biệt là đất

dốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là một

việc không thể thiếu đƣợc trong hoạt động sản

xuất nông nghiệp hiện nay ở nƣớc ta. Do thiếu

đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải

canh tác trên đất có độ dốc cao, dẫn đến việc

đất bị xói mòn rất mạnh, đất bị thoái hóa, năng

suất cây trồng giảm làm cho cuộc sống của

nông dân trở nên bấp bênh.

Là một huyện miền núi khó khăn, hẻo lánh của

tỉnh Yên Bái, với đại bộ phận dân chúng là

ngƣời Mông, Mù Cang Chải là huyện đi đầu

trong trong khu vực về phát triển ruộng bậc

thang và có nhiều kinh nghiệm phát triển trong

phƣơng thức canh tác này.

Phƣơng thức ruộng bậc thang

Là phƣơng thức canh tác xây dựng đồng ruộng

trồng lúa nƣớc vùng đồi núi, đất ở sƣờn đồi,

núi đƣợc san ủi thành các vạt đất có cùng độ

dốc theo đƣờng đồng mức, tiếp nối nhau từ

trên xuống theo kiểu bậc thang. Mỗi ruộng bậc

thang (RBT) có bờ giữ nƣớc và chắn đất khỏi

bị xói mòn, bờ giữ làm bằng đất, xếp bằng đá

hộc hoặc trồng bằng cây cỏ. RBT thƣờng đƣợc

làm để trồng lúa vì khả năng giữ nƣớc của

ruộng khá tốt. Ở các tỉnh đồi núi phía bắc Việt

Nam, RBT thƣờng đƣợc xây dựng ở chân đồi

Tel: 0912 710 017, Email:

núi với độ dốc < 10o

, tuy nhiên ở vùng đồi núi

cao, ngƣời Mông làm RMT trồng lúa trên cả

sƣờn núi cao dốc > 25o

và trên độ cao 1.500 m.

Đồng thời với việc khai ruộng là làm mƣơng

để “dẫn thuỷ nhập điền”. Hầu hết các dân tộc ở

miền núi đều biết khai phá và làm RBT. Đặc

biệt có những dân tộc nhƣ Hà Nhì, một số

nhóm Nùng và Mông... có truyền thống khai

phá và làm RBT rất giỏi trong những điều kiện

địa hình cực kì khó khăn.[4]

Kinh nghiệm canh tác trên ruộng bậc

thang tại các quốc gia trên thế giới

Qua nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp trên

đất dốc, các nhà nghiên cứu cho biết: du canh

vẫn còn là hệ thống canh tác cạn chiếm ƣu thế

ở nhiều vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi,

Châu Mỹ (RAPA, 1991). Đây là biện pháp sử

dụng đất có thể chấp nhận đƣợc khi mật độ dân

số không lớn vì thời gian bỏ hoá có thể kéo dài

từ 10 đến 30 năm.

Theo nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống

canh tác trên đất dốc của Intosh J.L.Mc.(1980),

ở Indonesia và nhiều nơi khác những vùng đất

nông nghiệp rộng lớn chỉ thích hợp cho hoa

màu cạn, tài nguyên đất dốc chƣa đƣợc sử

dụng đúng mức và trong nhiều trƣờng hợp còn

bị lãng phí. Ở Indonesia có khoảng 15 - 20

triệu ha đất dốc địa hình lƣợn sóng nhẹ có thể

trồng hoa màu nhƣng chƣa đƣợc khai thác sử

dụng có hiệu quả.

Intosh J.L.Mc (1980) [7] cũng đã chỉ ra những

nhân tố kiềm chế sự phát triển sản xuất hoa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!